Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những “lỗ hổng” trong quản lý rừng và đất rừng ở ĐăK Nông

PV - 09:45, 22/05/2019

Như kỳ báo trước đã phản ánh, việc quản lý đất lâm nghiệp ở xã Đăk Ha, xã Quảng Sơn (Đăk G’long, Đăk Nông) rất lỏng lẻo. Đây là “chất xúc tác” kích thích nạn phá rừng, xâm canh, lấn chiếm và tranh giành, cướp đất lâm nghiệp.

Bài 2: Quyết liệt nhưng  rừng vẫn “chảy máu”

Đất “chính chủ” cũng cướp!

Tháng 10/2014, thực hiện chủ trương giao đất lâm nghiệp để phủ xanh đất trống, đồi trọc theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP, hai gia đình ông Trần Minh Tuấn (sinh năm 1983) và Hoàng Văn Đào (sinh năm 1989, dân tộc Tày) được Xí nghiệp Lâm nghiệp Đăk Ha (thuộc Công ty TNHH MTV Gia Nghĩa) ký “Hợp đồng huy động vốn trồng rừng”. Theo Hợp đồng số 07/HĐ-XN, ngày 19/10/2014 và Hợp đồng số 11/HĐ-XN ngày 20/10/2014 của Xí nghiệp Lâm nghiệp Đăk Ha, ông Tuấn, ông Đào được sử dụng đất lâm nghiệp ở khoảnh 2 và 7-Tiểu khu 1685, thuộc địa giới hành chính xã Quảng Sơn; khoảnh 1 và 3-Tiểu khu 1697, thuộc địa phận hành chính xã Đăk Ha để trồng keo, muồng; thời hạn hợp đồng là 29 năm (đến năm 2043).

Những cây keo hơn 4 năm tuổi bị chặt hạ xếp thành đống tại khoảnh 2, Tiểu khu 1685. (Ảnh chụp ngày 17/4/2019) Những cây keo hơn 4 năm tuổi bị chặt hạ xếp thành đống tại khoảnh 2, Tiểu khu 1685. (Ảnh chụp ngày 17/4/2019)

Sau khi ký hợp đồng, cuối năm 2014, gia đình ông Tuấn, ông Đào đã vay tiền để đầu tư trồng keo theo cam kết với Xí nghiệp Lâm nghiệp Đăk Ha; nếu không có bất thường thì khoảng giữa năm 2021 là có thể khai thác keo. Nhưng cuối năm 2018, rừng keo của họ đã bị một nhóm đối tượng cộm cán cho “quân” đến chặt phá nham nhở. Từ sau Tết Kỷ Hợi 2019, những vạt rừng keo bị chặt hạ này đã khô héo nên chúng cho “quân” ngang nhiên vào châm lửa đốt.

Ngày 17/4/2019, xuyên qua vạt rừng keo đã bị cháy khô do bị đốt phá, chúng tôi tiếp cận diện tích keo hơn 4 năm tuổi mới bị chặt hạ của gia đình ông Tuấn, ông Đào tại khoảnh 2-Tiểu khu 1685. Hơn nửa quả đồi chỉ còn trơ lại những gốc keo, xen lẫn những gốc cây tái sinh; những cây keo bị chặt, đốt xếp lại thành đống.

Ông Tuấn cho biết, cuối năm 2018, khi rừng keo bị chặt phá, ông đã làm đơn kêu cứu, đơn tố cáo gửi Công an xã Đăk Ha, Công an huyện Đăk G’Long và cả Công an tỉnh Đăk Nông nhiều lần. Phúc đáp lại niềm tin và mong đợi của ông chỉ là những “Giấy báo tin” hay “Thông báo chuyển đơn” từ các cơ quan cấp tỉnh về cho Công an huyện Đăk G’Long “xem xét, giải quyết”.

Lối đi xuyên qua vườn keo đã bị đốt chết dẫn sang diện tích keo của gia đình ông Tuấn thuộc khoảnh 2, tiểu khu 1685. (Ảnh chụp ngày 17/4/2019) Lối đi xuyên qua vườn keo đã bị đốt chết dẫn sang diện tích keo của gia đình ông Tuấn thuộc khoảnh 2, tiểu khu 1685. (Ảnh chụp ngày 17/4/2019)

“Ngày 25/3/2019, tôi cũng đã có đơn gửi Công an tỉnh Đăk Nông kêu cứu. Đến ngày 09/4/2019, Văn phòng Cơ quan CSĐT-Công an tỉnh Đăk Nông cũng chỉ gửi cho tôi Thông báo số 87/TB-PC01-Đ1, trong đó có nói là đã chuyển đơn của tôi về Công an huyện Đăk G’long để xem xét, giải quyết”, ông Tuấn cho biết.

Theo ông Tuấn, vụ việc cũng đã được Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện phóng sự phát trên VTV1, nhưng việc điều tra, xử lý đối tượng phá rừng, cướp đất vẫn chưa đi đến đâu. Sự tức tưởi của người nhận khoán trồng rừng thấy rừng bị hủy hoại ngày một dồn nén khi cơ quan chức năng của huyện Đăk G’long và tỉnh Đăk Nông giải quyết lòng vòng, đùn đẩy.

Có ngăn được rừng bị “chảy máu”?

Với sự vào cuộc của một số cơ quan báo chí, vụ việc hủy hoại rừng trồng xảy ra ở khoảnh 2, Tiểu khu 1685 đã “đến tai” lãnh đạo tỉnh Đăk Nông. Mới đây, ngày 23/4/2019, ông Trương Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông đã ký Văn bản số 1784/UBND-NC gửi Công an tỉnh Đăk Nông; trong đó yêu cầu Công an tỉnh điều tra, xác minh hành vi hủy hoại rừng trồng, hủy hoại tài sản của công dân, lấn chiếm đất rừng xảy ra tại địa bàn xã Đăk Ha và xã Quảng Sơn thuộc huyện Đăk G’long.

“Thông báo chuyển đơn” của Công an tỉnh Đăk Nông ngày 09/4/2019 trả lời đơn kêu cứu của ông Trần Minh Tuấn. “Thông báo chuyển đơn” của Công an tỉnh Đăk Nông ngày 09/4/2019 trả lời đơn kêu cứu của ông Trần Minh Tuấn.

Nội dung ý kiến chỉ đạo nêu rõ: Giao Công an tỉnh điều tra, xác minh việc phá hoại rừng trồng, hủy hoại tài sản, lấn chiếm đất rừng xảy ra tại khoảng 2 và 7-Tiểu khu 1685; khoảnh 1 và 3-Tiểu khu 1697; đồng thời, xử lý các hành vi vi phạm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo kết quả về Thường trực Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh trước ngày 30/5/2019.

Đây có thể xem là sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo tỉnh Đăk Nông. Nhưng vấn đề là, liệu những chỉ đạo này có được thực thi một cách triệt để, giải quyết tận gốc tình trạng ngang nhiên hủy hoại rừng trồng, tranh cướp đất lâm nghiệp ở xã Đăk Ha và xã Quảng Sơn?

Đây thực sự là một câu hỏi không dễ trả lời đối với lực lượng hành pháp và các đơn vị có liên quan của tỉnh Đăk Nông cũng như của huyện Đăk G’long. Bởi việc hủy hoại rừng, lấn chiếm đất rừng ở xã Đăk Ha và xã Quảng Sơn lâu nay vẫn được xem là “chuyện thường ngày”.

Lần theo hồ sơ tài liệu trở về thời điểm năm 2014, Đoàn kiểm tra của xã Đăk Ha phối hợp cùng Xí nghiệp Lâm nghiệp Đăk Ha đã phải hàng trăm lần lập biên bản xử lý việc phá rừng, xâm canh, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật tại Tiểu khu 1685 và tiểu khu 1697. Tại Tiểu khu 1685, chỉ trong ngày 29/11/2014, Đoàn kiểm tra đã lập gần 10 biên bản kiểm tra, với tổng diện tích rừng bị xâm canh, xâm lấn trái phép gần 100ha; trong tất cả các biên bản đều xác định mức độ thiệt hại của hành vi phá rừng, xâm canh, lấn chiếm đất lâm nghiệp đều từ 90-100%.

Tình trạng phá rừng, xâm canh, lấn chiếm đất lâm nghiệp ở đây “căng” đến nỗi, ngày 16/5/2015, UBND huyện Đăk G’long phải thành lập Tổ chốt chặn, quản lý bảo vệ rừng tại Tiểu khu 1685, 1697. 3 tháng sau, UBND tỉnh Đăk Nông đã thành lập Tổ công tác đặc biệt do Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường làm Tổ trưởng theo Quyết định số 1000/QĐ-UBND, ngày 09/7/2015; một trong những nhiệm vụ của Tổ công tác đặc biệt là phối hợp cùng các địa phương, đơn vị rà soát, kiểm kê hiện trạng đất đai, đối tượng xâm canh, lấn chiếm đất trái phép; xử lý các đối tượng, các hành vi vi phạm pháp luật…

Dù vậy, tình trạng phá rừng, xâm canh, lấn chiếm đất lâm nghiệp ở xã Đăk Ha, xã Quảng Sơn (huyện Đăk G’long) nói riêng và trên địa bàn tỉnh Đăk Nông nói chung vẫn diễn ra rất nóng bỏng. Tại kỳ họp thứ 7-HĐND tỉnh Đăk Nông diễn ra ngày 14/12/2018, tình trạng mất rừng nghiêm trọng được các đại biểu HĐND tỉnh chất vấn rất gay gắt. Tại kỳ họp này, báo cáo của Công an tỉnh Đăk Nông cho thấy, từ năm 2016 đến 2018, Công an tỉnh đã phát hiện gần 230ha rừng bị hủy hoại, bắt xử lý 431 vụ với 522 đối tượng vi phạm lâm luật.

Sự vào cuộc của cơ quan chức năng là cần thiết để hạn chế tình trạng rừng Đăk Nông bị “chảy máu”. Nhưng nếu cơ quan chức năng quá nóng vội, khiên cưỡng trong việc xử lý thì rất dễ dẫn đến oan sai, không những không giữ được rừng mà còn khiến tình hình khiếu nại, tố cáo kéo dài. Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh nội dung này trong số báo tiếp theo.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 27 phút trước
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 3 giờ trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 3 giờ trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 4 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 4 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 6 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 6 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 7 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 8 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.