Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giáo viên cắm bản

Đào Thọ - 10:57, 07/12/2020

Họ, những người tuổi đời còn rất trẻ, nhưng đã tình nguyện vượt rừng, vượt suối đến nơi khó khăn nhất để “gieo” chữ. Bao nỗi vất vả chẳng thể nào kể hết được, nhưng trong ánh mắt ấy vẫn ánh lên niềm hạnh phúc khôn tả khi nhìn đám học trò đến trường chăm chỉ học tập. Và, cũng có những người đã được dân bản làm lễ để trở thành người con của dòng họ trong bản ấy.

Những giáo viên vùng cao Nghệ An đi cắm bản.
Những giáo viên vùng cao Nghệ An đi cắm bản.

Đẩy xe vào bản dạy học

Từ trung tâm của xã đi vào bản Sao Va, xã Bảo Thắng, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) chỉ với 10km nhưng cũng phải mất hơn 1 giờ đồng hồ chúng tôi mới đặt chân tới điểm lẻ của Trường Phổ thông cơ sở Bảo Thắng. Đây là điểm trường khó khăn thuộc diện bậc nhất của huyện biên giới Kỳ Sơn, với 4 thầy giáo cắm bản. Con đường gập ghềnh không thể nào nói hết được. Đoạn thì dốc dựng đứng, đá ngổn ngang, đoạn thì đất đỏ trơn trượt như muốn cản trở bước chân người.

Dường như đã trở thành thói quen, cứ thấy trời mưa phùn là 4 giáo viên cắm bản nơi đây lại mang chiếc xích dài ra quấn vào lốp xe. Theo thầy Lầu Bá Rùa thì đây là phương pháp hữu hiệu nhất để chống trơn. Tuy nhiên, mỗi lần đến trường họ cũng phải đi thành từng tốp để hỗ trợ lẫn nhau.

Trong bữa cơm tối đơn sơ bên ánh nến mập mờ, thầy giáo La Quang Pháp, một giáo viên mới vào ngành kể với chúng tôi rằng: Mới được đi dạy thầy đã xin lên nơi thâm sơn cùng cốc này. Ngày trước, những tưởng con đường cũng không đến nỗi khó khăn, nhưng mỗi lần mưa xuống, mấy anh em đi vào toàn phải 3 - 4 người thay phiên nhau đẩy từng chiếc xe qua vùng trơn trượt thầy mới hiểu được cái khó khăn vất vả của vùng đất ai nghe nói đến cũng đã khiếp sợ này. “Ba tháng em lên đây, ngày nắng ráo chỉ đếm được trên đầu ngón tay, còn lại toàn mưa gió. Em cũng chẳng nhớ mình đã ngã xe bao nhiêu lần nữa. Vào đến trường là quần áo, xe cộ chẳng khác chi mới đi làm ruộng về. Ấy vậy mà đi nhiều rồi cũng thành quen”, thầy Pháp chia sẻ.

Thầy giáo Lầu Bá Rùa vật lộn với cung đường khó để đến trường.
Thầy giáo Lầu Bá Rùa vật lộn với cung đường khó để đến trường.

Bên bát mì còn nghi ngút khói là bữa ăn chính dường như đã thành quen của giáo viên nơi đây, thầy Lầu Bá Rùa bảo rằng: “Nhà em ở tận xã Nậm Càn, cách đây hơn 60km. Tuần nào tranh thủ được em lại vượt rừng về nhà thăm gia đình 1 ngày rồi lại lên ngay. Ở đây mỗi lần đi vào hay đi ra anh em trong trường đều phải đi với nhau để còn giúp nhau nữa. Chứ đi một mình rất nguy hiểm, lỡ có ngã xe hay gặp trời mưa không có người khiêng xe cho là chỉ đứng mà khóc. Rồi những lúc thiếu thức ăn, anh em cũng phải tranh thủ xuống suối bắt con ốc, con cua, con cá để có cái mà cải thiện chứ không dám bỏ trường, bỏ lớp mà ra trung tâm xã”.

