Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người đi “gieo” chữ Thái cổ

Hiếu Anh - 12:41, 01/02/2021

Là người con dân tộc Thái nhưng lại không đọc được chữ Thái, thầy giáo Lường Đức Chôm đã rất trăn trở khi nhìn vào hòm sách cổ quý giá do ông nội để lại mà ngậm ngùi. Thế rồi, thầy quyết tâm học bằng được chữ Thái và tình nguyện mang những con chữ đi truyền dạy lại cho bà con mình.

Thầy giáo Lường Đức Chôm (thứ hai bên trái) được nhận danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể năm 2019
Thầy giáo Lường Đức Chôm (thứ hai bên trái) được nhận danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể năm 2019

Hành trình tìm về chữ Thái cổ.

Thầy giáo Lường Đức Chôm, sinh năm 1953, tại xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Từ khi còn bé, cậu bé Chôm đã được bố mẹ cho đi ăn học đàng hoàng. Sau khi cái bụng đã đầy chữ, thanh niên Lường Đức Chôm được phân công về công tác ở Phòng Thống kê huyện Đà Bắc.

Thầy Lường Đức Chôm chia sẻ, hồi còn cắp sách đến trường, thầy được ông nội để lại cho một kho sách cổ bằng chữ Thái. Nhưng lúc đó thầy chưa biết chữ Thái cổ nên cứ mỗi lần lật dở, sắp xếp lại “kho báu”, thầy lại cảm thấy vô cùng buồn. Chính vì thế, thầy đặt ra quyết tâm học chữ Thái để “giải mã” kho báu của gia đình mình.

Trước tiên, thầy theo học những người thân trong gia đình như ông cậu, sau này học thêm của bố vợ. Nhưng vốn chữ Thái của những người trong gia đình không nhiều, nên thầy đi nhiều nơi, tìm nhiều cách để “tầm sư học đạo”. 

Khi còn làm công tác thống kê, khi đến xã nào, thấy người dân mách có người biết chữ Thái là thầy lại tìm đến tìm hiểu, sưu tầm. Phần lớn chữ Thái được lưu giữ trong những bài cúng mo của thầy cúng, chép thì không xuể, mượn thì người ta không cho, thế là thầy Chôm quyết tâm đầu tư một chiếc máy ảnh để chụp lại những bản chữ Thái vô giá đó. Thầy giải thích “nếu không làm nhanh thì sớm muộn chữ Thái sẽ rơi rụng theo thời gian”. Gia tài của thầy hiện nay là gần 300 cuốn sách cổ đã được chụp lại và lưu trữ vào máy tính. Phần lớn trong số đó đang được dịch ra tiếng Việt.

Sau suốt mấy chục năm tìm hiểu, học hỏi chữ Thái từ nhiều người ở nhiều vùng khác nhau, thầy Chôm đã đọc thông viết thạo được tiếng Thái, thầy “giải mã” được những cuốn sách cổ trong hòm. Với vốn am hiểu kiến thức tiếng Thái sâu sắc, thầy bắt đầu hành trình dạy lại tiếng Thái cho cộng đồng.

Thầy giáo Lường Đức Chôm đang truyền dạy chữ Thái cổ cho bà con
Thầy giáo Lường Đức Chôm đang truyền dạy chữ Thái cổ cho bà con

Mang chữ đi “gieo”.

Sau khi “tích trữ” một số lượng lớn kiến thức về chữ Thái, thầy Chôm quyết mang những con chữ đi “gieo” ở các bản làng có cộng đồng người Thái sinh sống. Năm 1990, thầy  chính thức chuyển sang nghề dạy học và tập trung vào dạy chữ Thái cổ.

Ban đầu, công việc của thầy gặp muôn vàn khó khăn. Các gia đình, ai cũng ủng hộ cho con em mình đi học cái chữ của tổ tiên, nhưng ngặt một nỗi đường xá xa xôi, cách trở, tiền ăn đường không có... thế nên dù có thích nhưng nhiều em đành bỏ dở.

 Để vận động học sinh quay lại lớp, thầy Chôm đã vượt dốc, băng đèo đến tận nhà thuyết phục và truyền "cảm hứng" cho cả phụ huynh lẫn học sinh. "Mưa dầm thấm lâu", nhiều gia đình đã cho con em tới lớp.

