Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Rộn ràng lễ cúng cổng bon của người Mnông

Cát Tường - 14:46, 04/05/2022

Hàng năm, trước khi những cơn mưa đầu mùa rơi xuống, đồng bào Mnông lại tổ chức lễ cúng cổng bon làng (Bư brah mpêr bon) ngay bên cổng ra vào của bon (buôn) làng để cầu xin thần mưa gió, thần bão, thần dịch bệnh không gây tai họa cho bon làng trong cả năm.

Những "nữ tú" trong bon giã gạo nấu cơm dâng cúng thần linh.
Những "nữ tú" trong bon giã gạo nấu cơm dâng cúng thần linh.

Lễ cúng cổng bon của người Mnông được tổ chức sau khi già làng và các chủ hộ gia đình họp bàn chọn ngày tổ chức, phân công công việc, quy định phần đóng góp của mỗi gia đình. Lúc này, gái làng giã gạo nấu cơm, trai làng cột ché rượu, đánh chiêng, gùi nước chuẩn bị cho lễ cúng cổng bon làng với không khí phấn khởi, đoàn kết của dân làng trong buổi lễ.

Các lễ vật của lễ cúng cổng bon gồm có: Gạo trắng, mỗi gia đình một nắm, thuốc hút 1 nhúm, một hòn than củi được nhặt trong bếp bằng tay trái, được quấn một bông vải làm khố gọi là Sah ônh (Sah ônh được coi là vị thần liên lạc giữa con người với các thần linh mang lễ vật của con người dâng lên các thần, mong các thần ban cho sự bình yên, giàu mạnh cho các gia đình và cho cả bon làng); một cặp ngà voi và một sừng tê giác làm bằng gỗ, một lá trầu có quét sẵn vôi, một miếng cau. Ba gói bánh nếp gói bằng lá chuối, 3 quả chuối xanh luộc chín, 3 đoạn mía mỗi đoạn 3 đốt, 4 cây nến sáp cắm trên đầu bốn đoạn cây đóng làm cọc.

Người Mnông cho rằng các thần xấu, thần ác nhìn thấy tượng con cọp sẽ sợ hãi mà bỏ đi, không dám vào quấy phá bon làng.
Người Mnông cho rằng các thần xấu, thần ác nhìn thấy tượng con cọp sẽ sợ hãi mà bỏ đi, không dám vào quấy phá bon làng.

Phía trước sạp phên cột một ché rượu giả làm bằng vỏ quả bầu khô, bên trong đổ đầy trấu, miệng quả bầu cắm 1 ống nhỏ làm cần rượu. Bên cạnh ché rượu giả có dựng tượng một con cọp làm bằng gỗ, ngồi quay mặt từ trong ra phía ngoài. Người Mnông cho rằng, các thần xấu, thần ác nhìn thấy tượng con cọp sẽ sợ hãi mà bỏ đi, không dám vào quấy phá bon làng. Phía sau sạp tre, ở giữa hàng rào bon và sạp tre là 1 hàng rào tượng trưng để ngăn chặn các thần ác vào quấy phá.

Già làng thổi tù và, báo hiệu buổi lễ sắp bắt đầu.
Già làng thổi tù và, báo hiệu buổi lễ sắp bắt đầu.

Lễ vật chuẩn bị xong, già làng thổi 1 hồi tù và, thông báo với thần linh và mọi người về việc tổ chức lễ cúng cổng bon. Sau đó già làng làm chủ lễ, dẫn cả đoàn ra phía trước cổng bon để tiến hành những nghi thức quan trọng. Trước ban thờ làm bằng phên tre, nứa, chủ lễ lấy tiết lợn hòa cùng với rượu, cắt ba miếng gan lợn nhỏ, xâu vào một chiếc que cắm bên bình rượu. Già làng cất tiếng cầu xin Yang (trời), thần linh đem đến mưa thuận gió hòa và mùa màng tươi tốt cho bon làng, xin Yang cùng thần linh ngăn chặn và xua đuổi những rủi ro, bệnh tật.

Nghi thức quan trọng diễn ra phía trước cổng bon.
Nghi thức quan trọng diễn ra phía trước cổng bon.

Sau khi đã làm lễ cúng tại cổng bon làng, chủ lễ cùng với bà con quay vào phía sân chính, đem rượu có hòa tiết lợn hiến tế bôi lên mái nhà, lên tường ngôi nhà ở làm phép để xua đuổi, ngăn chặn những rủi ro, bệnh tật đến với bon làng, ngăn chặn các thần ác vào nhà gây rối hoặc làm hại người trong gia đình. 

Già làng trao vòng tay cầu chúc sức khỏe cho dân làng.
Già làng trao vòng tay cầu chúc sức khỏe cho dân làng.

Cuối cùng, già làng tiến hành nghi thức cúng trao vòng sức khỏe cho bà con và du khách tham dự. Sau nghi thức này, các chàng trai, cô gái người Mnông vừa đánh cồng chiêng, vừa say trong những điệu múa, trò chơi sôi động mừng ngày hội.

Già làng cùng các chủ hộ trong gia đình lấy rượu pha với tiết lợn mang về nhà để cúng thần giữ nhà Kuăt.
Già làng cùng các chủ hộ trong gia đình lấy rượu pha với tiết lợn mang về nhà để cúng thần giữ nhà Kuăt.
Sau khi thực hiện xong phần lễ, bà con trong buôn vui ca hát theo tiếng cồng chiêng dặt dìu mang theo ước vọng một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc.
Sau khi thực hiện xong phần lễ, bà con trong buôn vui ca hát theo tiếng cồng chiêng dặt dìu mang theo ước vọng một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc.

Trong không khí của những ngày đầu tháng 4, điểm xuyết làn nắng vàng như rót mật, già làng cùng nam thanh nữ tú trong bon và du khách vui vẻ thưởng thức hương rượu cần thơm ngọt giữa nhịp chiêng trầm ấm bồng bềnh. Khung cảnh thanh bình như đưa hồn ta về với dòng sông, con suối, về với núi rừng đại ngàn, thật thanh thản và bình yên, thật êm đềm và hạnh phúc...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 1 giờ trước
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 4 giờ trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 4 giờ trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 5 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 5 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 7 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 7 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 8 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 9 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.