Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những thầy giáo "cõng xe" lên bản

Đào Thọ - 15:12, 01/04/2021

Những bước chân nhọc nhằn, những cái oằn mình để cố gắng đẩy được chiếc xe lốp quấn đầy xích leo dốc; và trên những cung đường ngoằn nghèo, trơn trượt ấy hằn đầy những rãnh sâu có thể khiến cho người đi xe bị quật ngã bất cứ lúc nào. Thế nhưng những giáo viên cắm bản ở vùng cao Nghệ An vẫn không chùn bước, bởi ở những bản xa xôi kia những em học trò nhỏ đang mong chờ thầy, cô...

Con đường vào bản gieo chữ của các giáo viên cắm bản huyện vùng cao Tương Dương
Con đường đến lớp của các giáo viên cắm bản thuộc huyện vùng cao Tương Dương

Nhiều năm làm giáo viên cắm bản ở Cà Moong (xã Lượng Minh, huyện Tương Dương), những người như thầy Tuân, thầy Kiều, thầy Toàn… đã quen với việc "cõng xe" vượt núi để vào bản dạy học. Mới cách đây mấy ngày, khi tôi đặt chân đến bản nghèo nằm giữa lòng hồ của thủy điện Bản Vẽ thì tình cờ gặp các thầy đang trên đường từ bản Côi vào điểm trường. Cả người và xe đều lấm lem bùn đất, quần áo cũng bám dày một lớp bùn đặc quánh. “Bọn em vừa khiêng xe qua mấy chỗ nhưng đến đây thì chịu, đành để xe giữa đường rồi cuốc bộ vào trường thôi. Anh nhìn xem, núi lở như thế này ai dám đưa xe xuống được”, thầy Hoàng Mạnh Toàn vừa thở vừa nói một cách nhọc nhằn.

Ngồi bệt bên vệ đường để nghỉ lấy sức, thầy giáo Hoàng Mạnh Toàn kể: Tốt nghiệp ra trường, thầy được phân công lên dạy trên “ốc đảo” này. Mỗi lần về nhà rồi trở lại trường là mỗi lần cực nhọc, vất vả. “Mỗi khi mưa xuống, mấy anh em lại phải cùng nhau khiêng từng chiếc xe máy qua đoạn đường sạt lở để vào bản. Hôm nào trời mưa to quá thì phải gửi xe máy lại để đi thuyền vượt sông cho ăn chắc. Ấy vậy mà đi nhiều rồi cũng thành quen”, thầy Toàn chia sẻ.

Thầy giáo Lô Văn Tuân đã có 8 năm cắm bản dạy học tại xã Kim Đa, huyện Tương Dương
Thầy giáo Lô Văn Tuân đã có 8 năm cắm bản dạy học tại xã Kim Đa, huyện Tương Dương

Còn thầy giáo Lô Văn Tuân đã có 8 năm làm giáo viên cắm bản. Thầy Tuân quê gốc ở xã Kim Đa (huyện Tương Dương) nhưng nay gia đình đã di dời về xã Thanh Sơn (huyện Thanh Chương) theo Dự án di dân tái định cư phục vụ xây dựng công trình thủy điện Bản Vẽ. 8 năm tình nguyện ở lại “ốc đảo” này, thầy Tuân hết chuyển từ Xốp Cháo sang Cà Moong, rồi lại từ Cà Moong sang Xốp Cháo để dạy chữ cho các em học trò.

Với thầy Tuân, việc cõng xe qua núi đã trở thành “chuyện thường ngày ở bản”. Thầy Tuân kể: “Tuần nào tranh thủ được, em lại vượt rừng hoặc thuê thuyền về nhà thăm vợ con một ngày rồi lại chạy lên ngay. Ở đây, mỗi lần có việc đi đâu đó, anh em trong trường phải bố trí đi cùng nhau để còn hỗ trợ nhau dọc đường. Nếu phải đi một mình rất nguy hiểm, lỡ bị ngã xe hay gặp trời mưa thì chỉ đứng một mình mà khóc thôi”.

Giờ ra chơi của học sinh điểm trường lẻ thuộc Trường Tiểu học Hữu Khuông (huyện Tương Dương)
Giờ ra chơi của học sinh điểm trường lẻ thuộc Trường Tiểu học Hữu Khuông (huyện Tương Dương)

Tại các điểm trường lẻ ở huyện Kỳ Sơn, giáo viên cắm bản cũng vô cùng vất vả mỗi khi có việc phải đi lại. Thầy Nguyễn Quốc Hội, giáo viên cắm tại bản Kèo Pà Tú (điểm trường lẻ của Trường Tiểu học Bắc Lý 2) cho biết, từ trung tâm của xã Bắc Lý vào bản chỉ 15 km nhưng phải đi mất hơn hai giờ đồng hồ. Đây là điểm trường khó khăn nhất của huyện biên giới Kỳ Sơn với con đường vào bản đoạn thì gập ghềnh, dốc dựng đứng, đoạn thì đất đỏ trơn trượt như đổ mỡ.

Với các thầy giáo cắm bản thì chuyện vật lộn với cung đường này đã trở thành quen thuộc. Vào những hôm trời mưa, muốn vào bản, các thầy giáo phải quấn xích vào lốp xe để hỗ trợ nhau cùng vượt qua đoạn đường vất vả.

Được dạy chữ cho các học trò nhỏ ở bản làng vùng cao là niềm hạnh phúc của những người giáo viên cắm bản
Được dạy chữ cho các học trò nhỏ ở bản làng vùng cao là niềm hạnh phúc của những người giáo viên cắm bản

Thầy Nguyễn Quốc Hội kể cho chúng tôi nghe một kỷ niệm vui rằng, lúc thầy mới có người yêu ở quê nhà, mỗi lần về Tết chở người yêu đi chơi, mở nắp cốp xe ra đổ xăng thấy đầy cả xích xe trong đó. Người yêu cứ thắc mắc không hiểu sao thầy giáo lại  "tích trữ" nhiều xích xe vậy? Thầy đành thú thật, mỗi lần về quê, đến tiệm sửa xe nào thấy họ vứt lại những chiếc xích thừa là thầy xin về bỏ vào cốp xe để dùng dần và mang lên trường tặng cho các đồng nghiệp.

Vất vả là thế nhưng những giáo viên cắm bản vẫn kiên trì, tâm huyết với con đường mình đã chọn lựa. Với họ, niềm hạnh phúc nhất là mang được cái chữ đến cho các học trò nhỏ nơi bản làng vùng cao.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Ngày vui thống nhất non sông

Ngày vui thống nhất non sông

Sự kiện - Bình luận - PV - 2 giờ trước
Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.