Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển thương mại khu vực biên giới: Cần gỡ nhiều “nút thắt”

PV - 10:33, 19/04/2019

Việc hoàn thành phân định cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Campuchia đã tạo điều kiện để các địa phương có cửa khẩu phát triển kinh tế mậu biên. Tuy nhiên, hoạt động thương mại khu vực biên giới vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi còn nhiều rào cản.

“Nút thắt” cơ sở hạ tầng

Cao Bằng là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc có đường biên giới với nước bạn Trung Quốc. Ngoài 1 cửa khẩu quốc tế và 2 cửa khẩu chính thì trên tuyến biên giới của tỉnh Cao Bằng còn có 3 cửa khẩu phụ, 9 lối mở và điểm thông quan hàng hóa. Có một thực tế là, hoạt động thương mại biên giới ở một số lối mở dường như sôi động hơn ở một số cửa khẩu phụ.

 Kho bãi của cửa khẩu Lý Vạn tận dụng từ mặt bằng của xóm Lập nghiệp Lý Quốc. (Ảnh chụp ngày 16/3/2019) Kho bãi của cửa khẩu Lý Vạn tận dụng từ mặt bằng của xóm Lập nghiệp Lý Quốc. (Ảnh chụp ngày 16/3/2019)

Như cửa khẩu Lý Vạn (thuộc xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang), một trong 3 cửa khẩu phụ của tỉnh Cao Bằng. Theo báo cáo của Ban quản lý cửa khẩu Lý Vạn tại “Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2019”, năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) qua cửa khẩu Lý Vạn đạt hơn 7,9 triệu USD.

Trong khi đó, tại lối mở Nà Lạn (thuộc xã Đức Long, huyện Thạch An), hoạt động thương mại biên giới lại diễn ra có phần sôi động hơn. Chỉ tính trong 7 tháng đầu năm 2018, kim ngạch XNK hàng hóa qua Nà Lạn đạt gần 36 triệu USD.

Vì sao có sự chênh lệch này khi mà xã biên giới Đức Long chỉ có lối mở Nà Lạn, còn Lý Quốc có hẳn cửa khẩu phụ là Lý Vạn? Có “tận mục sở thị” tại cửa khẩu Lý Vạn thì mới rõ có thể lý giải được điều này.

Là một trong 3 cửa khẩu phụ của tỉnh Cao Bằng nhưng cơ sở hạ tầng của Lý Vạn hiện rất hạn chế. Từ xã Đàm Thủy (huyện Trùng Khánh) lên cửa khẩu Lý Vạn chưa dầy 20km nhưng tuyến đường rất gồ ghề. Ngày nắng, phương tiện qua lại cũng phải mất gần 90 phút; còn ngày mưa thì lâu hơn gấp nhiều lần, thậm chí lưu thông ách tắc.

Đó là chưa kể, hạ tầng kho bãi ở cửa khẩu Lý Vạn còn rất tạm bợ. Một trong những kho bãi chính của cửa khẩu Lý Vạn là mặt bằng của xóm Lập nghiệp Lý Quốc. Đây là diện tích đất được san ủi, quy hoạch xây dựng Làng Thanh niên lập nghiệp Lý Quốc từ năm 2009.

Còn với lối mở Nà Lạn, từ năm 2013, tỉnh Cao Bằng đã đầu tư hàng loạt công trình hạ tầng phục vụ XNK hàng hóa, phát triển thương mại biên giới. Đó là đường trục chính xã Đức Long hoàn thành năm 2013 (tổng mức đầu tư hơn 41 tỷ đồng); là tuyến đường thị trấn Đông Khê-lối mở Nà Lạn, hoàn thành năm 2015 (tổng mức đầu tư hơn 117 tỷ đồng); hệ thống kho bãi, điện lưới cũng được đầu tư đồng bộ,… Hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi nên hoạt động XNK hàng hóa qua lối mở Nà Lạn diễn ra khá sôi động.

