Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Lỗ hổng” trong dự báo thiên tai

PV - 10:14, 02/11/2018

Những năm gần đây, thiên tai mưa lũ đang trở thành nỗi ám ảnh của các địa phương trên địa bàn vùng Tây Bắc. Có thể nói, mưa lũ với những diễn biến bất thường đã và đang gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, thì có sự yếu kém, hạn chế trong công tác dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai.

Nhiều dự báo thiếu chính xác

Trong năm 2018, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 đã gây mưa lũ lịch sử trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Theo thống kê, mưa lũ đã làm chết và mất tích 17 người, hơn 20 người bị thương, thiệt hại về tài sản hoa màu của Nhà nước và nhân dân trên 600 tỷ đồng.

Thời tiết diễn biến bất thường gây thiệt hại nặng nề cho vùng Tây Bắc. Thời tiết diễn biến bất thường gây thiệt hại nặng nề cho vùng Tây Bắc.

Huyện Văn Chấn là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nhất trong đợt mưa lũ này. Ông Chu Đình Ngữ, Bí thư Huyện ủy Văn Chấn cho biết: Để xảy ra tình trạng này, không thể không nói đến sự yếu kém trong công tác dự báo. Những nơi cơ quan chuyên môn xác định nguy cơ cao thì lại không xảy ra. Còn những nơi chưa kịp phòng bị, thì thiên tai ập tới bất ngờ khiến chính quyền và người dân không kịp trở tay.

Trong đợt mưa lũ này, huyện Văn Chấn có điểm trường Vàng Ngần, thuộc Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Suối Quyền, bị xóa sổ. Thầy giáo Nguyễn Thanh Sơn, Phụ trách điểm trường cho biết: “Trước đó, cơ quan chức năng đi khảo sát các điểm có nguy cơ cao về sạt lở đất thì không có điểm trường Vàng Ngần. Theo cơ quan chuyên môn, điểm trường này hoàn toàn an toàn vì địa hình khá bằng phẳng, đằng sau là đồi thấp. Vậy mà khi mưa lũ xảy ra thì hàng trăm tảng đá to bằng nửa gian nhà lăn ầm ầm từ trên đỉnh núi xuống cuốn bay những gì mà nó đi qua”, thầy Sơn kể lại.

Thiên tai, mưa lũ không chỉ xảy ra ở những địa điểm không ngờ đến mà còn xảy ra ở những thời điểm tưởng chừng như không còn mưa lũ. Trận mưa lũ vào 22/10 vừa qua trên địa bàn xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là ví dụ điển hình. Lũ ống bất thường đã gây thiệt hại 547 hộ dân; trong đó có 13 hộ mất 100% tài sản, nhà cửa... thiệt hại trên 10 tỷ đồng.

Chị Nguyên Thị Thái, ở bản Nà Đình, xã Nghĩa Đô cho biết: Tôi sinh sống ở đây đã hơn 40 năm nhưng chưa bao giờ lũ lại cao như vậy. “Trận lũ bất thường này chúng tôi không thể ngờ được, vì vào thời điểm cuối tháng 9 âm lịch rất ít khi có mưa to chứ chưa nói đến lũ. Hơn nữa, khu vực thiệt hại nhiều nhất thì lại đúng vào nơi chưa bị lũ như vậy bao giờ. Trước đó, cơ quan chức năng chỉ dự báo có mưa nhưng không cảnh báo được khả năng thiên tai có thể xảy ra”.

Cần đầu tư thiết bị cảnh báo thiên tai

Ông Lưu Minh Hải, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai cho biết: Rõ ràng, mưa lũ trong thời gian vừa qua có những diễn biến hết sức bất thường và không còn theo quy luật. Ví dụ như trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có đợt mưa kéo dài hàng tháng trời, với lượng mưa rất lớn (từ ngày 26/6 đến ngày 23/7) khiến cho lũ trên các sông dâng cao. Nguyên nhân chính là, do biến đổi khí hậu toàn cầu và chịu ảnh hưởng hoàn lưu chung của khí quyển.

