Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sóc Trăng: Thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo

Phương Nghi - 11:59, 15/03/2021

Thời gian qua, bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, công tác giảm nghèo của tỉnh Sóc Trăng đã có những chuyển biến tích cực, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ nguồn vốn Chương trình 135, cơ sở hạ tầng nông thôn ở Sóc Trăng được đầu tư xây dựng khang trang
Từ nguồn vốn Chương trình 135, cơ sở hạ tầng nông thôn ở Sóc Trăng được đầu tư xây dựng khang trang

Huy động nhiều nguồn lực cho giảm nghèo

Tại tỉnh Sóc Trăng, 5 năm qua, các chương trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (MTQGGNBV) đã phát huy hiệu quả tích cực. Trong giai đoạn 2016 - 2020, nguồn lực đầu tư cho Chương trình đã được nâng lên rõ rệt, với kinh phí triển khai thực hiện gần 479 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển trên 334 tỷ đồng, vốn sự nghiệp gần 145 tỷ đồng.

Ngoài các nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước bố trí, Sóc Trăng luôn quan tâm và tập trung huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện tốt việc hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo; trợ cấp xã hội, cấp thẻ bảo hiểm y tế, trợ cấp đột xuất cho các đối tượng…

Bên cạnh đó, với các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cho vùng có đông bào dân tộc thiểu số sinh sống như: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí trên 83,6 tỷ đồng; hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên 23 tỷ đồng... Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức cho người dân, phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc trong tỉnh.

Ông Danh Sung, một nông dân Khmer ở ấp Trà Ông xã Viên Bình (huyện Trần Đề – Sóc Trăng), chăm sóc đàn bò sinh sản của gia đình. Anh được Ngân hàng Chính sách Xã hội hỗ trợ vay 30 triệu đồng để mua hai con bò về nuôi. Ðến nay, gia đình anh đã 4 con bò thịt, thu nhập hằng năm bảo đảm cuộc sống gia đình và nuôi hai con học đại học.
Ông Danh Sung, một nông dân Khmer ở ấp Trà Ông xã Viên Bình (huyện Trần Đề – Sóc Trăng), chăm sóc đàn bò sinh sản của gia đình. Anh được Ngân hàng Chính sách Xã hội hỗ trợ vay 30 triệu đồng để mua hai con bò về nuôi. Ðến nay, gia đình anh đã 4 con bò thịt, thu nhập hằng năm bảo đảm cuộc sống gia đình và nuôi hai con học đại học.

Theo bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, để thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình MTQGGNBV giai đoạn 2016 - 2020, Sóc Trăng thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến người dân bằng nhiều hình thức. 

Hiện này, toàn tỉnh đã có 7 xã khu vực III được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (có 3 xã được công nhận hoàn thành Chương trình 135), 7 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, góp phần nâng xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới lên 50 xã. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều năm 2016 là 57.814 hộ (chiếm 17,89%)  giảm xuống còn 8.617 hộ (chiếm 2,66%) cuối năm 2020; số hộ nghèo dân tộc Khmer giảm từ 26,90% xuống còn 4,13%.

Vùng quê “khoác áo” mới

Đến Trà Ông, một trong những ấp đặc biệt khó khăn của xã Viên Bình, huyện Trần Đề, để cảm nhận sự đổi thay rõ rệt trong đời sống kinh tế-xã hội của đồng bào Khmer nơi đây.  Ông Danh Sung, một nông dân người Khmer tại ấp đã thoát nghèo thành công nhờ vốn vay xóa đói, giảm nghèo do địa phương hỗ trợ. Ông Sung kể, trước kia, khi Chương trình 135 chưa “phủ sóng”, cuộc sống của người Khmer ở đây rất cơ cực. Bà con quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng cuộc sống vẫn khó khăn.

“Sau khi “cơn gió lành” mang tên Chương trình 135 thổi vào những vùng DTTS nghèo  của xã Viên Bình, cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, hệ thống thủy lợi nội đồng được cải thiện. Cùng với sự vận động của chính quyền địa phương, đồng vốn xóa nghèo của Nhà nước, đồng bào Khmer ở ấp Trà Ông đã bắt tay chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng thêm thu nhập”, ông Sung nói.

Nhiều mô hình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp hiệu quả giúp đồng bào Khmer ở Sóc Trăng thoát nghèo bền vững
Nhiều mô hình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp hiệu quả giúp đồng bào Khmer ở Sóc Trăng thoát nghèo bền vững

Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng ban Nhân dân ấp Trà Ông, ông Kim Rông vui mừng kể: “Hiện tại, hộ nghèo của ấp chỉ còn 1,8%, hộ cận nghèo còn 2,6%, 98,5% hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”... Thành quả ấy đều bắt nguồn từ chủ trương giúp đỡ đồng bào xóa nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhà nước”.

Còn tại xã Lâm Kiết (huyện Thạnh Trị) phum sóc đã có nhiều khở sắc, cơ sở hạ tầng xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Nói về sự đổi thay của làng quê mình đang sống, ông Sơn Thương, ở ấp Kiết Lợi (xã Lâm Kiết, huyện Thạnh Trị) chia sẻ: “Khoảng 10 năm trở lại đây, đời sống bà con Khmer ở sóc này khá sung túc. Ấp Kiết Lợi được Nhà nước đầu tư các tuyến đường giao thông, đào kênh thủy lợi rộng khắp, có cả trạm bơm điện... Đặc biệt là người dân được hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi cùng việc hỗ trợ cây, con giống từ các chương trình, dự án nên việc trồng trọt, chăn nuôi thuận lợi hơn”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 3 phút trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đổi thay nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách

Đổi thay nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách

Kinh tế - Phương Linh - 7 phút trước
Trong những năm qua, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Lắk đã triển khai Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Nghị định 28). Hiệu quả tín dụng chính sách cho thấy, người DTTS trong tỉnh đã tiếp cận được nguồn vốn vay để đầu tư xây dựng nhà ở, chuyển đổi nghề và sản xuất, hướng đến vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 10 phút trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 14 phút trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 2 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 3 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 4 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 4 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.
Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Xã hội - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Ngày 28/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 (trực thuộc Saigon Times Club) tặng 732 phần quà cho các em học sinh DTTS xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum).
Carnaval Hạ Long 2024:

Carnaval Hạ Long 2024: "Bừng sáng cùng Kỳ quan"

Trang địa phương - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Ngày 28/4, tại Bãi tắm Công viên Đại Dương, Tp. Hạ Long (Quảng Ninh), lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan” chính thức khai mạc.