Từ trung tâm bản Sao Va, chúng tôi đi xe máy chừng 500m rồi gửi lại ở nhà một hộ dân. Gần 3 giờ đồng hồ leo từ núi này qua núi khác, rồi lại men theo những con suối chảy xiết khiến mồ hôi ướt đầm. Thấy thầy giáo đến, Cụt Văn Dần cùng đứa em đang chơi bên căn chòi nhỏ chạy nép vào một góc lý nhí chào. Bố mẹ Dần bảo rằng, do phải lo việc nương rẫy, con để ở nhà không có gì ăn nên phải mang theo chúng đi. Nghe nói vậy, thầy Pháp vội rút ra mấy tờ tiền dúi vào tay bố Dần để anh mua thức ăn dự trữ cho con. Sau câu chuyện, chúng tôi cùng học sinh xuống núi. “Thế đấy, đồng lương chẳng là bao nhưng phải trích ra để mong các cháu có thức ăn mà đến trường”, thầy Pháp thốt lên. Lời nói từ tận đáy lòng ấy khiến chúng tôi ấm áp biết dường nào.

Đặt tên cho thầy, cô giáo

Trên đỉnh Pu Lon, cách trung tâm xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) có hai bản người Mông cư trú, là bản Đống Trên và Đống Dưới. Nơi đây có độ cao 1.700m so với mực nước biển, khí hậu quanh năm lạnh giá. Cũng tại đây, vợ chồng thầy giáo Nguyễn Hồ Quang đã có thâm niên hơn 10 năm cắm bản.

Thầy Nguyễn Hồ Quang quê ở xã Yên Khêm, huyện Con Cuông (Nghệ An), còn vợ thầy, cô Võ Thị Minh Bình quê ở Cát Văn, Thanh Chương (Nghệ An). Tốt nghiệp ngành Sư phạm, thầy Quang và cô Bình cùng xin lên công tác tại đây. Hai người gặp nhau rồi đi đến hôn nhân nhờ những năm dài cùng cắm bản ở những nơi khó khăn nhất nhì của huyện.

Thầy giáo Nguyễn Hồ Quang đến nhà học sinh để hướng dẫn các em học bài.
Thầy giáo Nguyễn Hồ Quang đến nhà học sinh để hướng dẫn các em học bài.

Qua những năm tháng miệt mài ở bản, giờ đây vợ chồng thầy Quang đã có thể nói tiếng Mông như một người Mông thực thụ. Thầy còn là cầu nối cho những người ở xuôi lên công tác, hay buôn bán với đồng bào dân tộc Mông. Quả thực, nhìn căn nhà gia đình thầy ở và những vật dụng trong nhà khó ai có thể phân biệt được đó là nhà của thầy giáo người Kinh lên đây dạy học. Giờ đây, mỗi lần có học sinh nghỉ học, chỉ cần thấy thầy, cô đến vận động là gia đình cho con đến trường ngay, bởi “thầy nói thì cũng như bà con trong bản mình nói thôi mà” (lời của một già làng).

Không chỉ nói được tiếng Mông như một người Mông thực thụ, thầy Quang còn viết được cả chữ viết của đồng bào. Nhiều năm liền, thầy tham gia dạy chữ viết cho học sinh người Mông.“Mình lên đây dạy ở cái bản khó khăn nhất của xã, thấy thương bà con và các em quá nên xin ở lại đây luôn. Bây giờ từng cái cây, ngọn cỏ trên dãy Pu Lon này đều quen thuộc quá rồi. Cái tên Hạ Chồng Của của mình bây giờ cũng là do bà con làm lễ đặt cho đấy”, thầy Quang thủ thỉ.

Nói về điều này, Trưởng bản Đống Trên và Đống Dưới, anh Hạ Bá Bì cho hay: Bà con dân bản thấy vợ chồng thầy Quang cắm bản lâu năm, lại xin chuyển hộ khẩu lên đây ở luôn với bà con, nên họ rất quý. Thầy lại thông thạo tiếng nói, chữ viết và cả phong tục, tập quán của người Mông nữa, nên mọi người mới xin ý kiến già làng tổ chức một buổi lễ đặt tên cho thầy. Đây là một tiền lệ chưa từng có ở bản Đống. Tất nhiên, già làng cũng đồng ý, vì thương thầy cống hiến cho bản làng mình đã lâu.

