Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mùa Lễ hội 2018: Cần ngăn chặn những hình ảnh phản cảm

PV - 08:31, 27/02/2018

Sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, nhiều lễ hội lớn ở miền Bắc như Lễ hội chùa Hương (Hà Nội), Lễ hội Đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội), Hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)… đã chính thức khai hội. Năm nay, nhờ sự quyết liệt của các cơ quan chức năng, các lễ hội đã bớt những hình ảnh tiêu cực, dần trở lại các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Tuy nhiên, ở một số lễ hội vẫn rơi rớt những hình ảnh phản cảm cần được chấn chỉnh ngay.

Chen chân xin “nước thánh”

Vào những ngày đầu năm mới, rất nhiều người dân chen chân vãn cảnh và xin “nước thánh” tại đền Phủ Na (còn gọi là Na Sơn Động Phủ) nằm dưới chân núi Nưa thuộc xã Xuân Du (huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa).

Theo quan niệm của dân gian, Na Sơn Động Phủ vốn là đỉnh núi cao nhất nằm trong dãy ngàn Nưa, dãy núi có 1 trong 3 huyệt đạo thiêng nhất nước Nam gồm núi Đá Chông (huyện Ba Vì, TP. Hà Nội), núi Bà Đen (xã Thạnh Tân, TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) và núi Nưa ở Thanh Hóa. Từ trên đỉnh núi cao này có một mạch nước ngầm luôn tuôn trào trong vắt, mát rượi chảy xuống núi từ phía sau đền Thượng. Không biết từ bao giờ, nguồn nước này đã được người dân và du khách cho là “nước thánh” có thể mang may mắn, tài lộc đến cho mình nên ai đến đây cũng mong muốn xin được một ít để uống hoặc rửa mặt cầu may.

Theo quan niệm, nguồn nước này trong mát, tinh khiết, nếu rửa mặt và dùng để uống có thể chữa được bệnh hiểm nghèo, cầu may mắn, bình an, tài lộc Theo quan niệm, nguồn nước này trong mát, tinh khiết, nếu rửa mặt và dùng để uống có thể chữa được bệnh hiểm nghèo, cầu may mắn, bình an, tài lộc

 

Mặc dù mấy năm gần đây, Ban quản lý di tích đã xây tường ngăn, lắp đường ống và đặt một số vòi nước để du khách tới đây dễ dàng xin được “lộc”. Tuy nhiên, nhiều người đã không tuân thủ quy định của ban quản lý mà cố tình kéo đến khu vực mó nước (vũng nước nhỏ) để xin bằng được một ít “nước thánh” nên cảnh tượng chen chúc, xô đẩy nhau vẫn còn xảy ra.

Đây cũng là cảnh tượng chung ở nhiều điểm di tích, khi ban tổ chức đã quy hoạch khu vực “phát lộc” thuận lợi để người dân tiếp cận. Nhưng nhiều người vẫn cố tình không tuân thủ và tìm cách chen lấn tận nơi. Hành động này vừa gây phản cảm, vừa gây mất an toàn nên người dân cần nâng cao ý thức từ bỏ các hành vi này.

“Nóng” chuyện chọi trâu

Một trong những vấn đề được quan tâm trong mùa Lễ hội 2018 là việc tổ chức Lễ hội chọi trâu ở một số địa phương như Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Trước mong muốn được tổ chức Lễ hội chọi trâu của các địa phương này, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Trịnh Thị Thủy cho rằng, câu chuyện về chọi trâu đã là vấn đề “nóng” từ nhiều năm và Bộ VH-TT-DL yêu cầu các địa phương có biện pháp tuyên truyền vận động, đồng thời có quan điểm rõ ràng không tiếp tục tổ chức các lễ hội như vậy.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không khuyến khích tổ chức các Lễ hội chọi trâu. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không khuyến khích tổ chức các Lễ hội chọi trâu.

 

Theo bà Thủy, Lễ hội chọi trâu ở một số nơi không gắn với bất cứ di sản văn hóa cụ thể nào. Việc tổ chức lễ hội thường được giao cho doanh nghiệp như một hình thức kinh doanh. Ở một số nơi, Lễ hội chọi trâu gây phản cảm khi ngay sau sới chọi trâu là cảnh bán thịt trâu, thậm chí biến cả thư viện, trường học, trụ sở chính quyền địa phương làm nơi xẻ thịt trâu để bán. Đó là hiện tượng, hình thức phản cảm nhất mà loại hình lễ hội này thể hiện.

Ngoài ra, lễ hội chọi trâu ở nhiều nơi đều có bán vé thu tiền, vi phạm quy định tổ chức lễ hội. Đó là chưa kể đến lễ hội chọi trâu cũng làm nảy sinh một số hiện tượng tiêu cực, biến tướng như cá cược, gây bất ổn trên địa bàn. Chính vì thế trong mùa Lễ hội năm 2018, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cũng yêu cầu, các địa phương cần kiên quyết xử lý, không để tái diễn tình trạng này.

Được biết, trước đó bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, đã có công văn gửi Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc đề nghị tiến hành kiểm tra, rà soát công tác tổ chức Lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu, huyện Sông Lô bảo đảm đúng theo hồ sơ đã được phục dựng và cấp phép.

Cục Văn hóa cơ sở yêu cầu, các hoạt động của lễ hội chọi trâu phải do ban tổ chức trực tiếp chỉ đạo, tổ chức và thực hiện theo quy định tại điều lệ (quy chế) tổ chức hội chọi trâu; không giao cho các doanh nghiệp, cá nhân tổ chức chọi trâu, vận động, tuyên truyền chủ trâu không giết mổ trâu chọi để bán.

Ngoài ra, Ban tổ chức Lễ hội chọi trâu cũng không được bán vé, thu tiền tham dự lễ hội. Ngoài ra, Cục Văn hóa cơ sở cũng có công văn gửi Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Thọ yêu cầu siết chặt công tác tổ chức, cấm bán vé đối với Hội Chọi trâu xã Phù Ninh (huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) với những nội dung tương tự.

THIÊN ĐỨC

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 19:48, 30/04/2024
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 19:09, 30/04/2024
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Khát vọng Tây Nguyên

Khát vọng Tây Nguyên

Kinh tế - Uông Thái Biểu - 18:19, 30/04/2024
Tây Nguyên là nơi hội đủ những điều kiện để phát triển hơn nữa, nhưng hiện tại vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” cần được giải quyết. Khơi thông, phát huy các nguồn lực, thực thi các chương trình hành động mang tính đột phá để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại là một nhiệm vụ quan trọng.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 12:50, 30/04/2024
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Sức mạnh từ hậu phương lớn

Sức mạnh từ hậu phương lớn

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 12:39, 30/04/2024
Cách đây 70 năm, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chiến thắng đó tỏa sáng hơn từ tinh thần đại đoàn kết dân tộc được phát huy ở mức cao nhất. Bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến trong Chiến thắng Điện Biên Phủ đến nay vẫn nguyên giá trị trong công cuộc kiến thiết đất nước.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 08:05, 30/04/2024
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng
Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thời sự - PV - 16:10, 29/04/2024
Sáng 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương nơi có dự án đi qua đã đi kiểm tra các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định.