Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đường đến trường đầy cảm xúc của cô bé dân tộc Dao

Nghĩa Hiệp - 21:00, 12/10/2021

Đi trên con đường đất đá dài 3km, lội qua con suối để đến lớp đã trở thành hành trình quen thuộc mỗi ngày, trong suốt 5 năm nay của cô bé dân tộc Dao Trình Thị Lan. Không chỉ có thế, 2 năm học gần đây, Lan còn phải cõng trên lưng đứa em thơ 3 tuổi cùng đến lớp, để giúp mