Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhân rộng mô hình giảm nghèo: Bắt đầu từ ý thức của người dân

PV - 15:10, 24/08/2018

Thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã triển khai hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình kinh tế, khi trình diễn thì rất thành công nhưng lại gặp thất bại khi nhân rộng. Việc phân tích nguyên nhân của tình trạng này là rất cần thiết để thực hiện có hiệu quả các dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo cho những giai đoạn tiếp theo.

Mô hình trồng rau an toàn ở xã Quyết Tiến phát huy hiệu quả nhờ phù hợp đặc điểm địa bàn, đặc điểm nhóm dân cư. Mô hình trồng rau an toàn ở xã Quyết Tiến phát huy hiệu quả nhờ phù hợp đặc điểm địa bàn, đặc điểm nhóm dân cư.

Hiệu quả cũng khó nhân rộng

Với người nông dân, nhất là ở khu vực miền núi, việc trồng cây gì, nuôi con gì cho hiệu quả là một sự băn khoăn lớn. Địa hình chia cắt, đất canh tác ít, kỹ thuật nuôi trồng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên để có thu nhập từ một loại cây trồng, vật nuôi nào đó là vấn đề không dễ dàng. Đây cũng chính là một “nút thắt” trong việc triển khai những mô hình kinh tế của nhiều địa phương.

Dẫn chứng ở việc trồng chuối tiêu hồng, một cây trồng phổ biến, quen thuộc đối với người nông dân Việt Nam. Ở huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), nhiều hộ nông dân đã làm giàu nhờ cây trồng này. Nhưng ở địa phương khác, khi thí điểm mô hình trồng chuối tiêu hồng thì rất hiệu quả, nhưng sau đó lại lụi tàn.

Như ở Nghệ An, từ năm 2012, mô hình trồng chuối tiêu hồng được đưa về thử nghiệm tại bản Chắn, xã Thạch Giám (huyện Tương Dương). Với 33 hộ tham gia, mô hình được triển khai trên 4ha đất canh tác. Mô hình được kỳ vọng sẽ là một trong những hạng mục giúp xã Thạch Giám “cán đích” nông thôn mới.

Quả thực, mô hình chuối tiêu hồng đã giúp 33 hộ dân có thu nhập khá trong năm 2013 và 2014. Nhưng bắt đầu từ năm 2015, vườn chuối bắt đầu thoái hóa. Những lứa cây sau cứ còi cọc dần, buồng chuối cũng nhỏ đi. Từ chỗ có 4ha diện tích trồng chuối, hiện mô hình ở bản Chắn chỉ còn chưa đầy 1ha; từ 33 hộ tham gia thì hiện chỉ còn vài hộ duy trì trồng chuối tiêu hồng.

Theo ông Lô Khăm Kha, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tương Dương, do địa bàn bản Chắn không thể khoan giếng, nguồn nước tưới cũng hạn chế nên khi gặp hạn, chuối tiêu hồng đã không phát triển như mong muốn. Ngoài ra, các hộ tham gia đã không tuân thủ quy trình kỹ thuật. Nếu đúng quy trình thì mỗi khóm chỉ được phép cho phát triển 2 cây, nhưng vì “tiếc” nên bà con đã không chặt tỉa bớt làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả vườn.

Người dân cần chủ động nhân rộng mô hình sau khi hết nguồn hỗ trợ. (Ảnh minh họa) Người dân cần chủ động nhân rộng mô hình sau khi hết nguồn hỗ trợ. (Ảnh minh họa)

Theo ông Kha, dự án chuối tiêu hồng đứng trước tình cảnh “phá sản” dù rằng chuối tiêu hồng vẫn là sản phẩm được người dân trên địa bàn huyện ưa thích. Hiện huyện Tương Dương cũng chỉ chủ trương khuyến khích người dân phát triển chứ không nhân rộng mô hình trồng chuối ở bản Chắn nữa.

Không chỉ riêng mô hình trồng chuối tiêu hồng ở bản Chắn (Tương Dương, Nghệ An) mà thời gian vừa qua, ở nhiều địa bàn miền núi trên cả nước, không ít mô hình giảm nghèo được xây dựng, ban đầu mang lại hiệu quả rất khả quan, nhưng càng về sau càng “lịm” dần, nhất là các mô hình khuyến nông, khuyến ngư. Đặc biệt, trong bối cảnh ngành nông nghiệp luôn đối mặt với tình trạng “được mùa, mất giá/được giá-mất mùa” thì không ít mô hình dù phù hợp với điều kiện của địa phương, nhưng khi “tắc đầu ra” , người nông dân sẵn sàng quay lưng lại với mô hình đó.

mô hình trồng chuối tiêu hồng ở bản Chắn (Tương Dương, Nghệ An) ban đầu rất hiệu quả, nhưng sau dần lụi tàn. Mô hình trồng chuối tiêu hồng ở bản Chắn (Tương Dương, Nghệ An) ban đầu rất hiệu quả, nhưng sau dần lụi tàn.

