Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sự ì ạch của một dự án khẩn cấp

PV - 17:05, 13/03/2019

Khu tái định cư (TĐC) bản Quắn, xã Liên Hợp và bản Pật thuộc Dự án di dân khẩn cấp khỏi vùng thiên tai, sạt lở đất ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) được thực hiện từ năm 2011. Đến nay, ngoài những hạng mục chính đã hoàn thành, các hộ dân đã đến ở nhưng hàng loạt các công trình phụ trợ như đường giao thông, điện, nước… chưa được thực hiện. Cuộc sống người dân tại khu TĐC gặp rất nhiều khó khăn...

Bản Quắn, xã Liên Hợp và bản Pật, xã Châu Tiến (huyện Quỳ Hợp) trước đây nằm sát ở bờ khe Đục. Khi mùa mưa lũ thường xuyên phải đối diện với cảnh ngập lụt, sạt lở đất và nguồn nước bị ô nhiễm do khai thác quặng ở phía thượng nguồn khe Đục. Để đảm bảo an toàn cho cuộc sống 73 hộ dân nơi đây, năm 2010 chính quyền huyện Quỳ Hợp đã xây dựng kế hoạch TĐC cho các hộ dân thuộc 2 bản gồm bản Quắn và bản Pật.

Dự án di dân và xây dựng khu TĐC do UBND huyện làm chủ đầu tư, tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 1 gần 19 tỷ đồng; trong đó ngân sách Trung ương 80% để thực hiện các hạng mục như chính san lấp, làm nhà, hỗ trợ di dời…; ngân sách địa phương và các nguồn huy động 20% để xây dựng các hạng mục phụ trợ như cầu tràn và một số cống, kè và mương thoát nước, đường lên khu tái định cư; hệ thống điện, nước…

Đường vào bản Quắn, nham nhở, dốc cao khó khăn cho việc đi lại của người dân. Đường vào bản Quắn, nham nhở, dốc cao khó khăn cho việc đi lại của người dân.

Hiện, giai đoạn 1 đã kết thúc và có 33 hộ dân chuyển về khu TĐC sinh sống. Tuy nhiên, do các công trình phụ trợ chưa được thực hiện, cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, do đó số hộ dân trong Dự án cần di dời khẩn cấp vẫn chưa chuyển về Khu TĐC để sinh sống.

Bà Lô Thị Lan, người dân sống trong khu TĐC bản Quắn bộc bạch: Sống chỗ cũ thì lo ngập lụt nhà trôi, sạt lở. Về nơi mới thì không điện, không đường, nước sinh hoạt cũng không có. Bà con ở đây phải góp tiền, mua ống dẫn nước từ núi cao về rồi luân phiên chuyển đường ống nước đến từng nhà hứng vào bể để dùng. “Dẫu sao ở thời điểm này cũng đang có nước mà sinh hoạt. Ít ngày nữa, khi trời nắng, khô hạn, nước nguồn cạn kiệt không biết lấy nước đâu mà dùng…”, bà Lan cho biết.

Cùng chung nỗi niềm, chị Vi Thị Mai, bản Pật, xã Châu Tiến cho biết: Đã nhiều lần người dân kiến nghị lên huyện; tại các cuộc tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND, người dân đã trình bày nguyện vọng này nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Trao đổi về thực tế này, đại diện Ban Quản lý Dự án huyện Quỳ Hợp cho biết: Dự án đã qua vài lần điều chỉnh dự toán, đến năm 2016, với tổng kinh phí lên hơn 19,6 tỷ đồng. Mục tiêu của Dự án là di dời khẩn cấp 73 hộ dân ở bản Quắn, xã Liên Hợp và bản Pật, xã Châu Tiến. 2 khu tái định cư ở xã Châu Tiến và xã Liên Hợp đã hoàn thành được công tác san lấp mặt bằng, nhưng về phần kinh phí thì đang nợ các nhà thầu trên 5,4 tỷ đồng; còn việc đầu tư hạ tầng cơ sở thì vẫn chưa được bố trí vốn nên mọi việc thi công phải dừng ở đây.

Trước những bức xúc của người dân ở các khu TĐC, năm 2018, ông Huỳnh Thanh Điền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng Đoàn công tác đã đến kiểm tra thực trạng xây dựng khu TĐC bản Quắn và bản Pật; qua đó chỉ rõ những hạn chế của huyện Quỳ Hợp đó là: chưa chủ động phối hợp với các ngành cấp tỉnh để tranh thủ, vận động các nguồn vốn nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành.

Bên cạnh đó, việc đôn đốc, chỉ đạo của huyện chưa tốt; các sở, ngành chuyên môn chưa kiểm tra chặt chẽ để có giải pháp chỉ đạo kịp thời; chưa bố trí vốn phù hợp cho dự án dẫn đến tình trạng chậm trễ trong thi công, gây bức xúc trong dư luận…

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An cũng yêu cầu chủ đầu tư là UBND huyện Quỳ Hợp cần huy động các nguồn vốn hợp pháp khác, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành các hạng mục thiết yếu để ổn định cuộc sống cho người dân…

Mặc dù, người dân phản ánh, chính quyền tỉnh đã chỉ đạo nhưng đến thời điểm hiện nay, khu TĐC bản Quắn và bản Pật vẫn dậm chân tại chỗ. Không biết bao giờ người dân sống ở đây được an cư? Câu hỏi này xin dành cho lãnh đạo UBND huyện Quỳ Hợp giải đáp cho người dân.n

MINH THỨ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 29 phút trước
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 3 giờ trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 3 giờ trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 4 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 4 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 6 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 6 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 7 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 8 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.