Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát huy giá trị những công trình tôn giáo ở Nghệ An: Tùng Lâm Diệc Cổ - Trung tâm Phật giáo xứ Nghệ (Bài 2)

Nguyễn Thanh - 17:16, 11/09/2022

Từng là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Vinh và là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Nghệ Tĩnh, Tùng Lâm Diệc Cổ một thời còn là Trung tâm Phật giáo xứ Nghệ. Đặc biệt, đây cũng là nơi lưu giữ bản chép tay “Văn chiêu hồn” bằng chữ Nôm nổi tiếng của Đại thi hào Nguyễn Du…

Cổng Tam quan và hàng bia đá cũ được lưu giữ đến ngày nay tại Tùng Lâm Diệc Cổ
Cổng Tam quan và hàng bia đá cũ được lưu giữ đến ngày nay tại Tùng Lâm Diệc Cổ

Huyền tích chùa Diệc

Ở Nghệ An, chùa Diệc hay còn gọi là Tùng Lâm Diệc Cổ luôn là từ được nhắc tới nhiều nhất trong lòng Phật tử. Đó không chỉ là một ngôi cổ tự nhiều giá trị nghệ thuật, văn hóa mà còn là “cái nôi” tâm linh với nhiều huyền tích. Tên chùa Diệc được mượn ý trong kinh Phật, “diệc bộ diệc xu” nghĩa là cùng bước theo cùng chạy theo.

Quanh ngôi chùa Diệc, có nhiều câu chuyện khác nhau giải thích sự hình thành của chùa, nhưng chuyện gắn với loài chim diệc được nhiều người đồng tình hơn cả.

Bức ảnh đen trắng chụp những năm đầu thế kỷ XX cho thấy chùa Diệc nằm sát đường thiên lý, có lũy cây bao bọc, hồ sen và tháp nhỏ
Bức ảnh đen trắng chụp những năm đầu thế kỷ XX cho thấy chùa Diệc nằm sát đường thiên lý, có lũy cây bao bọc, hồ sen và tháp nhỏ

Chuyện kể từ thời rất xưa rằng, có cánh đồng nhiều ao chuôm do bà con đào để lấy nước tưới bỗng một năm hạn hán lớn khiến cá tôm phơi xác, chim chóc trốn biệt đi nơi khác. Đồng bãi quạnh vắng, chỉ có gió Nam thổi mù mịt đất cát, nhưng rất lạ sau một đêm ngủ dậy, người ta thấy diệc bay kín trời. Chúng chen chúc nhau ở các lòng ao lòng chuôm đã nứt nẻ thì trời đang nắng chang chang bỗng tối sầm lại, mây đen vần vũ, giông tố nổi lên, rồi mưa ào ào rơi xuống.

Ngoài khu tam quan, chùa cũng còn giữ được 2 tấm bia bằng đá và 1 gian trước kia là tòa thiêu hương, nay được tận dụng làm nơi thờ Phật
Ngoài khu tam quan, chùa cũng còn giữ được 2 tấm bia bằng đá và 1 gian trước kia là tòa thiêu hương, nay được tận dụng làm nơi thờ Phật

Khi đồng ruộng được tưới mát, ao chuôm đầy ắp nước, người dân trong vùng kéo nhau nhau ra đồng thì ngạc nhiên thấy hàng trăm con diệc nằm chết la liệt. Ai cũng bảo, những con diệc này do trời phái xuống để làm mưa. Vậy là họ thu nhặt xác diệc lại và đắp thành một cái gò nhỏ. Từ hôm ấy, đêm nào người ta cũng thấy đàn diệc hiện ra từ gò rồi bay lên trời. Các cụ già trong vùng bèn xây trên gò đất một ngôi chùa đặt tên là chùa Diệc.

Do thời gian, chùa đã xuống cấp. Được dựng lại vào năm 1742, chùa Diệc vẫn rất đơn sơ với mái tranh, vách đất và bao quanh bởi một khu vườn rậm rạp. Chim muông kéo nhau về nhiều và khách thập phương tìm về lễ bái rất đông mỗi năm.

Cũng có tài liệu cho rằng, tương truyền chùa Diệc hiện hữu từ thời nhà Trần. Vào khoảng thế kỷ 19, Chùa được các Quan đại thần dưới triều Nguyễn phát tâm xây dựng, trùng hưng huy hoàng diễm lệ trên mảnh đất thành Vinh lịch sử. Trải qua bao thăng trầm, chùa Diệc chỉ còn lại cổng tam quan, trên lầu gác chuông còn rõ nét 4 chữ Hán: chùa Phật Diệc cổ và 2 tấm bia đá.

Nhìn kỹ có thể thấy, tam quan chùa rất lớn, lấy núi Hồng Lĩnh làm tiền án và sông Lam làm minh đường, theo thế tọa Càn hướng Tốn.

Qua thời gian thăng trầm và biến thiên của lịch sử, chùa Diệc còn hai tấm bia đá đặt bên trong cổng Tam quan
Qua thời gian thăng trầm và biến thiên của lịch sử, chùa Diệc còn hai tấm bia đá đặt bên trong cổng Tam quan

Sau nhiều lần trùng tu, chùa dần trở thành trung tâm Phật giáo, chốn tu hành của nhiều bậc cao tăng ở xứ Nghệ. Chùa Diệc cũng là nơi tìm thấy bản gốc “Văn Chiêu hồn” bằng chữ Nôm của thi hào Nguyễn Du vào năm 1926.