Đừng để hết kinh phí là hết mô hình

Vì sao một bộ phận không ít mô hình giảm nghèo khó tồn tại phát triển? Ngoài những nguyên nhân khách quan thì phải khẳng định rằng, mô hình giảm nghèo có phát huy hiệu quả hay không thì phụ thuộc phần lớn vào ý thức của người dân tham gia.

Để xây dựng mô hình giảm nghèo, ban đầu, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, các cấp chính quyền cấp kinh phí hỗ trợ người dân. Cùng với cắt cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, mỗi mô hình thường được hỗ trợ từ 60% đến 100% giá giống, từ 20% đến 40% giá vật tư, phân bón các loại,…

Chính vì được hỗ trợ về nhiều mặt trong một thời gian nhất định nên các mô hình đạt kết quả cao. Nhưng khi triển khai đại trà, nhiều hộ vẫn giữ thói quen sản xuất theo phương thức truyền thống mà mô hình mới lại đòi hỏi quy trình sản xuất nghiêm ngặt dẫn tới năng suất, chất lượng không vượt trội so với phương thức canh tác cũ, nông dân không còn mặn mà tham gia.

Cũng do được hỗ trợ nên xuất hiện tư tưởng trông chờ ỷ lại, tham gia mô hình để nhận hỗ trợ, đến khi kết thúc chương trình, người dân không tiếp tục bỏ vốn để mở rộng sản xuất và quay lại cách làm cũ khiến mô hình sản xuất nông nghiệp rơi vào tình trạng “chết yểu” . Nói nôm na là, khi hết kinh phí hỗ trợ thì cũng là lúc mô hình kết thúc.

Theo ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giai đoạn 2016-2020, một định hướng quan trọng để thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững là giảm cho không, tăng cho vay, phát huy tính chủ động vươn lên của người dân. Định hướng này cũng được quán triệt trong dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Theo đó, chương trình chuyển mạnh từ việc cấp phát, cho không sang hỗ trợ có điều kiện để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người nghèo. Nhà nước chỉ hỗ trợ những gì người dân không làm được, Nhà nước không làm thay mà chỉ ban hành cơ chế hướng dẫn thực hiện; tăng cường trao quyền cho người dân, cộng đồng để phát huy sáng kiến, cách làm hay phù hợp đặc điểm địa bàn, đặc điểm nhóm dân cư.

Trên thực tế, việc nhân rộng các mô hình kinh tế phù hợp với đặc điểm dân cư, địa bàn là cách làm phù hợp để phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ. Có thể dẫn trường hợp mô hình trồng rau an toàn ở xã Quyết Tiến (Quản Bạ, Hà Giang). Đồng bào dân tộc Nùng, Mông, Dao,… ở Quyết Tiến đã trồng rau từ hàng chục năm trước, nhờ học hỏi kinh nghiệm từ các gia đình người Kinh từ Thạch Đà (Vĩnh Phúc) di cư lên làm kinh tế. Nhờ bà con đã có kiến thức trồng rau, huyện Quản Bạ đã xây dựng mô hình trồng rau an toàn, hỗ trợ bà con xây nhà lưới, hệ thống phun tưới tự động,… Đến nay, xã Quyết Tiến được biết đến là địa phương có sản xuất rau sạch lớn nhất của huyện Quản Bạ. Đây cũng là mô hình cần được các cấp, ngành quan tâm nhân rộng trong thời gian tới.

KHÁNH THI

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 19:48, 30/04/2024
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 19:09, 30/04/2024
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Khát vọng Tây Nguyên

Khát vọng Tây Nguyên

Kinh tế - Uông Thái Biểu - 18:19, 30/04/2024
Tây Nguyên là nơi hội đủ những điều kiện để phát triển hơn nữa, nhưng hiện tại vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” cần được giải quyết. Khơi thông, phát huy các nguồn lực, thực thi các chương trình hành động mang tính đột phá để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại là một nhiệm vụ quan trọng.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 12:50, 30/04/2024
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Sức mạnh từ hậu phương lớn

Sức mạnh từ hậu phương lớn

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 12:39, 30/04/2024
Cách đây 70 năm, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chiến thắng đó tỏa sáng hơn từ tinh thần đại đoàn kết dân tộc được phát huy ở mức cao nhất. Bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến trong Chiến thắng Điện Biên Phủ đến nay vẫn nguyên giá trị trong công cuộc kiến thiết đất nước.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 08:05, 30/04/2024
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng
Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thời sự - PV - 16:10, 29/04/2024
Sáng 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương nơi có dự án đi qua đã đi kiểm tra các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định.