Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Rừng thông 2 lá ở Huyện Khánh Sơn (khánh hòa): Cần có biện pháp bảo vệ trước khi quá muộn

PV - 14:12, 01/06/2018

Do khai thác không đúng cách, hàng trăm ha thông trồng từ những năm 1990 tại xã Ba Cụm Nam (huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa) đã trở nên kiệt quệ. Điều đáng nói sự việc diễn ra trong một thời gian khá dài, nhưng các ngành chức năng địa phương không có biện pháp để ngăn chặn.

Rừng thông trước nguy cơ xóa sổ

Rừng thông Ba Cụm Nam là rừng thông 2 lá, được trồng từ những năm 1990. Từ năm 2006, thực hiện quyết định của UBND tỉnh Khánh Hòa, Ban quản lý rừng phòng hộ Khánh Sơn đã bóc tách, giao hơn 331ha rừng thông cho UBND xã Ba Cụm Nam quản lý; phân chia cho các hộ đồng bào DTTS bảo vệ, khai thác nhựa. Tuy nhiên, vì lợi ích trước mắt, người dân đã khai thác một cách cạn kiệt. Trước sự suy giảm nghiêm trọng chất lượng rừng thông, năm 2011, UBND tỉnh Khánh Hòa đã thu hồi và giao lại cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Khánh Sơn quản lý. Song, tình trạng khai thác nhựa thông vẫn không chấm dứt mà ngày càng nghiêm trọng hơn.

baodantoc_cay_thong Một cây thông mang nhiều thương tích do bị cạo nhựa.

 

Đi dọc theo con đường từ đỉnh đèo Khánh Sơn vào xã Ba Cụm Nam, chúng tôi không khỏi xót xa trước cảnh rừng thông ở đây bị người dân khai thác tan hoang. Hầu hết những cây thông đều mang thương tích. Vết cạo mới đè lên vết cạo cũ, có cây bị cạo đến thủng thân, chết đứng từ bao giờ; nhiều cây đã bị gió quật gãy hoặc đã bị người dân cưa hạ, đốt cháy nham nhở.

Một người dân đang khai thác nhựa thông cho hay: Rừng thông có từ lâu, ở đây ai cũng lấy nhựa thông. Dù bị cấm nhưng nhà thiếu ăn nên lấy nhựa thông đổi lương thực, thực phẩm hằng ngày. Muốn thu nhựa thông, mình phải dùng cuốc bổ vào thân cây theo chiều dọc, sau đó dùng chai nhựa để hứng, lúc nào đầy thì đi thu. Người khai thác nhựa thường đi thu gom nhựa thông từ sáng sớm, sau đó bán cho thương lái; mỗi can 20 lít bán được 370.000 đồng. Muốn thu được nhiều nhựa, phải cạo 4-5 mạch xung quanh cây, dài 4-5m và phải bổ sâu vào thân cây.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, người dân không chỉ lấy nhựa mà còn chặt luôn cây để lấn chiếm đất sản xuất. Thậm chí có hộ còn dựng hàng rào lưới B40 để quây rừng lại trồng cây ăn trái. “Tình trạng này đã xảy ra từ lâu nhưng không bị xử lý. Hộ này lấn được thì hộ khác cũng lấn; cứ sau một năm, những đám rẫy ven rừng lại rộng thêm, kéo theo đó, diện tích rừng thông bị thu hẹp lại”, một người dân ở thôn Hòn Gầm, xã Ba Cụm Nam bày tỏ.

Cần có biện pháp bảo vệ trước khi quá muộn

Trao đổi với chúng tôi về trách nhiệm trong việc để cho rừng thông Ba Cụm Nam bị “bức tử”, ông Phan Văn Sửu, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn khẳng định: Trách nhiệm chính trong việc này thuộc về Ban Quản lý rừng phòng hộ Khánh Sơn. UBND huyện sẽ kiểm tra thực tế hiện trạng để có chỉ đạo chính thức đối với Ban Quản lý.

“Trước hết, để bảo vệ rừng thông Ba Cụm Nam, huyện cũng đã chỉ đạo Ban Quản lý rừng tăng cường công tác quản lý để chấm dứt tình trạng người dân ken, đốt, lấn chiếm để lấy đất sản xuất; đối với việc khai thác nhựa thông, cần tăng cường tuyên truyền để người dân không tiếp tục khai thác nhựa nhằm phục hồi rừng thông”, ông Sửu, chia sẻ thêm.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Khánh Sơn cũng nhìn nhận: Rừng thông Ba Cụm Nam suy kiệt như hiện nay là do người dân khai thác quá mức, không đúng quy trình… Điều này dẫn đến tình trạng cây chết khô, bị gãy đổ, những cây còn sống thì không còn khả năng sinh trưởng. Chất lượng rừng thông Ba Cụm Nam suy giảm mạnh nhất trong giai đoạn 2005-2011. Lúc này rừng thông mới được giao cho chính quyền địa phương quản lý, phân chia cho người dân bảo vệ, khai thác nhựa thông. Hiện nay, do rừng thông manh mún, nhỏ lẻ, xen lẫn với khu dân cư, nương rẫy của người dân nên công tác quản lý rất khó khăn.

Lãnh đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ Khánh Sơn cũng cho biết thêm, đơn vị đã nắm được danh sách các hộ đang tiếp tục khai thác nhựa thông, có hành vi lấn chiếm đất rừng. Ban sẽ làm việc với UBND xã để tuyên truyền các hộ không tiếp tục vi phạm; tăng cường kiểm soát việc mua bán nhựa thông. Ngoài ra, đơn vị đang tiến hành rà soát, đánh giá lại hiện trạng 3 loại rừng trên địa bàn huyện Khánh Sơn, trong đó có rừng thông trồng trên đất rừng sản xuất. Khi có kết quả sẽ đề xuất cấp trên một số dự án để bảo vệ, sử dụng hiệu quả diện tích rừng thông trên địa bàn.

THÀNH NHÂN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Theo phản ánh của người dân, hàng chục hộ ở 2 thôn 10/10, xã Vạn Yên và Đồng Dọng cũ, xã Bình Dân, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) chật vật gần 20 năm nay do dự án hồ chứa nước Đồng Dọng "án binh bất động". Tại đây, không ít hộ dù chưa được đền bù giải phóng mặt bằng nhưng cũng bị giải tỏa, mất kế sinh nhai.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 19:48, 30/04/2024
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 19:09, 30/04/2024
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Khát vọng Tây Nguyên

Khát vọng Tây Nguyên

Kinh tế - Uông Thái Biểu - 18:19, 30/04/2024
Tây Nguyên là nơi hội đủ những điều kiện để phát triển hơn nữa, nhưng hiện tại vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” cần được giải quyết. Khơi thông, phát huy các nguồn lực, thực thi các chương trình hành động mang tính đột phá để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại là một nhiệm vụ quan trọng.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 12:50, 30/04/2024
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Sức mạnh từ hậu phương lớn

Sức mạnh từ hậu phương lớn

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 12:39, 30/04/2024
Cách đây 70 năm, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chiến thắng đó tỏa sáng hơn từ tinh thần đại đoàn kết dân tộc được phát huy ở mức cao nhất. Bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến trong Chiến thắng Điện Biên Phủ đến nay vẫn nguyên giá trị trong công cuộc kiến thiết đất nước.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 08:05, 30/04/2024
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng
Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thời sự - PV - 16:10, 29/04/2024
Sáng 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương nơi có dự án đi qua đã đi kiểm tra các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định.