Năm 2006, thầy tự soạn giáo án dạy tiếng Thái, rồi mở rộng quy mô ra toàn xã. Từ một lớp chỉ lác đác vài người, đến nay, lớp thầy dạy đã có hơn 100 học sinh được nhận chứng chỉ biết đọc và viết chữ Thái, do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp.

Đặc biệt, khi Chính phủ ra Chỉ thị 38/2004/CT- TTG về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi, phong trào dạy và học tiếng dân tộc nói chung, tiếng Thái nói riêng được đẩy mạnh. Không chỉ con em người Thái, mà cả cán bộ người Kinh công tác tại địa phương và những người yêu văn hoá Tày-Thái cũng tìm đến xin học. Đến nay, thầy Chôm đã mở được hơn 10 lớp, mỗi lớp 60 học sinh. Những người kế tục sự nghiệp của thầy Chôm ngày càng nhiều, trong đó có cả cán bộ người Tày và người Kinh. Ngoài ra, thầy Chôm cũng đã đi nhiều nơi để dạy tiếng Thái cho cộng đồng như Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu…

Với những cống hiến đó, thầy Lường Đức Chôm đã được nhận nhiều danh hiệu cao quý, thầy được Chủ tịch nước phong tặng Nhà giáo Nhân dân năm 2010. Năm 2019, thầy giáo Lường Đức Chôm tiếp tục được trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể.

Nhưng có lẽ niềm vui lớn nhất đối với thầy lúc này, là được nghe những câu khắp, câu lượn, những điệu đối đáp giao duyên... của trai gái người Thái ngân vang khắp núi rừng núi Tây Bắc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín với chuyển đổi số

Người có uy tín với chuyển đổi số

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 1 giờ trước
Những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm, hỗ trợ để Người có uy tín tiếp cận công nghệ và chuyển đổi số. Từ đó, nâng cao khả năng khai thác các ứng dụng công nghệ vào thực tiễn cuộc sống, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động.
Ra mắt HLV trưởng Đội tuyển Bóng đá Việt Nam

Ra mắt HLV trưởng Đội tuyển Bóng đá Việt Nam

Thể thao - Minh Thu - 1 giờ trước
Chiều 6/5, Huấn luyện viên (HLV) Kim Sang-sik tham dự buổi lễ ký hợp đồng và ra mắt truyền thông trên cương vị mới: HLV trưởng Đội tuyển Bóng đá nam Việt Nam.
Phấn đấu đưa Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung phát triển nhanh, bền vững đi đầu cả nước về kinh tế biển

Phấn đấu đưa Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung phát triển nhanh, bền vững đi đầu cả nước về kinh tế biển

Tin tức - T.Hợp - 3 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thủ tướng phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Văn bản chính sách mới - T.Hợp - 5 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, vùng Tây Nguyên quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 05 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Ngoại hạng Anh: Aston Villa mất quyền tự quyết trong top 4 sau thất bại trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Aston Villa mất quyền tự quyết trong top 4 sau thất bại trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 5 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Aston Villa đã gây bất ngờ khi để thua đội bóng đã hết mục tiêu tại mùa giải năm nay Brighton với tỷ số 0-1. Kết quả này khiến cuộc đua Top 4 Ngoại hạng Anh trở lên nóng hơn bao giờ hết.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Media - PV - 7 giờ trước
Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Ngoại hạng Anh: Liverpool níu giữ đua vô địch sau chiến thắng trước Tottenham

Ngoại hạng Anh: Liverpool níu giữ đua vô địch sau chiến thắng trước Tottenham

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 8 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Liverpool tiếp đón Tottenham trên sân nhà Anfield. Hai đội đã cống hiến cho người hâm mộ một trận đấu kịch tính với cơn mưa bàn thắng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 11 giờ trước
Khâu Vai không chỉ đẹp bỡi phong cảnh núi non hoang sơ, trùng điệp, kết với màu xanh óng ánh của lớp lớp những nương ngô ẩn hiện trong nền mây thấp, mà còn đẹp bởi ở đây có phiên chợ phong lưu.
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 11 giờ trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.