Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nét đẹp trong phong tục đón Tết của người Dao Khâu ở Sìn Hồ

Thùy Anh - 11:44, 15/02/2023

Đồng bào các DTTS ở Tây Bắc hiện đang lưu giữ nhiều di sản văn hóa truyền thống đặc sắc, mang đậm ý nghĩa văn hóa, nhân sinh. Ở huyện vùng cao Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, người Dao Khâu vẫn lưu giữ phong tục đón Tết rất riêng và luôn được duy trì, trao truyền qua nhiều thế hệ như: Gói bánh chưng đen; tắm lá thuốc và lễ Tranh nước mới (yang sèng uôm) đêm giao thừa…

Những người phụ nữ Dao cùng nhau thêu thùa chuẩn bị quần áo mới cho ngày tết. Ảnh: Thùy Anh
Những người phụ nữ Dao cùng nhau thêu thùa chuẩn bị quần áo mới cho ngày tết. Ảnh: Thùy Anh

Đầu năm 2023, chúng tôi có chuyến công tác đến xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ tìm hiểu phong tục đón Tết Nguyên đán năm 2023 của đồng bào Dao Khâu. Tại nhà chị Chẻo Thị Thanh, chứng kiến nồi bánh chưng đen đã được chị bắc xuống đất còn nghi ngút khói, với mùi hương ngòn ngọt của gạo nếp nương, hương vị ấm cúng của gia đình người Dao truyền thống. 

Vui vẻ giới thiệu cho chúng tôi về điểm khác biệt từ bánh chưng đen của người Dao Khâu ở Tả Phìn, chị Thanh nói, bánh chưng đen của người Dao khâu có kích thước nhỏ và dài; gạo nếp phải là của các gia đình tự trồng và để dành ăn tết. Gạo nếp trước khi gói bánh, sẽ được nhuộm đen bằng bột than của lá cây màng tang, hái trong rừng về đốt và ngâm nước. Nhân bánh cũng làm từ đỗ xanh, thịt lợn như  bánh chưng xanh, nhưng trong nhân bánh chưng đen, đồng bào sẽ rắc thêm vào ít bột từ hạt thảo quả đã rang khô. 

Khi luộc xong, bánh có màu đen rất đều màu, thơm dẻo đặc trưng riêng từ gạo nếp nương, hương từ lá dong, tinh dầu cây màng tang quện với bột thảo quả nên có hương thơm ngon đặc biệt.. Bánh chưng sau khi luộc chín, được gia đình lựa chọn kỹ những chiếc đẹp nhất để cúng ông bà tổ tiên, phần còn lại có thể đem tặng cho người thân hoặc mời khách và dùng trong những ngày Tết.

Lúa nếp nước được đồng bào phơi, xát để gói bánh chưng và làm bánh dày ngày tết. Ảnh: Thùy Anh
Lúa nếp nước được đồng bào phơi, xát để gói bánh chưng và làm bánh dày ngày tết. Ảnh: Thùy Anh

Một phong tục đặc sắc khác của người Dao ở Tây Bắc, có truyền thống lâu đời về nghề làm thuốc tắm từ lá rừng, mỗi bài thuốc sẽ có nhiều vị khác nhau, sử dụng vào việc chữa nhiều loại bệnh khác nhau như đau xương khớp, thuốc tắm cho phụ nữ sau sinh, chữa bệnh ngoài da, đau bụng…Do vậy, ngày 30 Tết là ngày cuối cùng, tổng kết của 1 năm, cả gia đình sẽ tắm bằng bài thuốc tắm chuẩn bị riêng cho chiều 30.

Ngày 25 tết, đồng bào sẽ mổ lợn cúng mời ông bà tổ tiên về ăn tết, còn lại họ sẽ xẻ ra cheo gác bếp để bảo quản được lâu hơn. Ảnh: Thùy Anh
Ngày 25 Tết, đồng bào sẽ mổ lợn cúng mời ông bà tổ tiên về ăn Tết, còn lại họ sẽ xẻ ra treo gác bếp để bảo quản được lâu hơn. Ảnh: Thùy Anh

Theo chị Chẻo Thị Thanh, ý nghĩa của bài thuốc tắm ngày 30 Tết là giúp xua đi mọi điều xấu cũng như bệnh tật, ốm đau và không may mắn, do đó, bài thuốc cũng là tổng hợp tất cả các vị thuốc, cả gia đình sẽ cần tắm bài thuốc này để gột rửa hết tất cả; đặc biệt với trẻ con sẽ có thêm vị thuốc ngoài da”.

Các vị thuốc tắm được những người phụ nữ chuẩn bị cho chiều 30 tết. Ảnh: Thùy Anh
Các vị thuốc tắm được những người phụ nữ chuẩn bị cho chiều 30 Tết. Ảnh: Thùy Anh

Người Dao Khâu còn duy trì tục “tranh nước mới” (yang sèng uôm) vào đêm giao thừa. Đồng bào quan niệm, nước là một thành phần rất quan trọng trong cuộc sống, nước lấy đầu năm mới là nước sạch và tinh túy nhất của đất trời. Đồng bào lấy nước về đun trà để mời tổ tiên trong 5 ngày Tết.

