Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Ngãi: Hàng chục nhà dân trước nguy cơ bị “xóa sổ” do sạt lở bờ biển

Lê Phương - 18:07, 22/12/2021

Những ngày qua, tuyến bờ biển thôn Phổ Trường, xã Nghĩa An, TP. Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) bị sóng biển gây sạt lở nặng nề. Đáng lo, tình trạng sạt lở ăn sâu vào nền đường tuyến đường ven biển, hàng chục nhà dân đứng trước nguy cơ “xóa sổ”...

Nhiều đoạn đường bê tông ven biển bị sóng đánh sạt lở, đe dọa nghiêm trọng đến nhà dân
Nhiều đoạn đường bê tông ven biển bị sóng đánh sạt lở, đe dọa nghiêm trọng đến nhà dân

Biển ngày một gần hơn

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Quảng Ngãi, hiện toàn tỉnh có 14 vị trí bị sạt lở ở mức độ nguy hiểm, với tổng chiều dài gần 17km. Trong đó, có 3 vị trí sạt lở tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn; Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ và Nghĩa An, TP. Quảng Ngãi là đặc biệt nguy hiểm, với tổng chiều dài khoảng 6km, ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản, mạng của người dân và các công trình dân sinh.

Có một thực tế là, trong những năm gần đây, sóng biển ngày càng hung hãn gây ra tình trạng sạt lở bờ biển nghiêm trọng, áp sát vào nhà dân. Ông Nguyễn Thành Tại, ở thôn Phổ Trường, xã Nghĩa An cho biết: Sóng biển ăn sâu vào bờ đến 9 - 10m, các khu vực đã kè đá cũng bị sóng đánh tan nát. Chúng tôi đã cố gắng chèn chống, nhưng không lại với sóng biển.

Bà Võ Thị Ân, thôn Phổ Trường, xã Nghĩa An thông tin, trước đây nhà bà xây dựng nằm cách bờ biển gần 1 km, nhưng mấy năm trở lại đây, sạt lở sâu vào đất ở. Nhà cửa bị sạt lở đe dọa nên không riêng gì gia đình bà, mà hàng chục hộ gia đình khác cũng rơi vào tình thế tương tự, ai cũng rất lo lắng.

Còn bà Trần Thị Dục, một người dân khác, nói: "Trước đây, nhà tôi cách bờ biển hàng chục mét nhưng mỗi năm, biển lại tiến gần hơn, giờ chỉ còn cách bờ biển đang sạt lở khoảng 3m. Cả nhà sợ sóng biển ban đêm đánh phủ qua đường bê tông nên không dám ở lại, dắt nhau đến ở tạm nhà người thân".

Theo bà Phạm Thị Công, Chủ tịch UBND xã Nghĩa An: Hiện tại, hàng trăm mét bờ biển ở khu vực thôn Phổ Trường đã bị sóng đánh sạt lở chỉ còn cách 3 - 5m là đến tường nhà dân. Trong đó, ảnh hưởng trực tiếp là 4 nhà dân, với 15 nhân khẩu đang sinh sống và có nguy cơ tiếp tục ảnh hưởng đến 29 hộ dân, với 143 nhân khẩu sinh sống liền kề. Bờ biển sạt lở ăn sâu vào tuyến đường bê tông chạy dọc bờ biển, nhiều vị trí sạt lở ăn sâu vào lòng đường, tạo hàm ếch, nguy cơ bị đứt gãy kết cấu bê tông mặt đường.

Trong khi đó, bờ biển Bình Hải, huyện Bình Sơn cũng liên tục bị triều cường xâm thực ngày một nhiều thêm. Mỗi năm sóng biển ăn sâu vào đất liền cả chục mét. Đặc biệt, cơn bão số 9 đã làm bờ biển ở đây bị sạt lở trên 1,5 km, uy hiếp trực tiếp đến tài sản và tính mạng của 170 hộ dân. Nhiều ngôi nhà đã bị sóng biển đánh sập. Người dân ở đây vẫn mãi loay hoay với chuyện an cư.

Lực lượng chức năng giúp người dân chèn chống các vị trí sạt lở
Lực lượng chức năng giúp người dân chèn chống các vị trí sạt lở

Cần có giải pháp bảo đảm an toàn cho người dân

Trước tình thế nguy cấp này, thời gian qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Sa Kỳ huy động lực lượng đắp kè tạm chắn sóng biển bằng bao cát, bờ chắn bằng đá hộc kè chắn đoạn đường sạt lở. Chính quyền các địa phương cũng huy động người dân, tham gia đắp bờ kè, chèn chống nhà cửa, những hộ nằm sát mép nước thì di dời đến nhà người thân để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản. Nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời, trước mắt.

Trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Thiết Khiêm, Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn chia sẻ: Nên tìm một quỹ đất tái định cư để di dời các hộ dân nằm sát mép biển. Về lâu dài thì Nhà nước cũng nên đặt vấn đề đầu tư một cái kè dọc theo bờ biển để giữ cho được quỹ đất này. Nếu chúng ta di dân đi, thì sau đó sóng biển sẽ tiếp tục xâm thực sâu tiếp vào trong đất liền.

Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân, tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản đề nghị Trung ương hỗ trợ 705 tỷ đồng để xử lý khẩn cấp 6 vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm tại Bình Hải, Bình Thuận, Bình Châu huyện Bình Sơn; Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ; Nghĩa An, Tịnh Kỳ TP. Quảng Ngãi. 

Ông Bùi Đức Thái, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Khi chưa có nguồn kinh phí khắc phục, thì cũng nên chủ động phương án chủ yếu là sơ tán dân để bảo đảm an toàn về người. Tỉnh đã tổng hợp báo cáo Trung ương, Bộ NN&PTNT trình Chính phủ để hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Quảng Ngãi để sớm khắc phục.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đánh giá, tình trạng sạt lở bờ biển thôn Phổ Trường là rất nghiêm trọng. Giao Sở NN&PTNT, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh hướng dẫn UBND TP. Quảng Ngãi lập hồ sơ đề xuất theo quy định. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh xem xét, quyết định giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh, đầu tư khẩn cấp tuyến kè chống sạt lở. Dự kiến, tổng kinh phí đầu tư 750m kè chắn sóng ở khu vực thôn Phổ Trường khoảng 80 tỷ đồng.

“UBND tỉnh Quảng Ngãi đã trình Thủ tướng Chính phủ xin đầu tư một số dự án do ảnh hưởng của bão lũ năm 2021. Nếu Trung ương bố trí, sẽ phân bổ để đầu tư đê kè xã Nghĩa An. Nếu không, tỉnh sẽ bỏ vốn từ ngân sách tỉnh đầu tư. Chậm nhất là đến tháng 8/2022 phải hoàn thành tuyến kè, bảo đảm an toàn cho người dân trong mùa mưa bão năm sau”, ông Minh nhấn mạnh./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 2 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 2 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 2 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Huổi Min ngày mới

Huổi Min ngày mới

Xã hội - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Huổi Min là bản vùng cao duy nhất của phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điên Biên với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Người dân nơi đây đã cùng chính quyền địa phương vượt bao gian khó, quyết tâm để Huổi Min dần chuyển mình.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 9 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 13 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng