Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quản lý bền vững rừng phòng hộ

PV - 10:53, 14/08/2022

Rừng phòng hộ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển ổn định kinh tế, xã hội và gìn giữ bền vững môi trường sống.

Kiểm lâm tỉnh Bình Định kiểm tra công tác bảo vệ rừng phòng hộ
Kiểm lâm tỉnh Bình Định kiểm tra công tác bảo vệ rừng phòng hộ

Tuy nhiên, thực tế những năm vừa qua cho thấy, công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, do hạn chế về tài chính và các chính sách liên quan. Đây là bài toán cần sớm giải quyết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ban quản lý và các chủ rừng duy trì hoạt động bảo vệ hiệu quả diện tích rừng được giao...

Tăng cường công tác quản lý

Nghị quyết số 39-NQ/TW (ngày 15/1/2019) của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế đã chỉ rõ, thời gian tới phải tiếp tục nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và chất lượng rừng.

Các địa phương, đơn vị liên quan cần triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn tình trạng cháy rừng và chặt phá rừng; thống nhất thiết lập, quản lý hiệu quả hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Cần đẩy mạnh giao đất, giao rừng, nâng cao thu nhập và đời sống người làm lâm nghiệp... Theo đó, ngành lâm nghiệp và các địa phương có rừng trong cả nước đã tập trung mọi nguồn lực nhằm quản lý và phát triển rừng, trong đó có công tác quản lý bền vững rừng phòng hộ.

Trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện có khoảng 440.000 ha rừng tự nhiên. Việc thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ về bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả, đạt được nhiều thành tựu tích cực, góp phần bảo vệ, phát triển rừng bền vững, cải thiện đời sống những người làm nghề rừng, nhất là đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa, biên giới. Nhờ vậy, diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng tăng theo từng năm.

Giám đốc quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lai Châu, Tòng Thị Hương đánh giá, từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng, ý thức về bảo vệ chăm sóc và phát triển rừng của người dân nâng lên rõ nét. Giờ không những người dân bảo vệ rừng tốt mà họ còn tự bỏ tiền ra trồng rừng bổ sung, bảo vệ có trách nhiệm rừng phòng hộ đầu nguồn mà không còn trông chờ hỗ trợ từ Nhà nước.

Huyện Mường Tè là địa phương có diện tích rừng lớn nhất tỉnh Lai Châu, với hơn 140.000 ha. Trên địa bàn huyện có đồng bào dân tộc La Hủ sinh sống. Đây là dân tộc rất ít người trong 20 dân tộc đang sinh sống ở tỉnh Lai Châu. Từ xưa, người La Hủ đã quen với cuộc sống du canh, du cư.

Họ chặt cây rừng làm nhà ở, lấy lá cây rừng lợp mái nhà. Khi lá trên mái nhà ngả vàng và rụng xuống thì người La Hủ lại chuyển đi nơi khác. Cũng vì thế người La Hủ còn được gọi là dân tộc “Lá vàng”. Từ khi có các chính sách của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương vận động người La Hủ thành lập bản làng, định canh định cư, vì thế họ đã ổn định cuộc sống, không nay đây, mai đó như trước nữa. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã giúp đồng bào La Hủ đầu tư vào sản xuất, mua giống cây trồng, vật nuôi có giá trị để chăn nuôi, trồng trọt phát triển kinh tế. Người dân không chặt phá rừng, không đốt rừng làm nương; cùng chính quyền bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có.

Tại tỉnh Hòa Bình, nhờ làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng, những năm gần đây trên địa bàn tỉnh không có các điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng vận chuyển lâm sản trái phép, an ninh rừng được giữ vững, tỷ lệ che phủ rừng ổn định hơn 51,5%.

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hòa Bình Lê Minh Thủy cho biết, để bảo vệ và phát triển rừng, lực lượng kiểm lâm tăng cường kiểm tra các đơn vị trực thuộc, thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến rừng bằng ứng dụng phần mềm QGIS và máy tính bảng. Từ năm 2021 Chi cục đã hướng dẫn hạt kiểm lâm các huyện trên địa bàn thực hiện chuẩn hóa dữ liệu từ phần mềm QGIS sang (mbtiles) chuyển vào máy tính bảng của kiểm lâm địa bàn để theo dõi, cập nhật biến động về rừng và đất lâm nghiệp.

Chi cục thường xuyên chỉ đạo các đơn vị cơ sở phân công kiểm lâm bám sát địa bàn, tham mưu cho chính quyền các cấp tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp và các văn bản liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng đến nhân dân...

Hòa Bình có tổng diện tích rừng tự nhiên gần 461.000 ha, trong đó có nhiều diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ... Hằng năm, tỉnh đưa vào kế hoạch bảo vệ 75.000 ha rừng tự nhiên và rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh khoảng 2.500 ha, chăm sóc rừng trồng gần 13.000 ha, trồng mới từ 7.000 - 8.000 ha rừng kinh tế. Hiện toàn tỉnh đã trồng được 184.000 cây phân tán, 6.300 ha rừng tập trung, vượt 7,4% kế hoạch; quản lý, bảo tồn gần 31.000ha rừng đặc dụng, phòng hộ.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, cả nước có khoảng 4,64 triệu ha rừng phòng hộ, bao gồm 3,84 triệu ha rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn và các loại hình khác như rừng chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng ven biển, rừng bảo vệ môi trường.

