Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mầm xanh trên đá xám

Hà Linh - 19:48, 30/04/2024

Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.

Đồng bào kiên cường, khuất phục thiên nhiên để bắt đá “nảy mầm”.
Đồng bào kiên cường, khuất phục thiên nhiên để bắt đá “nảy mầm”.

Cao nguyên đá Đồng Văn mùa nào cũng đẹp, mỗi mùa sẽ có một nét đẹp riêng. Đến với Hà Giang vào những ngày hè giữa cái nắng chói chang, dọc những cung đường uốn lượn, quanh co, xuyên qua những dãy núi đá tai mèo sừng sững xếp tầng, nối tiếp nhau là một màu xanh mát mắt trải dài trùng điệp; dọc đường, núi đồi đều phủ một màu xanh căng tràn sức sống.

Hằng năm, cứ vào độ cuối tháng 4, đầu tháng 5 là thời điểm đồng bào Mông tiến hành vun ngô. Dưới cái nắng cháy cả da thịt nhưng bà con vẫn miệt mài, cặm cụi nhổ cỏ, chăm sóc những nương ngô... Ở nơi gian khó này, nếu không kiên cường khuất phục thiên nhiên, vượt lên hoàn cảnh để sống, chắc hẳn sẽ khó có thể sinh tồn.

Để tận mắt chứng kiến một màu xanh mơn mởn của sự sống phủ trên những nương đá cao cả ngàn mét, từ trung tâm huyện Mèo Vạc, chúng tôi tìm đến thôn Mã Pì Lèng, xã Pả Vi để tới hẻm Tu Sản - nơi được mệnh danh là điểm canh tác “hiểm địa” nhất thế giới. Để rồi, từ Hẻm Tu Sản trên đỉnh đèo Mã Pì Lèng, phóng tầm mắt trải rộng ra bốn phía, cảm nhận màu xanh non mơn mởn của những nương ngô phủ lên trên gam màu xám của đá núi. Phía dưới cả ngàn mét là dòng sông Nho Quế xanh ngắt, uốn lượn đẹp tựa bức tranh thủy mặc

Đồng bào kiên cường bám đá giữ gìn từng tấc đất thiêng liêng nơi địa đầu của Tổ quốc.
Đồng bào kiên cường bám đá giữ gìn từng tấc đất thiêng liêng nơi địa đầu của Tổ quốc.

Quả thực khi nhìn những mầm xanh vươn lên mơn mởn ở 2 bên sườn hẻm, phía dưới là vực sâu hun hút, hùng vĩ nhưng vô cùng nguy hiểm, mới thấy sức sống mãnh liệt được thắp lên từ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của bao thế hệ đồng bào người Mông nơi đây. Giữa những vách đá tai mèo cheo leo, dựng đứng, hun hút ấy, những người dân vẫn quanh năm cần mẫn bám vực, bám đá để bắt đá nẩy mầm xanh.

Mèo Vạc là một trong 4 huyện vùng cao thuộc Cao nguyên đá Đồng Văn, địa phương này có hơn 87% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, hơn 80% diện tích tự nhiên là đá. Tỷ lệ đất rất ít, nên muốn canh tác đúng mùa vụ, người dân phải đưa từng gùi đất đổ vào những hốc đá. Để đất không bị xói mòn đồng bào Mông xếp đá ở vòng ngoài che chắn và khi mưa xuống, đất không bị rửa trôi, xói mòn. Việc gieo trồng ngô của bà con nơi đây hoàn toàn dựa vào điều kiện tự nhiên. Đến nay, thổ canh hốc đá vẫn là phương thức chủ đạo trong hoạt động sản xuất của bà con.

Sống trên đá, bám đá để sinh tồn, vậy nên không chỉ giỏi canh tác trên đá, đồng bào trên cao nguyên đá Đồng Văn còn biết kết hợp những nương đá xám khô cằn, những di tích, di sản cùng bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của mình thành sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Thế nên, giờ đây, đến với Cao nguyên đá Đồng Văn, du khách không chỉ được khám phá những bí ẩn của kiến tạo địa chất qua hàng triệu năm của công viên địa chất toàn cầu, hay những địa điểm du lịch nhuốm màu huyền sử như Quần thể Khu Di tích Nhà Vương, Quần thể Phố cổ huyện Đồng Văn, Khu du lịch Núi Đôi huyện Quản Bạ, Hẻm Tu Sản hun hút ngàn thước… Du khách còn được khám phá bản sắc văn hóa đặc trưng của 17 dân tộc thiểu số anh em được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Nơi mà, mỗi dân tộc có một nét văn hóa truyền thống độc đáo thể hiện trong các lễ hội truyền thống và trong các mùa lễ hội của đồng bào vào các dịp lễ tết như: Lễ hội Múa Khèn của người Mông, Lễ hội Cầu mưa của đồng bào dân tộc Nùng, Lễ Cúng rừng của dân tộc Lô Lô…

 Đồng bào quanh năm cần mẫn bám vực, bám đá để bắt đá nẩy mầm xanh.
Đồng bào quanh năm cần mẫn bám vực, bám đá để bắt đá nẩy mầm xanh.