Vậy là dân bản mỗi người góp ít tiền mua con lợn về thịt để làm lễ xin cho thầy Quang được nhập họ và đổi sang tên người Mông. Sau buổi lễ, mọi người đều gọi thầy là Hạ Chồng Của. Đến bây giờ, thầy Quang vẫn rất tự hào vì mình có hai họ tên. “Nhiều người thấy như vậy cứ trêu đùa tôi là quên mất bản thân là người Kinh rồi. Nhưng tôi lại rất vui, vì đó là tấm lòng của bà con dân bản dành cho tôi. Còn gốc gác mình thì làm sao quên được”, thầy Quang nói.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở đất tại Kỳ Liên (Hà Tĩnh)

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở đất tại Kỳ Liên (Hà Tĩnh)

Thời sự - BDT - 19:05, 07/05/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Công điện số 45/CĐ-TTg ngày 7/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở đất tại phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 16:45, 07/05/2024
Dự án Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) với kinh phí gần 20,8 tỉ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Đây là Dự án nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025.
Phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống

Phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống

Chính sách dân tộc - Nguyệt Anh - 16:26, 07/05/2024
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1194/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản và Người có uy tín vùng đồng bào DTTS.
Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Sức khỏe - Như Ý - 16:00, 07/05/2024
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, rất dễ lây và thường gặp ở trẻ em. Việc nhận biến các biểu hiện, hiểu rõ về cách phòng ngừa và điều trị bệnh sẽ giúp bệnh dễ kiểm soát, trẻ nhanh hết bệnh. Đặc biệt, nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện bất thường khi mắc bệnh, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị ngay lập tức.
Lần đầu tiên tổ chức Festival 100 năm cây Dừa sáp Trà Vinh

Lần đầu tiên tổ chức Festival 100 năm cây Dừa sáp Trà Vinh

Tin tức - Nguyệt Anh - 15:30, 07/05/2024
Thông tin từ UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, Festival 100 năm cây Dừa sáp lần đầu tiên được tỉnh Trà Vinh tổ chức nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu, giá trị của trái dừa sáp Trà Vinh. Festival sẽ được tổ chức kết hợp với Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè vào cuối tháng 8/2024.
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thời sự - Tào Đạt - 15:04, 07/05/2024
Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" đã diễn ra vào sáng ngày 7/5/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Kinh tế - Minh Nhật - 14:46, 07/05/2024
Ngày 7/5, khoảng 15 tấn củ sen cấp đông của Đồng Tháp chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản. Lễ công bố xuất khẩu lô sen sang thị trường Nhật Bản là một trong những hoạt động của Lễ hội Sen lần thứ II năm 2024, của tỉnh Đồng Tháp.
Nữ nghi phạm 69 tuổi giấu trong người nhiều gói ma túy dạng

Nữ nghi phạm 69 tuổi giấu trong người nhiều gói ma túy dạng "cỏ Mỹ"

Pháp luật - Minh Nhật - 14:30, 07/05/2024
Một nữ nghi phạm 69 tuổi tại Đà Nẵng bị công an phát hiện đang tàng trữ đến 273 gói ni lông chứa “cỏ Mỹ” trong người.
Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 14:10, 07/05/2024
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Man United có chuyến làm khách trên sân của Crystal Palace. Trên sân Selhurst Park, Man United đã có màn trình diễn thảm họa và nhận thất bại nặng nề với tỉ số 4-0.
Bắt nhóm đối tượng mang quốc tịch Lào chở số lượng lớn ma túy vào Việt Nam

Bắt nhóm đối tượng mang quốc tịch Lào chở số lượng lớn ma túy vào Việt Nam

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 14:04, 07/05/2024
6 đối tượng mang quốc tịch Lào vừa bị lực lượng Bộ đội Biên phòng bắt giữ, khi dùng ô tô 16 chỗ vận chuyển 121 kg ma túy.