Phần lớn diện tích rừng phòng hộ được quản lý bởi các ban quản lý thuộc các cấp khác nhau. Bên cạnh đó, khoảng hơn 330.000 ha rừng đang được cộng đồng, hộ gia đình, lực lượng vũ trang và các bên khác quản lý. Hiện cả nước có gần 400 ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ. Hầu hết rừng tự nhiên đang được quản lý có hệ sinh thái quan trọng trên cạn, trên biển và đất ngập nước, trong đó phần lớn là rừng nguyên sinh có các loài động, thực vật quý, hiếm.

Hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở Việt Nam đã hình thành trên toàn quốc. Tuy nhiên, hai hệ thống này được quản lý và hoạt động độc lập, chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, trong khi chức năng lại tương đồng cho nên hiệu quả thấp, lãng phí tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực. Đây là những khó khăn, bất cập cần sớm giải quyết để nâng cao năng lực cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia công tác quản lý và bảo vệ rừng.

Sớm khắc phục những bất cập

Cục Kiểm lâm đánh giá, thực tế hiện nay, còn có sự bất cập giữa yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ bền vững với các nguồn lực tài chính hạn chế của quốc gia. Hiện tượng phá rừng, lấn chiếm rừng, cháy rừng, khai thác vận chuyển lâm sản bất hợp pháp vẫn đang tiếp diễn do tăng trưởng nóng về kinh tế, áp lực dân số và đất sản xuất nông nghiệp.

Tổ chức bộ máy quản lý rừng phòng hộ chưa thống nhất và chưa ổn định, đầu tư cho quản lý bảo vệ rừng còn rất hạn chế, và chế độ đãi ngộ thấp. Việc phối hợp tổ chức thực hiện công tác bảo vệ rừng và thực hiện các chương trình, dự án lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, giảm nghèo và phát triển nông thôn... còn khó khăn.

Chính quyền các cấp một số địa phương còn đánh giá thấp vai trò của rừng phòng hộ, coi giá trị kinh tế của rừng phòng hộ thấp, nên đầu tư hạn chế. Tăng trưởng nóng về kinh tế, áp lực dân số, việc làm và đất sản xuất nông lâm nghiệp đã dẫn đến các vi phạm lâm luật, trong khi năng lực, quyền hạn xử lý vi phạm của các cơ quan liên quan còn hạn chế.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Trần Quang Bảo cho biết, hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ đang gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, ngành lâm nghiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của rừng phòng hộ trong đó có rừng chắn sóng ven biển. Triển khai hài hòa lợi ích các bên; nâng cao chuỗi giá trị, chuỗi sinh kế để bảo đảm lợi ích của người dân và Nhà nước, ưu tiên nguồn lực, có chính sách xã hội hóa. Qua đó sẽ nâng cao hơn nữa quyền lợi cho nhân lực tham gia công tác bảo vệ rừng, góp phần quản lý bền vững rừng phòng hộ trên địa bàn cả nước...

Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chế độ chính sách áp dụng đầu tư tài chính cho bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ. Tuy nhiên, theo các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp, việc đầu tư cho con người trực tiếp quản lý bảo vệ rừng chưa tương xứng, lực lượng quản lý bảo vệ rừng chuyên trách của các chủ rừng chưa được quan tâm đúng mức. Công việc bảo vệ rừng rất khó khăn, điều kiện lao động ở nơi vùng xa, vùng sâu hẻo lánh, nguy hiểm; tính mạng con người luôn bị đe dọa; nhưng ngược lại tiền lương hiện nay rất thấp.

Bình quân lương của lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các ban quản lý rừng phòng hộ chỉ từ 3,5 - 6,5 triệu đồng/người/tháng. Trong khi đó, công việc của lực lượng này rất vất vả, bình quân mỗi nhân viên bảo vệ rừng chuyên trách, phải đảm nhiệm từ 1.000 ha rừng trở lên; mùa khô trực phòng chống cháy rừng 24/24 giờ, kể cả ngày thứ Bảy, Chủ nhật, ngày lễ, ngày Tết.

Do vậy, người làm công tác bảo vệ rừng rất khó hoàn thành nhiệm vụ, tình trạng bỏ việc ở các ban quản lý rừng phòng hộ xảy ra phổ biến. Từ những thực trạng nêu trên, ngành lâm nghiệp đề xuất Nhà nước cần có chính sách đãi ngộ, có cơ chế tiền lương tương xứng cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, các ban quản lý rừng phòng hộ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 9 phút trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đổi thay nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách

Đổi thay nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách

Kinh tế - Phương Linh - 13 phút trước
Trong những năm qua, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Lắk đã triển khai Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Nghị định 28). Hiệu quả tín dụng chính sách cho thấy, người DTTS trong tỉnh đã tiếp cận được nguồn vốn vay để đầu tư xây dựng nhà ở, chuyển đổi nghề và sản xuất, hướng đến vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 16 phút trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 20 phút trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 2 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 3 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 4 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 4 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.
Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Xã hội - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Ngày 28/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 (trực thuộc Saigon Times Club) tặng 732 phần quà cho các em học sinh DTTS xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum).
Carnaval Hạ Long 2024:

Carnaval Hạ Long 2024: "Bừng sáng cùng Kỳ quan"

Trang địa phương - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Ngày 28/4, tại Bãi tắm Công viên Đại Dương, Tp. Hạ Long (Quảng Ninh), lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan” chính thức khai mạc.