“Tuy nhiên, việc ảnh hưởng này lại diễn ra trên diện hẹp tức là chỉ một vài tỉnh hoặc ở một vài điểm. Ví dụ như trận lũ ống tại xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên vừa qua nguyên nhân là ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường cộng với vùng hội tụ gió trên cao tạo nên tổ hợp thời tiết xấu. Qua theo dõi thì đây cũng là trận lũ bất thường vì vào thời điểm này rất ít xảy ra mưa lớn và lũ trên các sông suối. Trước đó chúng tôi cũng đã dự báo có mưa nhưng không dự báo được lại có mưa lũ lớn đến như vậy”, ông Hải phân tích.

Cũng theo ông Hải, trước những diễn biến bất thường của thời tiết đòi hỏi công tác dự báo phải chính xác và kịp thời, có như vậy mới giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Để làm được điều này cần phải tăng cường thêm các trạm quan trắc khí tượng, các điểm đo mưa.

“Ví dụ như ở Lào Cai hiện nay, mới chỉ có 4 trạm quan trắc lắp đặt ở 4 trên 9 huyện thị. Như vậy, ảnh hưởng rất nhiều tới việc cập nhật tình hình thời tiết để có những dự báo chính xác nhất. Tối thiểu mỗi huyện phải có một trạm quan trắc và các điểm đo mưa tự động thì mới cơ bản đáp ứng nhu cầu. Có như vậy mới tạo được niềm tin từ cộng đồng về công tác dự báo thời tiết”, ông Hải nhấn mạnh.

TRỌNG BẢO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Thanh tra huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã có Kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2023 tại xã Ngọk Wang, với tổng số 62 con bò đã được cấp. Vậy 46 con bò thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được triển khai cùng thời điểm liệu có cấp đúng, đủ trọng lượng hay không mà không tổ chức thanh tra? Đó là điều mà dư luận quan tâm hiện nay.
Tin nổi bật trang chủ
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 1 giờ trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 1 giờ trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
Đổi thay nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách

Đổi thay nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách

Kinh tế - Phương Linh - 2 giờ trước
Trong những năm qua, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Lắk đã triển khai Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Nghị định 28). Hiệu quả tín dụng chính sách cho thấy, người DTTS trong tỉnh đã tiếp cận được nguồn vốn vay để đầu tư xây dựng nhà ở, chuyển đổi nghề và sản xuất, hướng đến vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 2 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 2 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 17): Khát vọng vươn lên của thanh niên DTTS

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 17): Khát vọng vươn lên của thanh niên DTTS

Thanh niên là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò xung kích trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay, với tư duy đổi mới, nghị lực, ý chí khát vọng vươn lên của tuổi trẻ, nhiều thanh niên là người DTTS đã vượt lên định kiến, quyết tâm bứt phá trên mọi lĩnh vực, như: Khởi nghiệp, văn hóa, nghệ thuật… và đạt được những thành công nhất định. Từ đó thể hiện ước mơ, hoài bão cống hiến trên chính mảnh đất quê hương, tiếp tục khẳng định sức trẻ, niềm đam mê, lan tỏa tinh thần nhiệt huyết đến thanh niên các vùng đồng bào DTTS. Chương trình vấn đề sự kiện tuần này sẽ bàn về chủ đề: Khát vọng vươn lên của thanh niên DTTS.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 4 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 4 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Xã hội - Thảo Linh - 6 giờ trước
Ngày ấy, Đưng K’Nớ là một vùng đất lọt thỏm giữa những cánh rừng nguyên sinh của dãy Bidoup – Núi Bà. Cuộc sống giữa chốn rừng già, tự cung tự cấp, bà con người Cơ Ho chỉ nghĩ đến kiếm cái ăn, cái mặc qua ngày cũng đã khó… nhưng nay, Đưng K’Nớ đã thay da đổi thịt, cuộc sống no ấm đang về trên vùng đất này.
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 6 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.
Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Xã hội - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Ngày 28/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 (trực thuộc Saigon Times Club) tặng 732 phần quà cho các em học sinh DTTS xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum).