Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

T.Nhân-H.Trường - 06:04, 24/04/2024

Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.

Cơ sở vật chất cho giáo dục miền núi được tỉnh Khánh Hoà quan tâm đầu tư
Cơ sở vật chất cho giáo dục miền núi được tỉnh Khánh Hoà quan tâm đầu tư

Nhiều chính sách hỗ trợ

Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa có quyết định điều chỉnh chế độ ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người DTTS trên địa bàn tỉnh. Theo quyết định, toàn bộ trẻ học mẫu giáo (3-5 tuổi) và học sinh tiểu học là con em đồng bào DTTS ở 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và các xã miền núi, thôn miền núi thuộc các huyện đồng bằng, học sinh con em đồng bào DTTD diện hộ nghèo sống rải rác ở địa bàn các xã, phường, thị trấn không thuộc các xã miền núi trên địa bàn tỉnh đều được tăng mức hỗ trợ.

Cụ thể, tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi có đi học tại các trường học 2 buổi/ngày mức 330.000 đồng/trẻ/tháng (tăng 110.000 đồng theo quyết định cũ). Tỉnh hỗ trợ học bổng cho học sinh Tiểu học có ăn trưa tại trường học 2 buổi/ngày với mức 300.000 đồng/học sinh/tháng (tăng 100.000 đồng), hỗ trợ học bổng cho học sinh Tiểu học không ăn trưa tại trường 180.000 đồng/học sinh/tháng (tăng 60.000 đồng). Việc hỗ trợ tiền ăn qua nhiều năm triển khai giúp học sinh đến lớp đạt tỷ lệ cao, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, thể trạng cho trẻ vùng cao tỉnh Khánh Hòa.

Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa cũng ban hành Nghị quyết hỗ trợ học phí 5 tháng của năm học 2023-2024 đối với toàn bộ trẻ mầm non và học sinh phổ thông, học sinh giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, tổng mức hỗ trợ khoảng 44 tỷ đồng.

Ngoài ra, học sinh, sinh viên DTTS nhận sự quan tâm đặc biệt từ các tổ chức chính trị, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Em Phan Thị Thanh, người Mường (sinh năm 2005) quê ở thị trấn Khánh Vĩnh, huyện miền núi Khánh Vĩnh cho biết: Sau khi học xong lớp 12 tại địa phương, em tham gia học dự bị năm thứ nhất Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang. Gia đình em Thanh thuộc hộ cận nghèo, một mình mẹ phải nuôi 4 người con ăn học. Học tập tại trường, Thanh có học bổng nên mọi chi phí ăn ở, học tập không còn là gánh nặng cho gia đình.

Học sinh miền núi Khánh Hoà vui mừng vì được học tập trong những ngôi trường mới
Học sinh miền núi Khánh Hoà vui mừng vì được học tập trong những ngôi trường mới

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, khẳng định: Các chương trình chăm lo cho học sinh, sinh viên người DTTS những năm qua được thực hiện tốt. Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền địa phương cần tiếp tục quan tâm, chăm lo thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách cho nhân dân, nhất là học sinh người DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. “Ngoài quyết sách của tỉnh, sự đồng hành, hỗ trợ tích cực từ các nguồn vận động đóng vai trò quan trọng, giúp các em có điều kiện tốt hơn, vươn lên trong học tập”, ông Tuân chia sẻ thêm.

Tiếp tục đầu tư cho giáo dục miền núi

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ mầm non người DTTS đến trường tiểu học; nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông vùng DTTS; góp phần bảo tồn tiếng nói, chữ viết và văn hóa của đồng bào các DTTS.

Năm học 2023-2024, các huyện: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Cam Lâm, Diên Khánh, thành phố Cam Ranh và thị xã Ninh Hòa tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc tổ chức dạy tăng cường tiếng Việt (theo các tài liệu đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định và phê duyệt) cho trẻ DTTS chuẩn bị vào lớp 1 trong hè và cho học sinh tiểu học trong năm học; duy trì việc bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên về việc tăng cường tiếng Việt; xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh thông qua các hoạt động thư viện; tổ chức các hoạt động giáo dục ở trong và ngoài nhà trường…

Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hoà chú trọng đầu tư bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy và học tập cho các trường mầm non, tiểu học, THCS, PTDTNT, trường PTDTBT, trường phổ thông có học sinh bán trú ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Năm học 2023-2024, có 37 trường mầm non, 56 trường tiểu học, 21 trường THCS, 11 trường THPT được đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, trang thiết bị dạy học, ước tính tổng kinh phí thực hiện trong năm 2023 hơn 701 tỷ đồng.

Chất lượng giáo dục ở miền núi Khánh Hoà không ngừng được nâng lên
Chất lượng giáo dục ở miền núi Khánh Hoà không ngừng được nâng lên

Tại điểm trường Tà Giang 2: Trường Tiểu học và THCS Thành Sơn (xã Thành Sơn, huyện Khánh Sơn) được xây lại với kinh phí hơn 5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách huyện. Giờ đây trường đã có 5 phòng học, 1 phòng thiết bị; bàn ghế, bảng viết mới; hệ thống nước sạch cũng đã hoàn thành lắp đặt. Đồng thời, điểm trường thôn Tà Giang 2 vừa xây mới 4 phòng bộ môn, nâng cấp khu nội trú, nhà ăn, bếp, công trình vệ sinh, nước sạch và một số công trình phụ trợ khác, với hơn 14 tỷ đồng đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).

Hệ thống các trường PTDTNT được đặc biệt quan tâm. Hiện nay, trong các dự án đầu tư từ Chương trình MTQG 1719 cho các trường PTDTNT có 3 dự án (Trường PTDTNT Khánh Vĩnh, Trường PTDTNT Cam Ranh, Trường PTDTNT tỉnh) đang triển khai với tổng mức đầu tư hơn 34,2 tỷ đồng.

Ông Võ Hoàn Hải - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa cho biết: Khánh Hoà được coi là một trong những địa phương đi đầu cả nước thực hiện tốt các chủ trương, chính sách phát triển miền núi và vùng DTTS. Đến nay, phần lớn các thôn, buôn, làng, xã ở các huyện miền núi đều có nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, THCS. Phần lớn trường học tại vùng đồng bào DTTS đều được xây dựng kiên cố, bán kiên cố. Số trường tiểu học tổ chức học 2 buổi/ngày tăng lên. Việc tổ chức tăng cường dạy tiếng Việt trong năm học và trong hè; tổ chức bán trú; triển khai đề án Sữa học đường, trẻ em mầm non, tiểu học 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn được uống sữa miễn phí… cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và thu hút học sinh đến lớp. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Tin nổi bật trang chủ
Khi già làng, Người có uy tín là chủ nhiệm các CLB Then

Khi già làng, Người có uy tín là chủ nhiệm các CLB Then

Người có uy tín - Thanh Nguyên - 3 phút trước
Với tâm huyết gìn giữ di sản, nhiều già làng, Người có uy tín ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã đứng ra gánh vác các câu lạc bộ (CLB) hát Then. Vừa bảo tồn Then cổ, những “cây cao, bóng cả” còn tìm tòi đặt lời mới, cải tiến nhạc để thực hành Then, từ đó trao truyền niềm đam mê di sản của cha ông cho lớp trẻ.
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Kinh tế - Vũ Đăng Bút - 17:19, 05/05/2024
Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 14:45, 05/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 12:45, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 12:10, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 08:05, 05/05/2024
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 07:25, 05/05/2024
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 06:55, 05/05/2024
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 06:30, 05/05/2024
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.