Năm 1950, chùa Diệc là trụ sở hành chính của Hội Phật giáo Liên hiệp Liên khu IV. Dưới thời Pháp thuộc, chùa Diệc từng là điểm liên lạc bí mật cùa nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Đội Cung… Tại ngôi chùa này đã diễn ra lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh với sự có mặt của hầu hết học sinh Trường Quốc học Vinh.

Ngày 3/11/2013, Ban Trị sự GHPG tỉnh Nghệ An cũng có quyết định bổ nhiệm Thượng tọa Thích Thọ Lạc về trụ trì chùa Diệc. Từ ngày đó, ngôi cổ tự ngày càng hưng vượng, là điểm đến tâm linh thu hút được nhiều du khách cũng như Phật tử đến tham quan, tu học. Thời kỳ này, chùa vẫn được dựng tạm bằng mái tôn nhằm đáp ứng tạm thời nguyện vọng của nhân dân phật tử thành phố Vinh. Phật tử về đây tu học ngày một đông, nhiều đại lễ phải ngồi tràn xuống lòng đường Quang Trung lễ vọng.

3 pho tượng bằng đồng tại chánh điện chùa Diệc có chiều cao 5-7m
3 pho tượng bằng đồng tại chánh điện chùa Diệc có chiều cao 5-7m

Hồi sinh trung tâm Phật giáo xứ Nghệ

Trước sự xuống cấp của công trình Phật giáo một thời danh tiếng, ngày 25/2/2013, UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định phục hồi chùa Diệc. Theo nguyện vọng của thập phương phật tử, được sự hướng dẫn của Giáo hội và sự cho phép của các cấp chính quyền địa phương, Ban xây dựng Tùng Lâm Diệc Cổ đã quy hoạch tổng thể và được UBND tỉnh Nghệ An chính thức phê duyệt quy hoạch chi tiết.

Theo chia sẻ của Thượng tọa Trụ trì, chùa Diệc sẽ được lên kế hoạch xây dựng làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1, từ năm 2015 đến năm 2022, gồm giải phóng mặt bằng, san lấp nền, xây dựng Chính điện, nhà cư sĩ, hệ thống giao thông, hệ thống kỹ thuật liên quan. Giai đoạn 2, từ năm 2022 đến năm 2027, gồm xây dựng Ngũ quan mới, phục chế và bảo tồn Tam Quan cổ, hoàn thành khu Tăng xá đông đường và tây đường, bảo tháp thờ Phật, nhà truyền thống, thư viện và khuôn viên cảnh quan môi trường.

Đại hùng Bảo điện chùa Diệc đã được xây dựng xong
Đại hùng Bảo điện chùa Diệc đã được xây dựng xong

Hiện tại, công trình Đại hùng Bảo điện đã được xây dựng. Các hạng mục tiếp theo đang được tiến hành nhằm mục đích bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa, thắng cảnh của Tùng Lâm Diệc Cổ, góp phần tô đậm cảnh sắc Phật đài nơi miền Trung Đô Phượng Hoàng, vang danh một thời.

Từ một ngôi chùa với những phế tích, đến nay dự án bảo tồn, tôn tạo chùa Diệc giai đoạn 1 đã cơ bản được hoàn thành với nhiều hạng mục như: Toà Tam Bảo chính điện ba tầng với hàng ngàn mét vuông diện tích sàn, cùng nhà cư sĩ cho chư Tăng, tạm thời làm trụ sở hoạt động của Ban trị sự Phật giáo tỉnh và trường hạ an cư hành đạo cho chư Tăng toàn tỉnh vào những tháng hè mỗi năm.

Đông đảo chư tăng, phật tử dự lễ khánh thành Đại hùng Bảo điện chùa Diệc
Đông đảo chư tăng, phật tử dự lễ khánh thành Đại hùng Bảo điện chùa Diệc

Đặc biệt Toà Tam Bảo chính điện được xây dựng theo kiến trúc và trang trí mỹ thuật truyền thống văn hoá thuần Việt, kết hợp với nét đẹp của văn hoá thời đại, dung hoà giữa mỹ thuật và nhu cầu sử dụng cho hàng nghìn người cùng về tu học một lúc, tạo nên một quần thể tâm linh vừa tôn nghiêm vừa thoáng đãng.

Trở lại chùa Diệc hôm nay, giữa những ồn ã, sôi động của phố thị thành Vinh vẫn là những khoảng lặng bình yên, thanh tịnh của chốn tu hành. Chùa Diệc đang được phục dựng sẽ đáp ứng không chỉ niềm mong mỏi của các chư tăng mà còn là sự kỳ vọng của phật tử và du khách gần xa.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 1 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 1 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 1 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Huổi Min ngày mới

Huổi Min ngày mới

Xã hội - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Huổi Min là bản vùng cao duy nhất của phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điên Biên với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Người dân nơi đây đã cùng chính quyền địa phương vượt bao gian khó, quyết tâm để Huổi Min dần chuyển mình.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 8 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 12 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng