Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làm nông nghiệp “lười” để trả lại dinh dưỡng cho đất

Hương Trà - 18:53, 12/04/2020

Với thói quen và kỹ thuật canh tác cũ, nông nghiệp đã và đang làm chết dần các hệ sinh thái trong đất. Những năm qua, nhiều nông dân và các nhà khoa học đã tìm tòi hướng canh tác nông nghiệp ngược lại với truyền thống, đó là nông nghiệp “lười”, nông nghiệp thuận tự nhiên, hay nông nghiệp sinh thái. Với mô hình này, đất luôn được bồi đắp, để trả lại dinh dưỡng, sự giàu có cho đất.

Sản phẩm rau sạch từ mô hình nông nghiệp “lười” của chị Nguyễn Thị Thu, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Sản phẩm rau sạch từ mô hình nông nghiệp “lười” của chị Nguyễn Thị Thu, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Chị Nguyễn Thị Thu, Giám đốc Công ty Tâm An, thôn Đan Nhiễm, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín (TP. Hà Nội) đang rất thành công với mô hình nông nghiệp “lười”. Chia sẻ với chúng tôi, chị Thu cho biết, sau nhiều lần vấp ngã bởi canh tác theo cách truyền thống, chị tìm đến nông nghiệp “lười”. Theo chị Thu, nông nghiệp truyền thống tốn kém nhất là nhân công, còn nông nghiệp “lười” cắt bỏ đi những công đoạn canh tác đã thành lối mòn nhưng thừa thãi và lãng phí của nhà nông. 

Nhằm tiết kiệm nhân công trong vấn đề cải tạo đất, chị Thu đã thả bèo tây ở khắp các mương để lấy vật liệu che phủ luống. Cỏ trước kia phải đi làm tay thủ công thì giờ chỉ cần lấy máy cắt cỏ lia một lần rồi dùng thân che phủ và làm phân luôn. Cùng với đó, chị mua vừng đen về gieo đều trên đất. Rễ cây vừng đen tạo cho đất tơi xốp, thân và lá đổ tạo thành lớp mùn và phân xanh giá trị, vừa hạn chế được cỏ dại phát triển. 

Về cách trồng cây, người nông dân thường ươm giống ra cây con rồi lại nhổ lên để trồng lại… Còn đối với chị Thu, sau khi vừng và cỏ được xới lên, ủ với vi sinh, chị gieo mỗi luống 2 gói hạt xà lách. Thời gian gieo chỉ mất khoảng 10 phút, tiết kiệm được tiền công cả ngày để trồng rau. 

“Không phải loại cây trồng nào cũng có thể áp dụng kiểu lười được. Tôi tìm hiểu, thí nghiệm để lựa chọn các loại rau màu phù hợp với quy trình độc đáo này. Một số loại rau không thích hợp thì cải tiến, trồng sau khoảng 15 ngày là gieo hạt đậu xanh, vừng, đậu tương lên luống. Khi cây đậu ra hoa, hàm lượng dinh dưỡng trong thân cao nhất thì phạt xuống, tấp luôn vào gốc su hào, bắp cải, vừa tạo nguồn phân xanh ngay tại chỗ, vừa hạn chế cỏ dại mọc”, chị Thu chia sẻ.

Thời gian đầu trồng thử nghiệm trên tổng diện tích gần 4 sào, chị Thu đã thu hoạch được hơn 600 củ su hào, hơn 500 cây bắp cải, hơn 100kg cải bó xôi, 150kg cải cúc… Ước tính mỗi sào thu nhập đạt khoảng 3,8 triệu đồng. Chưa tính nguồn thu từ các cây trồng khác. 

Để tiết kiệm thời gian, diện tích đất, trồng rau chỉ là cách chị Thu lấy ngắn nuôi dài, trồng thêm các loại dược liệu khác như chùm ngây, đinh lăng, sả… Rau màu thu hoạch đến đâu được đưa về xưởng đến đó để sơ chế rồi sấy lạnh, giữ màu và Vitamin… Sau khi sấy lạnh, rau được chuyển sang máy nghiền để ra các loại bột rau củ rồi mới đưa ra thị trường. 

Theo các chuyên gia, nhà khoa học về nông nghiệp, nông nghiệp sinh thái được xem là phương thức trồng trọt bền vững. Phương thức này cho phép tái tạo và giữ gìn hệ sinh thái của đất, không cày bừa, làm đất, trồng đa canh, thuận theo tự nhiên, giúp đất luôn được bồi đắp giàu dinh dưỡng. Nông nghiệp sinh thái hoàn toàn không sử dụng phân hóa học hay thuốc trừ sâu, nên chú ý đến yếu tố cân bằng của tự nhiên và không ảnh hưởng đến môi trường. Có thể canh tác bằng cách giữ lại cỏ để che phủ đất, rễ cỏ có khả năng giữ ẩm cho đất rất tốt. Đây là hình thức xen canh các loại cây trồng nhằm hạn chế dịch hại do nấm bệnh gây nên.

Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cho biết: Mô hình nông nghiệp “lười” hay còn gọi nông nghiệp sinh thái là mô hình khá bền vững. Mô hình này phù hợp với việc canh tác tại vùng đồng bào DTTS và miền núi, ở cả quy mô nhỏ hộ gia đình và quy mô lớn. Mô hình này cần được các địa phương nhân rộng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhật Bản trồng cỏ biển để thu giữ carbon giúp phòng, chống biến đổi khí hậu

Nhật Bản trồng cỏ biển để thu giữ carbon giúp phòng, chống biến đổi khí hậu

Nhằm giúp chống biến đổi khí hậu khi Nhật Bản đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, Nhật Bản đã triển khai dự án khôi phục hệ sinh thái tự nhiên dọc bờ biển của thành phố cảng Yokohama, phía Nam Tokyo, bằng cách trồng rong lươn - loại cỏ biển màu xanh nhạt.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 1 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.
Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Xã hội - Thảo Linh - 1 giờ trước
Ngày ấy, Đưng K’Nớ là một vùng đất lọt thỏm giữa những cánh rừng nguyên sinh của dãy Bidoup – Núi Bà. Cuộc sống giữa chốn rừng già, tự cung tự cấp, bà con người Cơ Ho chỉ nghĩ đến kiếm cái ăn, cái mặc qua ngày cũng đã khó… nhưng nay, Đưng K’Nớ đã thay da đổi thịt, cuộc sống no ấm đang về trên vùng đất này.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 4 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 4 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 4 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” ở Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” ở Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

Tin tức - PV - 5 giờ trước
Sáng 30/4, tại Kỳ đài Hiền Lương thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2024 và 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị 1/5/1972-1/5/2024.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 11 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 15 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.