Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mối nguy từ dịch vụ “xe ghép”

Thiên An - 17:25, 15/04/2021

Hiện nay, dịch vụ “xe ghép” đã xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là dịch vụ vận tải trái pháp luật, hoàn toàn do các cá nhân tự kinh doanh và tìm kiếm khách hàng. Nguy hiểm hơn, gần đây đã có nhiều đối tượng vận chuyển người nhập cảnh trái phép bằng dịch vụ “xe ghép”, gây khó cho lực lượng chức năng, cũng như công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19.

Tăng cường kiểm tra để siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô.
Tăng cường kiểm tra để siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô.

Dịch vụ “xe ghép” nở rộ

Dù mới xuất hiện hơn 2 năm trên địa bàn các tỉnh, điển hình như Hoà Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên… nhưng trên các trang mạng xã hội đã có hơn 30.000 người tham gia sử dụng dịch vụ này. Dịch vụ "xe ghép” được quảng cáo khá rầm rộ trên mạng xã hội. Chỉ cần vào trang mạng xã hội như zalo, facebook, gõ cụm từ tìm kiếm "xe ghép” sẽ nhận được hàng trăm kết quả khác nhau.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển tại tỉnh Hòa Bình, dịch vụ "xe ghép" bắt đầu xuất hiện trên địa bàn tỉnh này vào cuối năm 2018. Chỉ tính riêng địa bàn TP. Hòa Bình hiện có khoảng hơn 200 đầu xe làm dịch vụ "xe ghép". 

Để san sẻ hành khách cho nhau và thuận tiện hơn trong việc ghép chuyến, thay vì hoạt động độc lập như khi mới hình thành, các chủ “xe ghép” đã liên kết với nhau để thành lập các hội, nhóm. Mỗi hội, nhóm "xe ghép" có từ 5-15 đầu xe với các loại xe từ 4-7 chỗ...

Anh Nguyễn Thế Hùng, ở huyện Lương Sơn (Hòa Bình) một người thường xuyên sử dụng dịch vụ "xe ghép" chia sẻ: “Khi có nhu cầu đặt một chuyến xe ghép đi Hà Nội, tôi chỉ cần vào facebook hoặc zalo lựa chọn một nhà xe, gửi yều cầu về thời gian, địa điểm muốn đến và số điện thoại, ngay sau đó sẽ nhận được cuộc gọi đến hoặc tin nhắn để chốt chuyến. Với 150 nghìn đồng/lượt, tôi được đón tận nhà và đưa đến nơi cần đến. Và tương tự khi về cũng vậy, đúng giờ hẹn lái xe đến đón chở về tận nhà!”.

Nếu như đi taxi từ TP. Hòa Bình đến Hà Nội và ngược lại, hành khách phải trả từ 500 - 600 nghìn đồng/lượt, thì với dịch vụ "xe ghép", số tiền bỏ ra khoảng 150 nghìn đồng/lượt. 

Cũng giống như tỉnh Hòa Bình, tại tỉnh biên giới Lạng Sơn, dịch vụ "xe ghép" cũng nở rộ. Hoạt động của "xe ghép” hiện nay nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. 

Với các loại xe từ 4-7 chỗ, tất cả đều mang biển kiểm soát nền trắng, chữ và số màu đen như xe gia đình bình thường. Chở khách đi và đón khách về, khi bị cảnh sát giao thông kiểm tra, các lái xe đều có chung câu trả lời "chở người nhà đi du lịch, thăm họ hàng hoặc đi chơi…”.

Chỉ cần gõ cụm từ tìm kiếm "Xe ghép” sẽ nhận được hàng trăm kết quả khác nhau.
Chỉ cần gõ cụm từ tìm kiếm "Xe ghép” sẽ nhận được hàng trăm kết quả khác nhau.

