Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhịp cầu nhân ái

Tình người thời đại dịch Covid-19 ở Preah Sihanouk, Campuchia

PV - 11:50, 17/11/2020

Khi dịch Covid-19 bùng phát, người gốc Việt tại tỉnh Preah Sihanouk (Campuchia) bị mất việc làm hàng loạt, mất thu nhập vì tác động của dịch, nhiều người đứng trước tình trạng thiếu đói.

Người gốc Việt ở Preah Sihanouk tương trợ nhau mùa Covid-19. (Nguồn: TTXVN)
Người gốc Việt ở Preah Sihanouk tương trợ nhau mùa Covid-19. (Nguồn: TTXVN)


Không có nhiều thông tin, hoang mang và lo lắng tột cùng là tâm trạng chung của hàng trăm người gốc Việt tại tỉnh Preah Sihanouk khi những dấu hiệu đầu tiên của  dịch Covid-19 xuất hiện trên địa bàn tỉnh vào những ngày đầu tháng Ba. Trước những khó khăn của cộng đồng người gốc Việt trên địa bàn lãnh sự và diễn biến dịch bệnh đầy bất ngờ, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại tỉnh Preah Sihanouk đã nỗ lực nắm bắt tình hình.

Đầu tiên là việc lập một nhóm trên mạng xã hội kết nối toàn bộ các ban chấp hành Hội Khmer-Việt Nam trong khu vực với Tổng Lãnh sự quán để hàng ngày cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh tại Campuchia cũng như tại Việt Nam, hướng dẫn bà con cách phòng tránh dịch.

Việc lập nhóm thông tin đã giúp Tổng lãnh sự cập nhật được tình hình sức khỏe cộng đồng gốc Việt trong khu vực lãnh sự cũng như mức độ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với bà con.

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Preah Sihanouk tổ chức quyên góp trong khu vực lãnh sự quán, quyên góp tiền của cán bộ, nhân viên Tổng Lãnh sự quán để mua khẩu trang và một số vật tư y tế đến giúp bà con, tổ chức bốn đợt phát đồ cứu trợ Covid-19 cho cộng đồng gốc Việt từ tháng 3/2020 đến nay.

Vào thời điểm đầy khó khăn như vậy, không ít bà con người gốc Việt tại Preah Sihanouk, dù bản thân hoàn cảnh kinh tế cũng gặp không ít thách thức, nhưng đã bỏ tiền túi, nhiệt tình tham gia các hoạt động cứu trợ, cung cấp thông tin giúp cộng đồng vượt khó. Đó là trường hợp của ông Sok Tai Tha, sinh năm 1967, Ủy viên ban chấp hành Hội Khmer-Việt Nam chi nhánh tỉnh Preah Sihanouk.

Nhìn nhận lại một giai đoạn khó khăn trong giai đoạn đầu dịch Covid-19 bùng phát, Tổng Lãnh sự Preah Sihanouk Vũ Ngọc Lý đánh giá cao nghĩa cử của ông Sok Tai Tha trong hoạt động cộng đồng: “Điểm nổi bật của Sok Tai Tha là ông đã giúp đỡ rất nhiều người gốc Việt trong khu vực lãnh sự và trong số những người được giúp đỡ đến nay nhiều người đã vượt qua được khó khăn và cuộc sống dần khấm khá. Ông đã trực tiếp bỏ tiền, vật chất, hỗ trợ cho 57 hộ bà con gặp khó khăn ở thành phố Sihanoukville trước thềm Tết Chol Chnam Thmay (Chôl Chnăm Thmây) của người Khmer.

Bên cạnh đó, Sok Tai Tha còn chủ động đi vận động các nhà hảo tâm khác để cùng chung tay góp sức hỗ trợ bà con, cùng chúng tôi đi đến các tỉnh trong khu vực lãnh sự và trực tiếp bỏ tiền mua khoảng 1 tấn gạo hỗ trợ cho hơn 40 hộ người gốc Việt và hơn chục hộ người Campuchia về gạo và cả vật tư y tế".

Tinh thần tương thân, tương ái của ông Sok Tai Tha đã tạo động lực rất nhiều bà con cùng chung tay đóng góp hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Campuchia. Ông Thạch Thanh, 62 tuổi, người gốc Việt tại Preah Sihanouk chia sẻ: “Tôi biết anh Sok Tai Tha được gần hai chục năm nay rồi. Với cộng đồng người Việt ở đất Campuchia, anh giúp đỡ hết mình cho những người khó khăn".

Cuộc sống dẫu còn nhiều bộn bề lo toan với công việc mưu sinh hàng ngày, nhưng điều quý giá nhất là những nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, đặc biệt là tinh thần vì cộng đồng, “lá lành đùm lá rách, một miếng khi đói bằng một gói khi no”.

Đâu đó, trên đất nước Campuchia, trong cộng đồng người gốc Việt còn nhiều hoàn cảnh khó khăn, nhưng những hành động đẹp, những nghĩa cử trong thời kỳ đại dịch Covid-19 thực sự là tấm gương đẹp, góp phần lan tỏa truyền thống dân tộc, dù ở bất cứ đâu trên thế giới./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

5.000 ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Điện Biên được hoàn thành trong hơn 200 ngày đêm. Đây là kết quả phản ánh những nỗ lực của địa phương trong thực hiện Đề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (Đề án 09). Thành công này, càng khẳng định tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết của toàn hệ thống chính trị chung tay thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đối với hộ đồng bào nghèo.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 1 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.
Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Xã hội - Thảo Linh - 1 giờ trước
Ngày ấy, Đưng K’Nớ là một vùng đất lọt thỏm giữa những cánh rừng nguyên sinh của dãy Bidoup – Núi Bà. Cuộc sống giữa chốn rừng già, tự cung tự cấp, bà con người Cơ Ho chỉ nghĩ đến kiếm cái ăn, cái mặc qua ngày cũng đã khó… nhưng nay, Đưng K’Nớ đã thay da đổi thịt, cuộc sống no ấm đang về trên vùng đất này.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 4 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 4 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 4 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” ở Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” ở Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

Tin tức - PV - 5 giờ trước
Sáng 30/4, tại Kỳ đài Hiền Lương thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2024 và 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị 1/5/1972-1/5/2024.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 11 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 15 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.