Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xa dần thời “đốt đuốc tìm trò”

Hà Minh Hưng - 12:25, 22/03/2022

Từ khi thực hiện mô hình bán trú, các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở (PTDTBT THCS) xã Nậm Cha, huyện Sìn Hồ (Lai Châu) yên tâm đến lớp, chất lượng giáo dục ngày một nâng lên. Một số học sinh không còn bỏ học giữa chừng.

Học sinh bán trú học nhóm, chia sẻ kiến thức sau giờ học chính khóa.
Học sinh bán trú học nhóm, chia sẻ kiến thức sau giờ học chính khóa.

Tấm lòng những giáo viên cắm bản

Xã Nậm Cha, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu có 7 bản, với 750 hộ, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông và Dao. Trước đây người dân Nậm Cha sinh sống quây quần hai bên bờ suối Nậm Mạ. Theo chương trình Tái định cư (TĐC) thủy điện Sơn La, giờ suối Nậm Mạ thành lòng hồ mênh mông. Nậm Cha nay giáp vùng hồ sông Đà, ngoài đường bộ, vùng này có bến xuồng tấp nập ngược xuôi thuyền bè. Nhờ có đường thủy nên bà con các bản, các xã trong vùng, thậm chí người thân ở tận Quỳnh Nhai (Sơn La) cũng thường xuyên ghé thăm. Tuy là xã được thụ hưởng một phần từ chương trình TĐC, đời sống người dân có nhiều đổi mới nhưng Nậm Cha vẫn là xã vùng III khó khăn, cách trung tâm huyện biên giới Sìn Hồ hơn 80km.

Thầy Vũ Văn Dương - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS xã Nậm Cha đón chúng tôi tại bến xuồng Pa Há. Chiếc xuồng máy của ngư dân Lý Văn Hạc lắp động cơ máy nổ, gắn chân vịt quay tít, đạp nước đẩy thuyền rẽ sóng chạy êm ru trên mặt hồ xanh biếc. Đoàn chúng tôi say sưa chụp hình check in, Lý Văn Hạc chỉ tay xuống mặt hồ giới thiệu: “Xưa kia làng bản ở hết dưới này, sau TĐC, di dân lên vùng mới, giờ thì thành lòng hồ cả”. Hạc có con trai đang học bán trú tại trường thầy Dương nên là chỗ quen, vốn thạo sông nước, nhiệt tình, hễ nhà trường có công việc chỉ cần gọi là anh có mặt ngay.

 Đường về Nậm Cha nay phần lớn đã bê tông hóa, nên việc vận động học sinh ra lớp với các thầy cô giáo ở đây cũng được thuận lợi hơn.
Đường về Nậm Cha nay phần lớn đã bê tông hóa, nên việc vận động học sinh ra lớp với các thầy cô giáo ở đây cũng được thuận lợi hơn.

Mỗi khi có dịp cùng đồng nghiệp hàn huyên, chưa khi nào thầy Dương quên được thời điểm sau tết, lúc giáp hạt hay mùa làm nương mà các anh vẫn đùa là “mùa vận động”, bởi thời gian này, phần lớn giáo viên về bản vận động học sinh ra lớp. Câu nói của bà con vùng này “cái chữ không làm ra ngô, ra gạo” đã thành câu cửa miệng mỗi khi có thầy, cô đến nhà. Có hôm lên lớp vắng tanh, thế là thầy cô lại liềm hái lên nương cùng bà con, khi nào gặt xong thì mới đón được học sinh ra lớp.

Được biết thầy Dương quê Hưng Yên, thời còn sinh viên khoa ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên có một lần anh theo bạn lên Tây Bắc chơi, ấn tượng chuyến đi là hình ảnh những đứa trẻ miền rừng chỉ mỗi manh áo mỏng giữa tiết trời lạnh giá. Năm 2001, tốt nghiệp sư phạm, anh tình nguyện lên Lai Châu công tác. 20 năm gắn bó với giáo dục vùng cao có biết bao kỷ niệm buồn vui của người giáo viên xa nhà, giờ anh là con em của bản từ lâu rồi.

