Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Viết tiếp về Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022: Sự bất bình của cộng đồng dân tộc Thái

Văn Hoa - 16:25, 14/08/2022

Mặc dù Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam đã khép lại gần một tháng nay, nhưng những ý kiến thể hiện sự bất bình về các yếu tố phản văn hóa của cuộc thi thì vẫn chưa dừng lại. Đặc biệt, cộng đồng dân tộc Thái khắp cả nước đã gửi đơn trực tiếp hoặc kí đơn trên trang mạng xã hội...,gửi kiến nghị đến Báo Dân tộc và Phát triển với mong muốn Báo tiếp tục lên tiếng để các cơ quan, đơn vị chức năng có ý kiến chính thức về Cuộc thi, lấy lại hình ảnh, bản sắc văn hóa chuẩn mực cho cộng đồng dân tộc Thái.


Hàng ngàn người kí đơn trên mạng xã hội Facebook kiến nghị Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục lên tiếng về Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam xúc phạm bản sắc văn hóa dân tộc
Hàng ngàn người kí đơn trên mạng xã hội Facebook kiến nghị Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục lên tiếng về Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam xúc phạm bản sắc văn hóa dân tộc

Cuộc thi đã làm cho cộng đồng người Thái thất vọng và bức xúc

Từ đầu Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022, cộng đồng các dân tộc, trong đó có cộng đồng người Thái đã đặt nhiều kì vọng lớn lao với cuộc thi, bởi họ nghĩ rằng, bản sắc văn hóa dân tộc sẽ được tôn vinh, lan tỏa. Thế nhưng với những gì đã diễn ra, cộng đồng các dân tộc đã đi từ thất vọng này đến thất vọng khác, thay vì kì vọng, họ đã rất bức xúc, tức giận như “giọt nước tràn ly” vì cuộc thi đã xúc phạm bản sắc văn hóa dân tộc của họ.

Với vai trò và trách nhiệm là cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc, diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải loạt bài viết phản ánh về vấn đề trên. Đặc biệt, tại cuộc họp báo thường kỳ quý II/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL) diễn ra chiều ngày 28/7, ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VHTT&DL cho biết, sẽ tiến hành kiểm tra cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022, trong tháng 8 năm 2022.

Trước khi có kết quả kiểm tra của Bộ VHTT&DL, những ngày qua, cộng đồng dân tộc Thái ở khắp nơi trên cả nước như: nhóm người Thái tại Hà Nội, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu… đã viết thư tay, gửi thư điện tử, tạo các cuộc bình chọn trên mạng xã hội thay các chữ kí để kiến nghị tới Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa, để lấy lại hình ảnh văn hóa dân tộc bị Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022 xúc phạm, làm sai lệch.

Trong đơn kiến nghị gửi Báo Dân tộc và Phát triển, ông Hà Trung, đại diện cho Hội Người Thái ở Lào Cai bày tỏ: “Trong thời gian qua, cộng đồng người Thái tại Lào Cai và người Thái ở nhiều nơi trên toàn quốc đã rất bức xúc về việc, có một thí sinh là người Thái tham gia thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam đã mặc trang phục, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, gây bức xúc và phẫn nộ trong cộng đồng dân tộc Thái và một số dân tộc anh em khác nữa; bởi vì những bộ trang phục đó rất phản cảm, phản văn hóa, làm sai lệch đi hình ảnh văn hóa dân tộc".

Ông Hà Trung bức xúc, cuộc thi đã được phát sóng trên sóng truyền hình quốc gia và được các phương tiện truyền thông truyền tải một cách rầm rộ, gây phẫn nộ trong cộng đồng dân tộc Thái, qua đó cũng thấy được sự hiểu sai lệch về văn hóa dân tộc Thái là rất rõ ràng. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, cộng đồng dân tộc Thái vẫn chưa nhận được phản hồi thỏa đáng từ Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam, cũng như cơ quan quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này.

Cuộc thi đã được công chiếu trên sóng truyền hình quốc gia và rầm rộ trên các phương tiện truyền thông khác. Sự hiểu sai lệch về văn hóa là rất rõ ràng
Cuộc thi đã được công chiếu trên sóng truyền hình quốc gia và rầm rộ trên các phương tiện truyền thông khác. Sự hiểu sai lệch về văn hóa là rất rõ ràng

“Chúng tôi mong muốn Báo Dân tộc và Phát triển với vai trò là Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc, diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa để lấy lại hình ảnh văn hóa của dân tộc Thái bị cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022 làm sai lệch, để tránh gây bức xúc trong cộng đồng và ảnh hưởng đến tư tưởng và tâm lý trong cộng đồng dân tộc Thái nói riêng, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung”. Ông Hà Trung nhấn mạnh.

Như giọt nước tràn ly

Trong đơn kiến nghị gửi đến Báo Dân tộc và Phát triển, đại diện cộng đồng người Thái sinh sống ở Mường Giôn ((Quỳnh Nhai, Sơn La) và Than Uyên (Lai Châu), chị Hoàng Thị Bắc bày tỏ bức xúc: “Trong suốt quá trình diễn ra cuộc thi, có một thí sinh dân tộc Thái đã hết lần này đến lần khác sử dụng trang phục “cách tân” phản cảm, đi ngược lại với thuần phong mĩ tục của dân tộc. Bộ váy, áo cỏm dường như được lấy từ ý tưởng nhà mồ, những đồ chỉ dành cho người chết. Chiếc khăn piêu là trang phục đội đầu, ngoài ra chiếc khăn Piêu còn mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng khác. Vậy mà thí sinh Lò Thị Thu Hà đã lấy một phần đầu khăn đắp vào hông, đầu còn lại thả dải xuống tận gót chân.