Hôm đó, đúng 11h đêm, trong gian nhà ấm cúng của gia đình ông Tẩn Suân Chiêu, Trưởng bản Tả Phìn, mọi thứ đã sẵn sàng cho năm mới. Ông Chiêu thì đang chuẩn bị hương, giấy tiền vàng và 1 can đựng để chuẩn bị đi “tranh nước mới”. Chúng tôi theo chân ông Chiêu cùng những người đàn ông khác trong bản lên tới thượng nguồn khe suối, đúng vào lúc đồng hồ điểm 12 giờ đêm. Những người đàn ông cùng châm hương, đốt tiền vàng rồi múc nước nguồn mang về nhà.

Trên đường về nhà, ông Chiêu không quên hái một cành hoa mận trắng và một cành hoa đào. Theo lời ông Chiêu thì, chỉ có những người đàn ông làm chủ gia đình mới được đi lấy nước mới. Khi lấy nước cần châm hương là để cầu xin thần linh ở mạch nguồn này cho chúng tôi được lấy nước, giấy tiền là để trả ơn trời đất, thần linh thổ địa ở đây đã cho chúng tôi lấy đi một phần nước đó. Nước mang về để đun với lá chè rừng dâng cúng tổ tiên trong 5 ngày Tết.

Bánh chưng đen của người Dao mang một hương vị rất riêng của núi rừng Tây Bắc. Ảnh: Thùy Anh
Bánh chưng đen của người Dao mang một hương vị rất riêng của núi rừng Tây Bắc. Ảnh: Thùy Anh

Mọi tất bật của ngày 30 Tết trong gia đình người Dao, được khép lại trước bàn thờ gia tiên. Những lễ vật dâng cúng tổ tiên của người Dao khá đặc biệt, bao gồm: 1 tấm khăn trắng để phủ trước bàn thờ, 2 bình hoa, 1 bình cắm cành đào và 1 bình cắm cành lê trắng (hoặc cành mận trắng), 1 chén rượu trắng, 2 chén trà nước mới, 4 cái bánh chưng đen, 6 cái bánh dày giã tay và 1 mâm ngũ quả.

Ông Tẩn Xoang Lù - Người có uy tín bản Tả Phìn chia sẻ: “Người Dao quan niệm rằng, màu trắng của hoa mận hoặc hoa lê tượng trưng cho người con trai, màu đỏ của hoa đào tượng trưng cho người con gái trong gia đình. Một mâm cúng đầy đặn mong cho con cháu hòa thuận, gia đình nào cũng có đủ cả con gái và con trai, cuộc sống luôn đủ đầy và hạnh phúc”.

Những người phụ người Dao chuẩn bị những bộ trang phục mới và lộng lẫy nhất cho ngày tết. Ảnh: Thùy Anh
Những người phụ người Dao chuẩn bị những bộ trang phục mới và lộng lẫy nhất cho ngày tết. Ảnh: Thùy Anh

Sáng mùng 1 Tết, tất cả các thành viên trong gia đình, mặc những bộ quần áo mới mà những người phụ nữ đã có đến cả năm để thêu thùa và sắm sửa; họ chúc nhau những điều tốt đẹp nhất, rồi cùng quây quần bên bàn trà, nói chuyện và đọc sách, gần như các gia đình sẽ không ra khỏi nhà và chi tiêu gì. 

Với người Dao ở Sìn Hồ, những tục lệ cho ngày Tết cổ truyền được đồng bào gìn giữ và lưu truyền nhiều đời nay và tạo thành văn hóa truyền thống chưa mai một. Với những nét đẹp này, người Dao Khâu ở Sìn Hồ đã góp phần làm cho ngày Tết nơi núi rừng Tây Bắc đầm ấm và thêm phong phú về bản sắc văn hóa đồng bào các DTTS.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 1 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.
Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Xã hội - Thảo Linh - 1 giờ trước
Ngày ấy, Đưng K’Nớ là một vùng đất lọt thỏm giữa những cánh rừng nguyên sinh của dãy Bidoup – Núi Bà. Cuộc sống giữa chốn rừng già, tự cung tự cấp, bà con người Cơ Ho chỉ nghĩ đến kiếm cái ăn, cái mặc qua ngày cũng đã khó… nhưng nay, Đưng K’Nớ đã thay da đổi thịt, cuộc sống no ấm đang về trên vùng đất này.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 4 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 4 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 4 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” ở Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” ở Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

Tin tức - PV - 5 giờ trước
Sáng 30/4, tại Kỳ đài Hiền Lương thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2024 và 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị 1/5/1972-1/5/2024.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 11 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 15 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.