Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sẽ tiến hành kiểm tra cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022

Văn Hoa - 09:54, 03/08/2022

Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022 đã khép lại, nhưng với những “hạt sạn lớn” trong cuộc thi thì không dễ gì làm cho công chúng có thể quên đi trong một sớm một chiều. Đặc biệt, cộng đồng các DTTS vẫn tiếp tục lên tiếng đề nghị lời giải thích từ phía Ban tổ chức và các cơ quan chức năng.

Phải chăng, Ban tổ chức đã cố tình xúc phạm văn hóa của dân tộc?

Sau khi nhận được phản ánh của cộng đồng các DTTS, đặc biệt là cộng đồng dân tộc Thái về cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022, có quá nhiều những hạt sạn, cả hành trình cuộc thi mà dấu ấn văn hóa các dân tộc vô cùng mờ nhạt, không đúng với tên gọi của cuộc thi. Thậm chí có những phần thi, thí sinh đã thể hiện sự thiếu hiểu biết, đã xúc phạm đến bản sắc văn hóa của dân tộc. 

Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngân, Thành viên Ban Giám khảo cuộc thi đã giải thích rất rõ về ý nghĩa đặc biệt của chiếc khăn Piêu. Thế nhưng, đêm Chung kết thí sinh đã sử dụng khăn Piêu để đắp vào phần eo và chân váy gây bức xúc trong dư luận
Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngân, Thành viên Ban Giám khảo cuộc thi đã giải thích rất rõ về ý nghĩa đặc biệt của chiếc khăn Piêu. Thế nhưng, đêm Chung kết thí sinh đã sử dụng khăn Piêu để đắp vào phần eo và chân váy gây bức xúc trong dư luận

Việc thí sinh vô tình do sự thiếu hiểu biết có thể chấp nhận được. Thế nhưng, dù đã biết việc cách tân trang phục các DTTS cần có những giới hạn nhất định, nhưng Ban tổ chức vẫn phớt lờ. Sự việc là, tất cả trang phục dân tộc tại đêm Chung kết đều do một nhà thiết kế (NTK) tạo ra, kết quả là những bộ trang phục biểu diễn tại đêm Chung kết lố lăng đến nguy hại. 

Đơn cử, chiếc khăn piêu vốn là một vật mang nhiều ý nghĩa, người Thái rất trân trọng, vốn chỉ được đội đầu và quàng trên vai, tuy nhiên, NTK đã trang trí thêm ở phần eo và chân váy, cho dù trước đó, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngân, Thành viên Ban Giám khảo cuộc thi đã giải thích rất rõ về ý nghĩa đặc biệt của chiếc khăn piêu. Hơn nữa, đã rất nhiều bài học về sử dụng khăn piêu trong biểu diễn bị xử lý trước đó. Phải chăng, Ban tổ chức đã cố tình phớt lờ, xúc phạm đến văn hóa của dân tộc.

Nguy hiểm hơn nữa là, cuộc thi đã được phát sóng trên sóng truyền hình quốc gia, được các phương tiện truyền thông chuyển tải một cách rầm rộ, sự hiểu sai lệch về văn hóa các DTTS rất rõ ràng. Vậy, khâu kiểm duyệt hình ảnh có vấn đề hay do sự hiểu biết về văn hóa của những người trong cuộc có vấn đề? Trách nhiệm thuộc về thí sinh hay Ban tổ chức cuộc thi? Sự việc đã được nhắc rất nhiều lần, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa ở đâu?

Các thí sinh trong những bộ trang phục dân tộc cách tân đã được phóng sóng trên sóng truyền hình quốc gia và các phương tiện truyền thông khác. Ai là người chịu trách nhiệm?
Các thí sinh trong những bộ trang phục dân tộc cách tân đã được phát sóng trên sóng truyền hình quốc gia và các phương tiện truyền thông khác. Ai là người chịu trách nhiệm?

Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải qua các bài viết: Chuyện chiếc váy Thái tại cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam năm 2022; Những “hạt sạn lớn” trong cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2022: Phải chăng Ban tổ chức đã cố tình xúc phạm bản sắc văn hóa dân tộc?; Nhìn lại cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2022: Thất vọng nối tiếp thất vọng.

Tuy nhiên, sau khi kết thúc cuộc thi đến nay đã nửa tháng trôi qua, độc giả vẫn chưa nhận được một lời giải thích nào từ phía Ban Tổ chức. Phải chăng, tiếng nói của cộng đồng các DTTS, của các cơ quan báo chí không đáng để Ban Tổ chức quan tâm?

Các cơ quan chức năng cần vào cuộc, xử lý

Đến nay, cộng đồng các DTTS vẫn tỏ rõ sự bức xúc và mong muốn, Báo Dân tộc và Phát triển với vai trò là Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc, diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa để lấy lại hình ảnh, văn hóa của các dân tộc bị Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022 làm sai lệch.

Với trách nhiệm của mình, tại cuộc họp báo thường kỳ quý II/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL) diễn ra chiều ngày 28/7, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã đặt câu hỏi về những vấn đề mà dư luận quan tâm, liên quan tới cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022.

Ông Trần Hướng Dương (Áo trắng thứ 3 từ phải sang), Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VHTT&DL trả lời câu hỏi của Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển (Ảnh TL)
Ông Trần Hướng Dương (Áo trắng thứ 3 từ phải sang), Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VHTT&DL trả lời câu hỏi của Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển (Ảnh TL)

Ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VHTT&DL, cho biết: “Chúng tôi đang tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị nhằm tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể việc thực hiện Nghị định số 144/2020/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, để từ đó có căn cứ đưa ra những tham mưu, đề xuất điều chỉnh Nghị định cho phù hợp. Theo Nghị định 144, việc tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu được phân cấp về địa phương để chính quyền quản lý toàn diện từ cấp văn bản chấp thuận đến kiểm tra, xử lý vi phạm.

