Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hỗ trợ thôn bản ĐBKK sau khi sáp nhập: Cần có chính sách đặc thù

Sỹ Hào - 10:35, 12/02/2020

Hiện các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp thôn, tổ dân phố, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, góp phần tiết kiệm ngân sách. Tuy nhiên, ở những địa bàn đặc biệt khó khăn (ĐBKK), lại phát sinh một số vướng mắc cần kịp thời có giải pháp để tháo gỡ.

Diện tích rộng, dân cư phân tán nên nhiều thôn bản vùng DTTS và miền núi phải sáp nhập. (Ảnh minh họa)
Diện tích rộng, dân cư phân tán nên nhiều thôn bản vùng DTTS và miền núi phải sáp nhập. (Ảnh minh họa)

Theo số liệu của Bộ Nội vụ, hết năm 2019, cả nước có khoảng 100 nghìn thôn, tổ dân phố; giảm hơn 30 nghìn thôn, tổ dân phố so với thời điểm năm 2017. Số lượng thôn, tổ dân phố giảm đã làm giảm khoảng 150 nghìn cán bộ không chuyên trách ở cấp cơ sở, vừa nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy, vừa góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước.

Kết quả của việc sắp xếp lại thôn, tổ dân phố trên cả nước như hiện nay là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân. Bởi thực tế, khi triển khai sắp xếp, rất nhiều vướng mắc đã phát sinh.

Đặc biệt là, với các địa phương vùng DTTS và miền núi, do phong tục tập quán của các dân tộc khác nhau; nên việc lựa chọn tên gọi thôn; việc sử dụng, quản lý các công trình hạ tầng cơ sở, thiết chế văn hóa như thế nào; việc triển khai các chế độ, chính sách dành cho thôn ĐBKK ra sao… thực sự là những vấn đề nan giải, đang được các cấp chính quyền nỗ lực tìm giải pháp tháo gỡ.

Trong những vấn đề vướng mắc từng bước được tháo gỡ, vấn đề đang làm khó chính quyền địa phương nhất là việc thực hiện chế độ chính sách cho thôn ĐBKK sau khi sáp nhập; nhất là trong tình huống sáp nhập thôn ĐBKK với thôn không ĐBKK. Khi đó, nhiều thôn ĐBKK sẽ vô tình “thoát nghèo” do không đáp ứng được các điều kiện “cần và đủ”, nhất là tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Không được công nhận là thôn ĐBKK, người dân sẽ không được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ đầu tư hiện hành như: Chương trình 135; Nghị định số 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng ĐBKK; Nghị định số 06/2018/ NĐ-CP ngày 7/5/2018 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non… Đặc biệt, việc giảm số thôn ĐBKK sẽ dẫn đến giảm số xã khu vực III được thụ hưởng chính sách theo Chương trình 135.

Như Quảng Nam, giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh có 359 thôn ĐBKK thụ hưởng Chương trình 135 và một số chính sách hiện hành của Nhà nước. Sau khi sắp xếp lại, hiện Quảng Nam chỉ còn 261 thôn đủ điều kiện là thôn ĐBKK; 98 thôn còn lại được công nhận “thoát nghèo” vì sáp nhập vào các thôn không ĐBKK khác. Đồng thời, toàn tỉnh cũng giảm 10 xã khu vực III được thụ hưởng Chương trình 135 so với thời điểm trước khi sáp nhập thôn bản.

Trong năm 2019, Ủy ban Dân tộc đã nhận được công văn của Ban Dân tộc các tỉnh (Lào Cai, Điện Biên, Gia Lai, Yên Bái…) đề nghị hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với các thôn ĐBKK sau khi sắp xếp, sáp nhập, đổi tên. Theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc, trước mắt, việc áp dụng các chế độ, chính sách cho các đối tượng trên địa bàn tiếp tục thực hiện theo danh sách thôn ĐBKK theo Quyết định 582 cho đến khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh sách thôn ĐBKK, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I trong giai đoạn mới.

Thực tế, các chính sách đầu tư, hỗ trợ xã, thôn ĐBKK có tác động rất lớn trong phát triển kinh tế và cải thiện điều kiện sống người dân. Do vậy, cùng với việc tiếp tục thực hiện các chính sách theo quy định hiện hành ở các thôn theo Quyết định 582 cho đến khi có quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương cần linh hoạt trong việc xây dựng, tổ chức ban hành, triển khai những chính sách hỗ trợ thôn bản sau khi sáp nhập một cách phù hợp với thực tiễn địa phương.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 1 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.
Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Xã hội - Thảo Linh - 1 giờ trước
Ngày ấy, Đưng K’Nớ là một vùng đất lọt thỏm giữa những cánh rừng nguyên sinh của dãy Bidoup – Núi Bà. Cuộc sống giữa chốn rừng già, tự cung tự cấp, bà con người Cơ Ho chỉ nghĩ đến kiếm cái ăn, cái mặc qua ngày cũng đã khó… nhưng nay, Đưng K’Nớ đã thay da đổi thịt, cuộc sống no ấm đang về trên vùng đất này.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 4 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 4 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 4 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” ở Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” ở Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

Tin tức - PV - 5 giờ trước
Sáng 30/4, tại Kỳ đài Hiền Lương thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2024 và 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị 1/5/1972-1/5/2024.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 11 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 15 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.