Mô hình bán trú phát huy hiệu quả

Năm 2013, Nậm Cha bắt đầu thực hiện mô hình trường bán trú, “vạn sự khởi đầu nan” với bộn bề khó khăn, từ phòng ở, bếp ăn và đặc biệt là nếp sống xa nhà chưa quen với các em. Nậm Cha có nhiều bản xa, đi lại khó khăn, có bản cách trường hai chục cây số như Nậm Pẻ, Ngài Chồ, Nậm Chăng… nên chỉ chuyện đến trường về nhà hằng ngày với các em cũng là cả một vấn đề. Trưởng bản Nậm Pẻ - Chang A Quang, người đồng hành với các thầy cô hàng chục năm nay trong sự nghiệp đưa chữ về bản nhớ lại: Ngày đầu thực hiện trường bán trú, tâm lý học sinh về học tập trung còn bỡ ngỡ, nhiều đêm trưởng bản Quang cùng các thầy cô “đốt đuốc tìm trò”, có khi thông đêm, phải khi nào thấy các em mới an tâm.

Ngày cuối tuần thầy Nguyễn Thanh Luận (giữa) lại về bản nói chuyện, trao đổi với gia đình về việc học của con em.
Ngày cuối tuần thầy Nguyễn Thanh Luận (giữa) lại về bản nói chuyện, trao đổi với gia đình về việc học của con em.

Còn với thầy Nguyễn Thanh Luận - Phó Hiệu trưởng, phụ trách công tác bán trú, mỗi khi nhắc chuyện về bản dạy chữ, thì bao kỷ niệm trong anh lại ùa về. Đó là kỷ niệm những ngày mới lên công tác, lớp học ngày ấy là những gầm nhà sàn của bà con người Thái. Rồi cảnh chèo thuyền vượt suối Nậm Cha, Nậm Mạ đón học sinh đi thi, cảnh vượt suối trong mùa lũ đón giáo viên mới… Thầy Luận cho biết: Từ khi triển khai mô hình trường học bán trú, tỷ lệ học sinh chuyên cần đến lớp của nhà trường đạt trên 95%; không còn cảnh giáo viên phải đến nhà vận động học sinh ra lớp như trước. Tỷ lệ học sinh nữ học hết lớp 9 và học lên THPT cũng tăng lên.

Rồi thầy Luận đưa chúng tôi “mục sở thị” mô hình tăng gia của học sinh bán trú phía sau trường, có chuồng nuôi lợn thương phẩm, ao thả cá, và vịt đẻ trứng. Sau giờ lên lớp, thời gian còn lại các tổ, nhóm thay phiên nhau tăng gia. Cũng từ mô hình này, các em được thực hành trang bị những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Nhóm chăn nuôi của em Phàn Thị Nụ, lớp 8A mỗi người một việc, người thái chuối, nấu cám, người trộn thức ăn cho cá, vịt... Từ bãi đất trống um tùm cỏ dại, nay dưới bàn tay các em được cải tạo thành những luống rau xanh tốt, với đủ các loại rau, củ quả theo mùa như: bí đỏ, đậu cô ve, đậu đũa, cải thìa, cải ngọt, cải canh, rau muống… Em Nụ cho biết, ngoài tổ chăn nuôi, trồng trọt, chúng em có tổ chuyên làm giá đỗ vừa cung cấp cho nhà trường, vừa bán ra thị trường gây quỹ lớp.

