Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Về Bình Liêu khám phá thác Khe Vằn

Lam Anh (t/h) - 13:15, 16/02/2022

Nếu một ngày mệt mỏi với khói bụi thành phố, muốn hòa mình với núi rừng hoang sơ, chinh phục thác Khe Vằn – thác ba tầng nước đẹp nhất Quảng Ninh sẽ là một trải nghiệm thú vị.

 

Thác 3 tầng hút hồn du khách
Thác 3 tầng hút hồn du khách

Thác khói lớn nhất Quảng Ninh

Thác Khe Vằn thuộc xã Húc Động, cách trung tâm thị trấn Bình Liêu, khoảng 10km. Thác Khe Vằn bắt nguồn từ dãy Khe Vằn thuộc độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, được coi là một thác nước lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh. Cái tên Khe Vằn bắt nguồn từ tiếng đồng bào địa phương quen gọi. Vằn là khói, Khe Vằn là khe nước có khói.

Với độ cao con thác lên tới gần 100m, từ trên cao, dòng nước ào ào đổ xuống mạnh mẽ, bọt tung trắng xóa, tạo thành những con nước li ti mềm mại như khói. Nắng chiếu lung linh, huyền ảo, khiến cho không gian núi rừng đẹp như một bức tranh.

Và bức tranh thiên nhiên ấy cũng đẹp theo sắc thái của từng mùa. Mùa mưa, nước cuồn cuộn tuôn trào, chảy xối xả khiến cho không gian núi rừng thêm hùng vĩ, rộng lớn, khoáng đạt. Mùa khô, dòng thác hiền hòa như một bản tình ca của núi. Mỗi tầng thác lại mang một vẻ đẹp khác nhau.

Ở tầng thác đầu tiên nơi bạn dừng chân là một hồ nước trong xanh. Bạn có thể nhìn thấu những hòn cuội, những con cá nhỏ bơi tung tăng dưới đáy. Những cây cỏ, hoa lá mọc trên vách đá tạo cho khung cảnh nơi này thêm thi vị, nên thơ. Bạn có thể ngồi xuống, đưa chân khỏa dòng nước mát tận hưởng sự mát lạnh của hơi nước, sự khoan khoái của không khí trong lành.

Ngoài ngao du sơn thủy đến Bình Liêu du khách còn được lắng nghe những giai điệu hát Then đàn tính của đồng bào Tày
Ngoài ngao du sơn thủy, đến Bình Liêu du khách còn được lắng nghe những giai điệu hát Then - đàn Tính của đồng bào Tày

Ở bên góc phải của hồ nước là một quần thể đá sừng sững khiến cho tâm trí bạn có thể thỏa sức tưởng tượng những hình thù như tượng voi phục, hình quả trứng khủng long khổng lồ…

Anh Tô Đình Hiệu, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông văn hóa huyện Bình Liêu giới thiệu: "Ở dưới tầng thứ nhất mọi người có thể nghỉ ngơi, thư giãn, tận hưởng những bụi nước li ti để xóa tan những mệt mỏi của một quãng đường dài để đến Bình Liêu. Hoặc người Bình Liêu vào đó để xua tan đi những mệt mỏi của những ngày thường. Những người dân ở trong Húc Động đi làm, đi lao động trên đường về đi qua thác Khe Vằn cũng có thể ngồi ở đấy nghỉ hóng mát. Ngồi một lúc thôi sẽ tan hết mọi mệt nhọc".

Lên đến tầng thác thứ 2, dòng thác đổ xuống được chia làm hai, tạo thành con thác lớn và con thác bé. Hai con thác đổ so le nhau, bụi nước túa ra, bắt gặp ánh nắng mặt trời để rồi tạo ra những sắc màu cầu vồng lấp lánh.

Tầng thác thứ 3 là một không gian rất là rộng. Có một hồ nước trong xanh, cuốn hút du khách bởi vì lên tầng thác thứ 3 cảm giác như bể bơi vô cực ở trên cao. Phóng tầm mắt ra nhìn thấy ngọn núi Cao Xiêm – ngọn núi cao nhất ở Bình Liêu và ngắm những bản làng ở chân núi, ngắm ruộng bậc thang – Một bức tranh về cuộc sống bản làng miền núi thu vào tầm mắt.

Thưởng thức hương rừng

Xung quanh thác Khe Vằn là bản làng của người Sán Chỉ. Xã Húc Động tập trung đến hơn 82% bà con dân tộc Sán Chỉ. Sau khi tham quan, ngồi chơi thác xong, bạn có thể tìm đến bản làng trải nghiệm cuộc sống của bà con.

Du khách có thể cùng với bà con người Sán Chỉ trồng dong riềng, lao động ở ngoài đồng, hoặc tham gia vào những việc cuộc sống hàng ngày của người Sán Chỉ. Nếu có nhu cầu, các du khách có thể đề nghị đồng bào Sán Chỉ hát soóng cọ cho nghe. Đây là làn điệu dân ca đặc trưng của người Sán Chỉ.

Địa phương có nghề làm miến dong truyền thống. Nếu đến Húc Động vào mùa hoa dong riềng nở, quanh bản, quanh đồi mướt một màu xanh và rực đỏ sắc hoa. Dịp thu hái, những cánh đồng hoa dong riềng nhộn nhịp tiếng nói cười. Nếu muốn, bạn cũng có thể trở thành một nông dân thực thụ đi thu hoạch dong riềng cùng bà con.

Thiếu nữ Sán Chỉ trong trang phục truyền thống tại hội đình Lục Nà (Bình Liêu)
Thiếu nữ Sán Chỉ trong trang phục truyền thống tại hội đình Lục Nà (Bình Liêu)

Ngoài ra, du khách cũng có thể cùng với đồng bào người Sán Chỉ trải nghiệm các công việc như gặt lúa vào mùa gặt, hoặc là bóc quế, hoặc là hái hồi. Hồi với quế là loại cây trồng đặc trưng ở Bình Liêu. Đồng bào làm tinh dầu, là gia vị sử dụng trong các món ăn truyền thống. Đến vào mùa thu hoạch hồi bạn sẽ có cảm giác cả không gian được ướp hương hồi vậy. Đi trên vùng đất thơm, mỗi bước chân dường như cũng quyện hương của hồi.

Nếu có thời gian, bạn hãy ghé chơi ngôi nhà của đồng bào Sán Chỉ. Những năm gần đây, nhiều gia đình cũng bắt đầu làmdu lịch homestay. Bạn sẽ được thưởng thức hương vị gà nấu miến dong, những món ăn mang hương vị của hồi, của quế.

"Đặc trưng nhất người bản ở đây sẽ cho các bạn thưởng thức món gà của Bình Liêu nấu với miến dong. Cách nấu gà có lẽ mỗi một nơi có sự làm chín khác nhau. Tuy nhiên, gọi là gà Bình Liêu thì chắc chắn sẽ có vị riêng của Bình Liêu. Tôi tin chắc rằng các bạn đã ăn rồi thì sẽ khó tìm được ở nơi nào khác nó có một hương vị như vậy", anh Tô Đình Hiệu, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông văn hóa huyện Bình Liêu nói.

Đến Húc Động mùa ốc, bạn tha hồ mà thưởng thức những món ốc núi của bà con Sán Chỉ. Ốc núi thơm ngon, được chế biến theo cách đặc trưng chỉ có ở bà con nơi này. Ốc được bắt ở những khe suối Húc Động, mang về nấu hoặc xào với rượu và măng chua cho vị ngọt, mát.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 11 phút trước
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tain nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 3 giờ trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 3 giờ trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 4 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 4 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 6 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 6 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 7 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 8 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.