Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phương Nghi - 19:09, 30/04/2024

Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.

Thiếu nữ Khmer chùa Xiêm Cán trong điệu múa Apsara mượt mà, uyển chuyển.
Thiếu nữ Khmer chùa Xiêm Cán trong điệu múa Apsara mượt mà, uyển chuyển.

Quảng bá âm nhạc dân gian tại chùa

Đối với bà con dân tộc Khmer, môi trường và không gian các chùa là nơi góp phần gìn giữ và duy trì những phong tục, tập quán, đời sống tinh thần qua nhiều thế hệ. Những sinh hoạt văn hóa được đồng bào Khmer bảo tồn thể hiện sức sống mãnh liệt qua các loại hình âm nhạc, nghệ thuật truyền thống. Vì lẽ đó, chùa Xiêm Cán ở xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã thành lập Đội văn hóa, văn nghệ (Đội văn nghệ) nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa vốn có của người Khmer, đồng thời phục vụ người dân địa phương và du khách gần xa đến thưởng ngoạn cảnh chùa.

Dưới sự quản lý và giảng dạy tận tình của Đội trưởng Thạch Thị Tha Ry, một trong những diễn viên múa được đào tạo bài bản tại Đoàn nghệ thuật Khmer Triều An, tỉnh Trà Vinh, Đội văn nghệ đã mang đến cho khách du lịch những tiết mục múa dân gian giàu bản sắc.

Anh Phạm Hữu Hải, du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Chùa Xiêm Cán có nghệ thuật kiến trúc đẹp, mang bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào Khmer Nam Bộ. Đến đây, chúng tôi rất thích thú khi được thưởng thức những điệu múa Khmer mượt mà, uyển chuyển do các thiếu nữ xinh đẹp của Đội văn nghệ biểu diễn. Đặc biệt là vũ điệu Apsara, múa gáo, múa răm vông mang đậm màu sắc dân tộc Khmer”.

Được biết chùa Xiêm Cán được UBND tỉnh Bạc Liêu công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh từ năm 2001 và công nhận là điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh năm 2022. Theo đó, hoạt động biểu diễn văn nghệ tại chùa Xiêm Cán là một sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút ngày càng đông du khách đến tham quan, trải nghiệm, thưởng lãm văn hóa nghệ thuật Khmer tại ngôi chùa.

Chị Thạch Sa Ry, phụ trách điểm cho thuê trang phục truyền thống dân tộc Khmer ở phường 5, TP. Sóc Trăng giới thiệu những bộ trang phục truyền thống dân tộc Khmer để du khách lựa chọn.
Chị Thạch Sa Ry, phụ trách điểm cho thuê trang phục truyền thống dân tộc Khmer ở phường 5, TP. Sóc Trăng giới thiệu những bộ trang phục truyền thống dân tộc Khmer để du khách lựa chọn.

Mở mới các dịch vụ trải nghiệm văn hóa

Tại tỉnh Sóc Trăng, trong nhiều ngôi chùa Khmer đã có các dịch vụ sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, nhằm phục vụ du khách đến tham quan, trải nghiệm, khám phá. Chị Thạch Sa Ry, phụ trách điểm cho thuê trang phục truyền thống dân tộc Khmer ở chùa Bôtum Vong Sa Som Rong ở khóm 2, phường 5, TP. Sóc Trăng cho biết, chúng tôi mở dịch vụ cho thuê trang phục dân tộc Khmer từ 2 năm nay nhằm phục vụ nhu cầu thuê, mượn trang phục của du khách để chụp ảnh lưu niệm, check-in khi đến tham quan chùa. Qua đó, quảng bá rộng rãi hơn về trang phục truyền thống của dân tộc Khmer đến du khách gần xa.

Khi du khách khoác lên mình bộ trang phục truyền thống của người Khmer, lại được bàn tay của chị Thạch Sa Ry trang điểm cẩn thận, họ như được hóa thân thành các vũ nữ Apsara xinh đẹp.

Hình thành chuỗi liên kết phát triển du lịch

Phát huy những lợi thế về văn hóa dân tộc Khmer, tỉnh Trà Vinh đã và đang khai thác đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch để thu hút du khách đến trải nghiệm, khám phá. Đến Làng Văn hóa Du lịch Khmer tỉnh Trà Vinh, du khách được trải nghiệm chuỗi liên kết khu du lịch di tích danh thắng Ao Bà Om; di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Âng; Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer, thưởng thức âm nhạc từ dàn nhạc ngũ âm, múa trống chay dăm, các điệu múa dân tộc…, tham quan làng nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ, cùng nghệ nhân tìm hiểu chế tác mặt nạ truyền thống, thưởng thức các món ăn đặc sản dân tộc Khmer...