Năm học 2021 - 2022, Trường PTDTBT THCS xã Nậm Cha có 314 học sinh, trong đó hơn 200 học sinh bán trú. Hiện nay, nhà trường có 10 phòng ở nội trú và 1 nhà ăn, như vậy bình quân gần 20 em/phòng. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhà trường giành 2 lớp học làm phòng ở cho học sinh. Các phòng học được trang bị hệ thống giường tầng, tuy chất chội, nhưng khá ngăn nắp. Em Chang A Mạn, dân tộc Dao, bản Nậm Pẻ, nhà cách trường 20km tâm sự: “Về ở nội trú, em được nhà trường, các thầy, cô chăm sóc từ bữa ăn, giấc ngủ cho đến việc học hành. Phòng ở được xây dựng khang trang, sạch sẽ. Bởi vậy, chúng em rất vui khi được sống và học tập ở đây”.

Mô hình chăn nuôi vị của các em học sinh Trường PTDTBT THCS xã Nậm Cha, huyện Sìn Hồ.
Mô hình chăn nuôi vị của các em học sinh Trường PTDTBT THCS xã Nậm Cha, huyện Sìn Hồ.

Phía kế bên nhà ăn bán trú là phòng ở của vợ chồng thầy giáo trẻ Phạm Văn Pháo. Năm 2014, tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Hưng Yên, Pháo tình nguyện lên huyện Sìn Hồ công tác. Mới đầu cũng bỡ ngỡ, nhưng nhìn các anh, chị thế hệ trước xây dựng gia đình, sinh con lập nghiệp Pháo thấy vui. Sau những đêm về bản vận động học sinh, những ngày cùng bà con gặt lúa, kéo vó, quăng chài và rồi anh đã bén duyên với cô sơn nữ người Dao nơi đây. Ngôi nhà hạnh phúc, là căn phòng tập thể dành cho đôi vợ chồng trẻ. Chính căn phòng này là minh chứng biết bao thế hệ, bao cặp đôi đã nên duyên. Tuổi thanh xuân của họ đã dâng hiến cho miền đất này, cho những chuyến đò thầm lặng…

Chiều hồ sông Đà sóng vỗ mênh mang, chia tay thầy cô và các em học sinh Nậm Cha, trong lòng mỗi chúng tôi đều dâng lên niềm cảm phục. Vẫn biết, giáo dục vùng cao còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng bằng tinh thần trách nhiệm nghề giáo, các thầy cô luôn cháy hết mình cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Nếu như ở thành phố, thị xã có biết bao ngôi trường khang trang, hiện đại, đầy đủ phương tiện dạy học thì nơi bản làng xa xôi, vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đặc biệt nhiều thầy cô ngày ngày vẫn thầm lặng  kiên trì bám bản, không chỉ dạy kiến thức mà trang bị cả những  kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy trò nơi rẻo cao biên giới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Người tiên phong trồng chè cành ở Phước Lộc

Người tiên phong trồng chè cành ở Phước Lộc

Người có uy tín - Thảo Linh - 1 giờ trước
Gần cả cuộc đời gắn bó với quê hương, bà Ka Hiên, dân tộc Mạ, ở thôn Phước Dũng, xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều công lao, đóng góp, tạo động lực giúp đồng bào các dân tộc ở địa phương vươn lên xóa cái đói, đuổi cái nghèo.
Những “cây cao bóng cả”

Những “cây cao bóng cả”

Người có uy tín - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Vững chãi như cây Kơ Nia trước mưa gió, già làng, Người có uy tín luôn che chở, dẫn dắt dân làng trên Cao nguyên Gia Lai vượt mọi khó khăn, vững bước theo Đảng, theo Bác Hồ, vì một Tây Nguyên hôm qua anh hùng, hôm nay giàu đẹp.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy rừng tại Kon Tum

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy rừng tại Kon Tum

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Sáng 5/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đi khảo sát và làm việc với Ban Quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum về công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy rừng.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 8 giờ trước
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 9 giờ trước
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 10 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:25, 04/05/2024
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 17:35, 04/05/2024
Cách đây 3 năm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU, ngày 17/5/2021 về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 06). Với nguồn lực được ưu tiên, nhiều cách làm sáng tạo, việc triển khai Nghị quyết 06 đã tạo sức bật cho những địa bàn khó khăn của tỉnh, nhất là trong xây dựng nông thôn mới.