Những năm trở lại đây, trung bình mỗi năm đều có hơn 2 triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm, khám phá Cao nguyên đá Đồng Văn. Trên Cao nguyên đá xám đã xuất hiện ngày càng nhiều những bản du lịch cộng đồng, những home stay… Có thể kể đến các làng du lịch cộng đồng nổi tiếng như làng H’Mông Pả Vi, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, bản Lô Lô Chải của người Lô Lô, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, làng văn hóa Lũng Cẩm, xã Sủng Hà, huyện Đồng Văn… Từ đó, cuộc sống, thu nhập của đồng bào các dân tộc nơi đây cũng khá dần lên.

Cùng với bản lĩnh kiên cường, sự cần cù, chịu khó của đồng bào nơi đây, những năm qua, Đảng và Nhà nước cũng đã dành nhiều nguồn lực để đầu tư, phát triển, nâng cao đời sống cho bà con. Có thể kể đến như nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) như Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG 1719 đã dành hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư, phát triển bền vững đời sống đồng bào các dân tộc trên Cao nguyên đá Đồng Văn. Bên cạnh đó, Đảng bộ tỉnh Hà Giang cũng đã ban hành nhiều nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện Cao nguyên đá… Để từ đó, màu xanh của sự sống, của ấm no luôn hiện hữu trên Cao nguyên đá xám. Những nụ cười rạng rỡ cũng thường trực hơn trên những khuôn mặt trẻ thơ và cả những người già nơi mảnh đất biên cương, giúp họ thêm tin yêu, kiên cường bám đá giữ gìn từng tấc đất thiêng liêng nơi địa đầu của Tổ quốc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.
Tin nổi bật trang chủ
Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Sông Kôn và sông Hà Thanh là 02 con sông lớn của tỉnh Bình Định; lưu vực của 02 con sông là vùng tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên, khách quan (địa hình, thảm phủ, mưa lũ lớn, diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm...), thì các hoạt động trên lưu vực với mục đích phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức cản lớn cho việc thoát lũ. Vì thế, tình trạng sạt lở, lũ ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, ven biển thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tôm hùm, cá ở Phú Yên tiếp tục chết bất thường, đã gom gần 100 tấn

Tôm hùm, cá ở Phú Yên tiếp tục chết bất thường, đã gom gần 100 tấn

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
Tôm hùm xanh, các loại cá nuôi ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên tiếp tục chết hàng loạt bất thường, trong khi chưa xác định nguyên nhân.
Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 3 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong quý I/2024, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành cấp 375 chiếc điện thoại thông minh cho 375 Người có uy tín thuộc 3 huyện Chợ Mới, Pác Nặm, Ba Bể.
Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
UBND huyện Hiệp Đức (Quảng Nam) vừa bàn giao 7 ngôi nhà được xây dựng từ sự hỗ trợ của Nhà nước đã giúp đồng bào DTTS ở xã Phước Trà an cư lạc nghiệp.
4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

Xã hội - Vũ Mừng - 6 giờ trước
4 kiểm lâm ở Hà Giang được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm vì có thành tích xuất sắc, trong đó 2 người dũng cảm hy sinh khi chữa cháy rừng.
Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Phóng sự - Thanh Hải - 7 giờ trước
Phải thừa nhận rằng, việc bảo vệ di sản là điều vô cùng khó khăn, bởi không chỉ thiếu kinh phí mà con người và công nghệ cũng đang là hai vấn đề rất đau đầu. Nhưng, câu chuyện di sản sống lại, trở thành nguồn tư liệu, tài nguyên… phục vụ cuộc sống của con người, chính là đích đến cuối cùng của quá trình phục dựng, bảo vệ di sản.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Gương sáng - Minh Nhật (t/h) - 7 giờ trước
Chứng kiến cảnh nhiều người dân chữa bệnh bằng cách nhờ thầy cúng trừ tà ma...mà không khỏi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí đã có những cái chết thương tâm... càng hun đúc thêm ý chí phải học trong chàng thanh niên Cao Xuân Tiêm. Ước mong mang kiến thức y khoa về cứu chữa cho bà con dân bản đã được vun đắp, trở thành hiện thực đối với bác sĩ người dân tộc Chứt nơi vùng biên Quảng Bình.
Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Kinh tế - Minh Thu - 8 giờ trước
Trong hai tháng 4 và 5, bên cạnh những mặt hàng được ưa chuộng như sầu riêng, cà phê, gạo, thời gian gần đây, nông sản xuất khẩu Việt Nam đang có thêm nhiều sản phẩm mới, mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Tiếng nói từ cơ sở - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, trong những trận mưa lớn vào đầu năm 2024, nước từ đường Đại Dực đi xã Đại Thành cũ theo cống thoát nước, chảy xuống đường dân sinh ra đến đường trục chính của xã Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) làm trôi bùn đất xuống ruộng và Trung tâm Văn hóa xã, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Sức khỏe - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Thực hiện Chương trình “Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai”, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai đã tổ chức khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí cho gần 1.000 học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Tin tức - Thanh Nguyên - 8 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.