Theo Thượng tá Hoàng Văn Triều, Trưởng Phòng An ninh điều tra, công an tỉnh Lạng Sơn, trong thời điểm dịch bệnh Covid 19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều đối tượng đã tổ chức đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, với thủ đoạn tinh vi là dùng mạng xã hội để liên hệ, khi nhập cảnh trót lọt, các đối tượng lại tập trung chuyên chở, di chuyển bằng các chuyến “xe ghép” rồi tỏa ra các tỉnh nên gây khó khăn cho lực lượng chức năng đặc biệt là việc kiểm soát phòng chống dịch bệnh Covid - 19.

Cần quản lý chặt “xe ghép”

Trên thực tế, các "xe ghép” đều không có đăng ký kinh doanh chở khách. Giá từng chuyến đi do chủ xe và khách hàng tự thỏa thuận, đương nhiên là không bán vé cho khách như các loại hình dịch vụ vận tải hành khách truyền thống.

Anh Hoàng Văn H. một lái "xe ghép” ở Lạng Sơn không hề “giấu nghề” khi "bật mí": Sau khi đón đủ khách, chúng tôi phải hỏi và nhớ kỹ họ tên, địa chỉ từng người. Đồng thời, thống nhất với hành khách, nếu bị lực lượng chức năng kiểm tra, phải trả lời là người nhà hoặc bạn thân, khai đúng tên theo căn cước công dân. Đó là "bí quyết” để qua mặt Cảnh sát giao thông.

Không chỉ làm hỗn loạn thị trường kinh doanh vận tải hành khách, dịch vụ “xe ghép” còn tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sự sống còn của các loại hình dịch vụ vận tải hành khách truyền thống.

Anh Nguyễn Văn Tình, lái xe của hãng taxi Mai Linh cho biết: “Từ khi có dịch vụ xe ghép, tôi đã bị mất rất nhiều mối khách quen. Tôi mong cơ quan quản lý nhà nước có chế tài cụ thể để tạo ra sự cạnh tranh công bằng cho các hãng vận tải".

Theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; phải có số lượng, chất lượng phương tiện phù hợp với loại hình kinh doanh; có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật; các phương tiện kinh doanh phải được gắn thiết bị giám sát hành trình...

Hiện, Bộ Giao thông vận tải mới đang đề xuất với Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2014/NĐ - CP về về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Nếu việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 86/2014/NĐ - CP của Chính phủ hoàn tất, thì việc quản lý dịch vụ mà người dân hay gọi là "xe ghép" sẽ được thuận lợi hơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 24 phút trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 28 phút trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 1 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 2 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Xã hội - Thảo Linh - 2 giờ trước
Ngày ấy, Đưng K’Nớ là một vùng đất lọt thỏm giữa những cánh rừng nguyên sinh của dãy Bidoup – Núi Bà. Cuộc sống giữa chốn rừng già, tự cung tự cấp, bà con người Cơ Ho chỉ nghĩ đến kiếm cái ăn, cái mặc qua ngày cũng đã khó… nhưng nay, Đưng K’Nớ đã thay da đổi thịt, cuộc sống no ấm đang về trên vùng đất này.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.
Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Xã hội - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Ngày 28/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 (trực thuộc Saigon Times Club) tặng 732 phần quà cho các em học sinh DTTS xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum).
Carnaval Hạ Long 2024:

Carnaval Hạ Long 2024: "Bừng sáng cùng Kỳ quan"

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 28/4, tại Bãi tắm Công viên Đại Dương, Tp. Hạ Long (Quảng Ninh), lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan” chính thức khai mạc.
Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024

Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024

Thời sự - Anh Trúc T.h - 3 giờ trước
Ngày 29-4 (tức ngày 21-3 Âm lịch), tại khu di tích quốc gia Tháp Bà Ponagar, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024.
Đắk Lắk: Phá đường dây đánh bạc bằng hình thức ghi số đề với số tiền giao dịch 500 triệu đồng mỗi ngày

Đắk Lắk: Phá đường dây đánh bạc bằng hình thức ghi số đề với số tiền giao dịch 500 triệu đồng mỗi ngày

Pháp luật - Hoàng Thùy - 3 giờ trước
Ngày 29/4, Công an Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa triệt phá một đường dây đánh bạc dưới hình thức ghi số đề quy mô lớn với số tiền giao dịch mỗi ngày gần 500 triệu đồng.