Đơn kiến nghị của chị Hoàng Thị Bắc (Lai Châu) gửi về Báo Dân tộc và Phát triển đầy trăn trở về văn hóa dân tộc Thái bị Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022 làm sai lệch
Đơn kiến nghị của chị Hoàng Thị Bắc (Lai Châu) gửi về Báo Dân tộc và Phát triển đầy trăn trở về văn hóa dân tộc Thái bị Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022 làm sai lệch

“Đó là một sự xúc phạm vô cùng ghê gớm đối với cộng đồng dân tộc Thái, đặc biệt là Thái đen Tây Bắc. Hình ảnh cô thí sinh người Thái trong trang phục “cách tân” tại đêm Chung kết như một "giọt nước tràn ly" tạo nên làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng dân tộc Thái”, chị Hoàng Thị Bắc nhấn mạnh.

Chị Bắc thất vọng, chúng tôi không hiểu mục đích của cuộc thi là gì? Có phải là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc hay lợi dụng cuộc thi này với mục đích khác? Đúng là “thất vọng nối tiếp thất vọng”.

Đặt niềm tin vào báo chí, chị Bắc kì vọng: “Trong tình cảnh này, chúng tôi chỉ còn biết bấu víu và kêu nhờ quý cơ quan Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục phản ánh những nội dung sai lệch trong Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam vừa qua. Hãy giúp chúng tôi “đòi lại” bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình”.

Các cơ quan chức năng cần lên tiếng để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc

Từ đầu Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022, cộng đồng các dân tộc, trong đó có cộng đồng người Thái, đã nhiều lần lên tiếng về những “hạt sạn” trong cuộc thi. Nhưng đến nay, Ban tổ chức cuộc thi vẫn dửng dưng, coi thường dư luận, coi thường tiếng nói của cộng đồng các dân tộc.

Có thể thấy, việc cộng đồng người Thái trên khắp cả nước bức xúc, lên tiếng và gửi đơn kiến nghị mong muốn Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục quan tâm, phản ánh về Cuộc thi đã xúc phạm, làm sai lệch bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân, của cả cộng đồng người Thái trong việc bảo vệ hình ảnh dân tộc. Đây là sự phòng vệ cần thiết trước những tác động tiêu cực đến bản sắc văn hóa dân tộc Thái nói riêng, cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam nói chung.

Những bức thư viết tay, thư điện tử, mỗi chữ kí kiến nghị của cộng đồng người Thái gửi tới Báo Dân tộc và Phát triển là những tâm tư, trăn trở, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ hình ảnh văn hóa dân tộc
Những bức thư viết tay, thư điện tử, mỗi chữ kí kiến nghị của cộng đồng người Thái gửi tới Báo Dân tộc và Phát triển là những tâm tư, trăn trở, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ hình ảnh văn hóa dân tộc

Đại diện cho Hội người Thái ở Lào Cai, ông Hà Trung cho rằng: Ban tổ chức cần có trách nhiệm với hình ảnh văn hoá dân tộc. Nếu cứ im lặng như thế, sau này văn hoá Thái không biết sẽ bị xâm hại biết bao nhiêu lần nữa. Chúng ta cần có tiếng nói chung.

Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng, công tác tại Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng Ban đại diện nhóm “Người Dao Việt Nam- Gắn kết từ bản sắc” cho rằng, hầu hết các nhà làm sự kiện nhìn nhận văn hóa dân tộc như kiểu thầy bói xem voi, mỗi ông một mảnh, chắp vá lại. Họ không có sự thấu cảm bên trong của một nền văn hóa, không tôn trọng “tính thiêng của một nền văn hóa” thì sự tùy tiện sẽ xảy ra. Họ nhìn thấy các vấn đề văn hóa vô cùng hời hợt, nhẹ nhàng, thậm chí bị bóp méo đi theo cách nhìn chủ quan, duy ý chí của chính họ. Như việc chiếc khăn piêu vốn rất thiêng liêng với người Thái lại sử dụng cách điệu trang trí ở cạp váy và chân váy chẳng hạn....

“Và một khi đã xúc phạm đến một biểu tượng văn hóa, một nền văn hóa thì rõ ràng, Ban tổ chức phải biết đường mà lùi lại. Nhưng một khi đã im lặng và thách thức thì cộng đồng có quyền nổi giận. Và tôi khuyên họ nên nổi giận”. Tiến sĩ bàn Tuấn Năng nhấn mạnh.

Có thể nói, những bức thư viết tay, thư điện tử, mỗi chữ kí kiến nghị của cộng đồng người Thái gửi tới Báo Dân tộc và Phát triển là những tâm tư, trăn trở, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ hình ảnh văn hóa dân tộc. Đây sẽ là một căn cứ cần thiết để các ngành chức năng kiểm tra, đánh giá, có những quyết định khách quan đối với Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 2 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 2 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 2 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Huổi Min ngày mới

Huổi Min ngày mới

Xã hội - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Huổi Min là bản vùng cao duy nhất của phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điên Biên với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Người dân nơi đây đã cùng chính quyền địa phương vượt bao gian khó, quyết tâm để Huổi Min dần chuyển mình.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 9 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 13 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng