Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giấm Kim Ngân sản phẩm độc đáo của một cô giáo

PV - 16:12, 14/05/2019

Mơ ước làm ra loại giấm ăn đặc biệt có một không hai trên thế giới, cô giáo Bạch Thị Kim Ngân (1972) dạy môn Hóa học tại Trường THCS thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã nghiên cứu, sản xuất thành công giấm từ những quả vải. Hành trình khởi nghiệp của cô giáo vùng quê này với mục đích nâng cao giá trị nông sản Việt, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm giấm hoa quả có mặt ở thị trường trong nước và nhiều nước trên thế giới.

Giám đốc Bạch Kim Ngân (người đầu tiên bên phải) tại Hội nghị Khuyến công với các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia 2019. Giám đốc Bạch Kim Ngân (người đầu tiên bên phải) tại Hội nghị Khuyến công với các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia 2019.

Câu chuyện “được mùa mất giá, được giá mất mùa” đã quá quen thuộc với quả vải của bà con Bắc Giang. Chứng kiến nông sản quê hương lận đận nhiều năm, cô giáo Bạch Kim Ngân luôn đau đáu cần phải làm điều gì đó cho quê hương. Ý tưởng làm giấm từ quả vải ấp ủ trong chị cũng bắt đầu từ đó.

Là cô giáo dạy môn Hóa học tại Trường THCS thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), với kiến thức hóa học của mình, cô giáo Ngân đã tự nghiên cứu, mày mò mọi công thức thử làm giấm. Hơn một năm, lọ mọ đêm ngày tự tay bóc vải, nghiền, pha chế để tìm ra công thức thích hợp, dù đã trải qua hàng trăm lần thử nghiệm thất bại nhưng không hề nản.

Gia đình, bạn bè trở thành khách hàng đầu tiên thử hương vị giấm thành phẩm của cô. Khi giấm được mọi người khen rất thơm ngon, đặc biệt, mang đi kiểm nghiệm lại đạt tiêu chuẩn, cô Ngân tự tin việc làm ra loại giấm mà người khác chưa từng nghĩ đến là: giấm vải mang thương hiệu giấm Kim Ngân.

Cô giáo Ngân chia sẻ, quá trình làm cô sử dụng công nghệ lên men tĩnh, thanh trùng, lão hóa trong sản xuất giấm khiến mùi vị của giấm để càng lâu càng thơm như rượu vang. Được làm từ 100% quả vải và mật ong, giấm Kim Ngân không chỉ được dùng với các công dụng quen thuộc như: pha nước chấm, trộn nộm, gỏi mà còn có thể dùng như một thức uống bổ dưỡng.

Năm 2015, sản phẩm giấm vải Kim Ngân của cô giáo làng chính thức ra mắt thị trường. Từ đó cho đến nay, qua nhiều năm quyết tâm, lăn lộn khởi nghiệp, cô giáo Ngân đã trở thành Giám đốc của Công ty TNHH Thương mại Kim Ngân có cơ sở sản xuất hơn 1000m2 tại Lục Ngạn, mỗi tháng sản xuất 20-30 ngàn lít giấm cung cấp cho thị trường. Mỗi năm giúp bà con nông dân Bắc Giang tiêu thụ trung bình 50- 60 tấn cùi vải để sản xuất giấm.

Đặc biệt, hiện nay cơ sở đã phát triển 5 dòng sản phẩm: giấm vải, giấm táo xanh, táo mèo, giấm mơ và giấm tỏi ớt chuyên để trộn rau, salat. Các sản phẩm của Công ty TNHH Thương mại Kim Ngân đã xuất hiện trên kệ hàng các siêu thị lớn như Vinmart, Aeon, Fivimart, … và nhiều chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch trên toàn quốc. “Khi có chỗ đứng nhất định trên thị trường rồi mình càng phải chú trọng chất lượng sản phẩm, quan tâm hơn đến tính thẩm mỹ của sản phẩm. Chẳng có ai chấp nhận được sản phẩm của một thương hiệu khởi nghiệp xù xì mãi được”, cô giáo Ngân chia sẻ.

Cô giáo Kim Ngân cho biết thêm, thời gian tới, cô dự định sẽ mở rộng thị trường, tiếp tục đưa sản phẩm của mình ra nước ngoài để quảng bá nông sản Việt.

HỒNG PHÚC

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhật Bản trồng cỏ biển để thu giữ carbon giúp phòng, chống biến đổi khí hậu

Nhật Bản trồng cỏ biển để thu giữ carbon giúp phòng, chống biến đổi khí hậu

Nhằm giúp chống biến đổi khí hậu khi Nhật Bản đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, Nhật Bản đã triển khai dự án khôi phục hệ sinh thái tự nhiên dọc bờ biển của thành phố cảng Yokohama, phía Nam Tokyo, bằng cách trồng rong lươn - loại cỏ biển màu xanh nhạt.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 1 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.
Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Xã hội - Thảo Linh - 1 giờ trước
Ngày ấy, Đưng K’Nớ là một vùng đất lọt thỏm giữa những cánh rừng nguyên sinh của dãy Bidoup – Núi Bà. Cuộc sống giữa chốn rừng già, tự cung tự cấp, bà con người Cơ Ho chỉ nghĩ đến kiếm cái ăn, cái mặc qua ngày cũng đã khó… nhưng nay, Đưng K’Nớ đã thay da đổi thịt, cuộc sống no ấm đang về trên vùng đất này.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 4 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 4 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 4 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” ở Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” ở Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

Tin tức - PV - 5 giờ trước
Sáng 30/4, tại Kỳ đài Hiền Lương thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2024 và 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị 1/5/1972-1/5/2024.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 11 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 15 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.