Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khi Pà Cò không còn là điểm nóng ma túy

Thiên An - 11:16, 09/03/2021

Đường lên Pà Cò (Mai Châu, Hòa Bình) là những con dốc quanh co, uốn lượn; bên đường là những thung lũng ngập tràn sắc hoa mận điểm trắng đất trời. Từng là điểm “nóng” về ma tuý, nhưng đến nay Pà Cò đã trở thành một điểm đến khá lý tưởng cho những chuyến du lịch khám phá đầy hấp dẫn. Để có được sự đổi thay này phải kể đến sự góp công không hề nhỏ của các chiến sỹ Công an cắm bản

Công an Pà Cò gần dân, lắng nghe và chia sẻ với bà con.
Công an Pà Cò gần dân, lắng nghe và chia sẻ với bà con.

Xã Pà Cò có 598 hộ, với 2.886 nhân khẩu, trong đó 98% là đồng bào dân tộc Mông. Dân cư sinh sống rải rác, thu nhập chủ yếu dựa vào rừng, trồng trọt và chăn nuôi. Pà Cò từng là điểm “nóng” về ma tuý, nhưng nhờ sự kiên trì tuyên tuyền vận động, cùng với nhiều giải pháp giúp đỡ bà con phát triển kinh tế của chính quyền, lực lượng Công an xã và các lực lượng khác trên địa bàn, tình hình an ninh trật tự (ANTT) ở Pà Cò nay đã  ổn định.

Chia sẻ về công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tránh xa tệ nạn, đẩy lùi ma tuý, Thượng uý Mùa A Thông, Phó Trưởng Công an xã Pà Cò cho biết, ban ngày người dân đi lên nương nên buổi tối công an viên phối hợp với Trưởng xóm, già làng, Người có uy tín đi tới từng hộ để tuyên truyền. Theo Thượng úy Thông, muốn gần dân, phải xuống tận nơi, lắng nghe và chia sẻ thì mới biết được người dân cần gì, và mình tuyên truyền họ có nghe không. Người không nghe, phải nói nhiều hơn, gặp nhiều hơn; 5 lần không thành thì 10 lần... Đến nay, đồng bào đã nhận thức được những tác hại của ma tuý, việc vận chuyển thuê sẽ bị xử tù rất nặng, nên nơi đây đã không còn là điểm nóng về ANTT. 

"Vừa rồi, sau nhiều lần kiên trì thuyết phục, công an xã Pà Cò đã tuyên truyền, vận động được 2 người đi cai nghiện tự nguyện thành công. Khi trở về địa phương, họ đã lên tận trụ sở Công an xã nói lời cảm ơn cán bộ. Đây thực sự là niềm hạnh phúc nhất của người Công an cắm bản', Thượng úy Mùa A Thông kể lại.

Khi ma túy bị đẩy lùi, bản làng bình yên, bà con tập trung tăng gia sản xuất. Được sự quan tâm của Nhà nước từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc; sự sát sao hỗ trợ của chính quyền, cán bộ  hướng dẫn trực tiếp..., nhiều hộ đã đầu tư, tăng gia sản xuất các mặt hàng nông sản phục du lịch. Nhờ đó, Pà Cò trở thành điểm đến du lịch lý tưởng, hấp dẫn du khách gần xa. Hiện nay, bản Pà Cò 1 còn duy trì làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mông.

Chị Sùng Y Thanh, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ xóm Pà Cò 1 cho biết, dân bản bây giờ nhiều người đủ ăn, đủ mặc, con cái được đến trường. Đời sống của bà con đã có những đổi thay. Từ làng nghề dệt thổ cẩm, nay một số hộ bắt đầu làm homestay, tổ chức các hoạt động du lịch cộng đồng để phát triển kinh tế.

Bản Pà Cò 1 đang phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mông.
Bản Pà Cò 1 đang phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mông.

Những ngày đầu xuân mới, du khách đến bản Pà Cò 1 khá đông, người dân ở đây cũng rất cởi mở đón khách. Chị Nguyễn Thị Thúy, một du khách đến từ quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) chia sẻ: Điểm thú vị là khi tới đây, chị được trải nghiệm vẽ sáp ong trên vải thổ cẩm, tự làm các công đoạn cùng với người dân… hoặc mua sản phẩm được làm hoàn toàn thủ công từ nguyên liệu tự nhiên với giá rất hợp lý.

Đăc biệt, ở Pà Cò, có rất nhiều sản vật hương vị núi rừng như: rượu ngô, thắng cố, bánh dầy giã tay, mèn mén, cải mèo, gà bản, lợn bản, măng rừng… đã tạo nên một nét ẩm thực rất riêng, rất đặc sắc đã thu hút được du khách gần xa đến với Pà Cò ngày một đông hơn.

Được biết, thời gian qua, Ban chỉ đạo du lịch huyện Mai Châu, đã tổ chức nhiều cuộc họp với người dân để động viên, khuyến khích những hộ dân có tiềm năng đăng ký phát triển loại hình dịch vụ homestay, các hộ còn lại được vận động sản xuất nông nghiệp sạch phục vụ du lịch; qua đó tạo bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vốn chỉ đơn thuần là nông nghiệp, sang phát triển du lịch, dịch vụ tăng thu nhập.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế, những hộ dân kinh doanh homestay được tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý kinh doanh và kỹ năng phục vụ du lịch, và được tỉnh hỗ trợ các cơ sở vật chất ban đầu như chăn, màn, giường, tủ... để phục vụ du khách…

Với những nỗ lực của chính quyền địa phương, lực lượng công an và sự cố gắng vươn lên của người dân, hy vọng tương lai gần, Pà Cò sẽ được nhắc đến với hình ảnh là điểm đến du lịch hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 7 phút trước
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tain nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 3 giờ trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 3 giờ trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 4 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 4 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 6 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 6 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 7 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 8 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.