Du khách chụp ảnh lưu niệm tại chùa Pisesaram xã Bình Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Ảnh TL
Du khách chụp ảnh lưu niệm tại chùa Pisesaram xã Bình Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Ảnh TL

Hiện nay đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh đang “sở hữu” 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là Nghệ thuật Chầm riêng Chà Pây, Lễ hội Ooc Om bok và Nghệ thuật Rô - băm; 42 chùa Khmer được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cách mạng cấp tỉnh và di tích lịch sử văn hóa kiến trúc cấp quốc gia. Các chùa Khmer luôn quan tâm duy trì lối kiến trúc cổ, bảo vệ và lưu giữ các di sản văn hóa đặc trưng.

Ông Dương Hoàng Sum, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh cho biết: Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I (2021 - 2025), Trà Vinh được phân bổ nguồn vốn gần 59 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, Trà Vinh đầu tư tu bổ, tôn tạo 22 di tích, khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào DTTS để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Chia sẻ về tiềm năng du lịch ở các địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống, bà Lê Ðình Minh Thy, Giám đốc Vietravel Cần Thơ cho rằng, nhiều tỉnh, thành ở Đồng bằng sông Cửu Long có chùa Khmer, nhưng không có nhiều chùa được khai thác để phục vụ phát triển du lịch.

“Cần hỗ trợ, định hướng giúp chùa xây dựng thêm các loại hình dịch vụ, các hoạt động văn hóa - nghệ thuật đặc trưng để điểm chùa trở thành sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc. Chúng tôi sẵn sàng đưa khách về trong thời gian tới nếu các chùa được đầu tư hoàn thiện hơn”, bà Lê Ðình Minh Thy nêu ý kiến.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Sông Kôn và sông Hà Thanh là 02 con sông lớn của tỉnh Bình Định; lưu vực của 02 con sông là vùng tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên, khách quan (địa hình, thảm phủ, mưa lũ lớn, diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm...), thì các hoạt động trên lưu vực với mục đích phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức cản lớn cho việc thoát lũ. Vì thế, tình trạng sạt lở, lũ ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, ven biển thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tôm hùm, cá ở Phú Yên tiếp tục chết bất thường, đã gom gần 100 tấn

Tôm hùm, cá ở Phú Yên tiếp tục chết bất thường, đã gom gần 100 tấn

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 2 giờ trước
Tôm hùm xanh, các loại cá nuôi ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên tiếp tục chết hàng loạt bất thường, trong khi chưa xác định nguyên nhân.
Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Ban Dân tộc Bắc Kạn hỗ trợ điện thoại thông minh cho Người có uy tín

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 2 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong quý I/2024, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành cấp 375 chiếc điện thoại thông minh cho 375 Người có uy tín thuộc 3 huyện Chợ Mới, Pác Nặm, Ba Bể.
Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
UBND huyện Hiệp Đức (Quảng Nam) vừa bàn giao 7 ngôi nhà được xây dựng từ sự hỗ trợ của Nhà nước đã giúp đồng bào DTTS ở xã Phước Trà an cư lạc nghiệp.
4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

Xã hội - Vũ Mừng - 5 giờ trước
4 kiểm lâm ở Hà Giang được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm vì có thành tích xuất sắc, trong đó 2 người dũng cảm hy sinh khi chữa cháy rừng.
Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Phóng sự - Thanh Hải - 6 giờ trước
Phải thừa nhận rằng, việc bảo vệ di sản là điều vô cùng khó khăn, bởi không chỉ thiếu kinh phí mà con người và công nghệ cũng đang là hai vấn đề rất đau đầu. Nhưng, câu chuyện di sản sống lại, trở thành nguồn tư liệu, tài nguyên… phục vụ cuộc sống của con người, chính là đích đến cuối cùng của quá trình phục dựng, bảo vệ di sản.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Gương sáng - Minh Nhật (t/h) - 6 giờ trước
Chứng kiến cảnh nhiều người dân chữa bệnh bằng cách nhờ thầy cúng trừ tà ma...mà không khỏi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí đã có những cái chết thương tâm... càng hun đúc thêm ý chí phải học trong chàng thanh niên Cao Xuân Tiêm. Ước mong mang kiến thức y khoa về cứu chữa cho bà con dân bản đã được vun đắp, trở thành hiện thực đối với bác sĩ người dân tộc Chứt nơi vùng biên Quảng Bình.
Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Kinh tế - Minh Thu - 7 giờ trước
Trong hai tháng 4 và 5, bên cạnh những mặt hàng được ưa chuộng như sầu riêng, cà phê, gạo, thời gian gần đây, nông sản xuất khẩu Việt Nam đang có thêm nhiều sản phẩm mới, mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Tiếng nói từ cơ sở - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, trong những trận mưa lớn vào đầu năm 2024, nước từ đường Đại Dực đi xã Đại Thành cũ theo cống thoát nước, chảy xuống đường dân sinh ra đến đường trục chính của xã Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) làm trôi bùn đất xuống ruộng và Trung tâm Văn hóa xã, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Sức khỏe - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Thực hiện Chương trình “Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai”, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai đã tổ chức khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí cho gần 1.000 học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Tin tức - Thanh Nguyên - 7 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.