Rào cản từ chính sách

Từ thực tế ở cửa khẩu Lý Vạn và lối mở Nà Lạn của tỉnh Cao Bằng để thấy rằng, cơ sở hạ tầng là nền tảng để thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới phát triển. Nhưng đây mới chỉ là “điều kiện cần”, bởi để phát triển thương mại biên giới thì “điều kiện đủ” vẫn là một cơ chế, chính sách phù hợp.

Trở lại thực tế của lối mở Nà Lạn của xã Đức Long để thấy, từ năm 2013, lối mở này được tỉnh Cao Bằng đầu tư hàng loạt công trình hạ tầng thiết yếu để phục vụ hoạt động thương mại mậu biên. Nhưng sẽ không có những công trình này nếu như không có Công văn 748/TTg-KTTH, ngày 27/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đồng ý cho thí điểm thực hiện một số cơ chế chính sách XNK, tạm nhập tái xuất tại lối mở Nà Lạn.

Những cơ chế, chính sách đặc thù dành cho lối mở Nà Lạn có hiệu lực đến hết năm 2015. Trong thời gian từ 2013-2015, tỉnh Cao Bằng đã tập trung nguồn lực để đầu tư cho Nà Lạn theo đúng chủ trương của Chính phủ.

Còn cửa khẩu Lý Vạn cũng như nhiều cửa khẩu, lối mở khác trên cả nước chưa có những cơ chế, chính sách đặc thù. Việc quản lý, điều hành ở nhiều cửa khẩu, lối mở hiện chủ yếu vẫn thực hiện theo cơ chế chính sách chung về XNK.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, Việt Nam có chung đường biên giới đất liền với ba nước Trung Quốc, Lào và Campuchia dài khoảng 4.600km. Trên toàn tuyến hiện có 23 cửa khẩu quốc tế, 27 cửa khẩu chính, 65 cửa khẩu phụ, 21 lối mở và nhiều đường qua lại đang có hoạt động thương mại, đầu tư.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có chính sách cụ thể về xuất khẩu hàng hóa phù hợp với từng cửa khẩu và khu vực biên giới. Ngoài ra, hiện vẫn chưa có quy định cụ thể về thủ tục xuất khẩu hàng hóa thương mại biên giới với hoạt động thương mại thông thường; nhất là quy định về XNK qua đường tiểu ngạch, cho nên chưa khai thác được lợi thế để tăng kim ngạch xuất khẩu của nước ta.

Đây rõ ràng là những rào cản trên phương diện cơ chế chính sách khiến cho hoạt động thương mại biên giới chưa thật sự khởi sắc. Trong khi đó, chính sách thương mại các nước láng giềng nhiều lúc thay đổi nên hoạt động XNK, trao đổi hàng hóa bị ảnh hưởng. Theo các chuyên gia thương mại, việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển hoạt động thương mại biên giới là hết sức cần thiết, qua đó góp phần khuyến khích, thu hút được các doanh nghiệp, các hộ gia đình, những thương nhân và cư dân trong khu vực biên giới tham gia vào hoạt động thương mại tại địa phương.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” ở Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” ở Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài Hiền Lương thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2024 và 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị 1/5/1972-1/5/2024.
Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Xã hội - Thảo Linh - 24 phút trước
Ngày ấy, Đưng K’Nớ là một vùng đất lọt thỏm giữa những cánh rừng nguyên sinh của dãy Bidoup – Núi Bà. Cuộc sống giữa chốn rừng già, tự cung tự cấp, bà con người Cơ Ho chỉ nghĩ đến kiếm cái ăn, cái mặc qua ngày cũng đã khó… nhưng nay, Đưng K’Nớ đã thay da đổi thịt, cuộc sống no ấm đang về trên vùng đất này.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 3 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 3 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 3 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Huổi Min ngày mới

Huổi Min ngày mới

Xã hội - Hoàng Quý - 4 giờ trước
Huổi Min là bản vùng cao duy nhất của phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điên Biên với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Người dân nơi đây đã cùng chính quyền địa phương vượt bao gian khó, quyết tâm để Huổi Min dần chuyển mình.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 10 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 14 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.