“Hiện nay, chúng tôi đã phối hợp kiểm tra tại Hà Nội (6 - 7/7) và Đà Nẵng (20 - 21/7). Trong tháng 8 tới đây, đoàn kiểm tra sẽ tiến hành rà soát, kiểm tra tại TP. Hồ Chí Minh, đây là đơn vị cấp thông báo, nhận thông báo về việc tổ chức cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022. Quan điểm của chúng tôi, tất cả các cuộc thi, nếu xảy ra vi phạm, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, theo các Nghị định liên quan đến nghệ thuật biểu diễn. Nếu vi phạm Điều III, điều cấm của Nghị định số 144/2020/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn thì chúng tôi sẽ có quyền thu hồi”, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Trần Hướng Dương nhấn mạnh.

Ngoài cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022, tình trạng “loạn” các cuộc thi hoa hậu, “loạn” danh hiệu, danh xưng hoa hậu trong thời gian qua mà đại diện các cơ quan báo chí nêu ý kiến, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn ông Trần Hướng Dương thông tin: Để giải quyết những hạn chế, lộn xộn của các cuộc thi hoa hậu hiện nay, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã yêu cầu, các sở quản lý văn hoá phải thông báo công khai, đăng thông tin trên trang thông tin của sở. Ngày 25 hàng tháng gửi báo cáo về Cục để Cục nắm tình hình và xử lý các vấn đề phát sinh về các hoạt động nghệ thuật biểu diễn được chấp thuận, tổ chức tại địa phương mình, trong đó có các cuộc thi người đẹp. Thông tin này cũng được đăng công khai lên trang web của Cục để người dân, doanh nghiệp tiện theo dõi, giám sát.

Các bài viết của Báo Dân tộc và Phát triển được độc giả theo dõi, chia sẻ. Cho thấy trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ hình ảnh, văn hóa của các dân tộc
Các bài viết của Báo Dân tộc và Phát triển được độc giả theo dõi, chia sẻ. Cho thấy trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ hình ảnh, văn hóa của các dân tộc

Quay trở lại cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022, với hình ảnh các thí sinh mặc các bộ trang phục DTTS trái thuần phong mỹ tục, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Lò Thị Luyến, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên. Bà Luyến cho biết, hiện tại Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên đã nắm được thông tin, trong phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (tháng 8/2022) tới đây, chúng tôi sẽ nêu ý kiến chất vấn Bộ trưởng Bộ VHTT&DL về vấn đề trên.

Tại Điều 3, Nghị định số 144/2020/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, Quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn nêu rõ những điều cấm trong nghệ thuật biểu diễn như sau: Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thủ giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại. Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Tin nổi bật trang chủ
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Háng Pò

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Háng Pò

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - Tuấn Ninh - 1 giờ trước
Ngày 9/5 (tức ngày mùng 2 tháng 4 năm Giáp Thìn), tại sân chợ Pác Khuông, xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, UBND huyện Bình Gia tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa thể thao và Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Du lịch - Minh Nhật - 19:38, 09/05/2024
Tin vui cho những ai yêu thích thiên nhiên và khám phá, Vườn Quốc Gia Cúc Phương chính thức mở "Tour tham quan bằng xe điện xem đom đóm và động vật hoang dã ban đêm". Đây là cơ hội để du khách hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, tận hưởng bầu không khí trong lành và trải nghiệm những điều kỳ thú mà màn đêm Cúc Phương mang lại.
Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Xã hội - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 19:35, 09/05/2024
Ngày 9/5, tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh), BĐBP Hà Tĩnh phối hợp với Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh tại Hà Nội giải cứu thành công 2 nạn nhân là công dân Việt Nam bị lừa bán ra nước ngoài, với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao” và đưa các nạn nhân về đến Việt Nam an toàn.
Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Du lịch - Minh Nhật (t/h) - 19:32, 09/05/2024
Hình ảnh những du khách nước ngoài thuê xe máy trải nghiệm du lịch Sa Pa không còn xa lạ, nhưng vẫn còn những người đi xe không đúng quy định Việt Nam, dẫn tới nguy cơ mất an toàn giao thông.
Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Sắc màu 54 - Thanh Thuận - 19:28, 09/05/2024
Vượt qua hơn 124.000 người tham gia từ 174 quốc gia, với hơn 470.000 bức ảnh được gửi dự thi, một số tác giả Việt Nam đã xuất sắc lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards hạng mục Aerial Photography (ảnh chụp từ trên cao).
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 19:21, 09/05/2024
Sáng 9/5, huyện Lộc Ninh long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Đây là huyện được chọn tổ chức đại hội điểm của tỉnh Bình Phước.
Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chính sách dân tộc - Ngọc Thu - 19:16, 09/05/2024
Trong 2 ngày (9 - 10/5), UBND huyện Chư Pưh, Phòng Dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán. Tham gia lớp tập huấn, có 150 học viên là già làng, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 19:13, 09/05/2024
Nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của người dân, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đang đẩy mạnh triển khai Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

Thể thao - Hoàng Minh - 19:10, 09/05/2024
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) vừa công bố bản hợp đồng dẫn dắt Đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam kéo dài 2 năm với Huấn luyện viên (HLV) Mai Đức Chung.
Gia Lai: Ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”

Gia Lai: Ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”

Tin tức - Ngọc Thu - 19:05, 09/05/2024
Ngày 9/5, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai đã tổ chức truyền thông tín dụng an toàn góp phần hạn chế “tín dụng đen” cho 100 cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Phú Thiện và ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”.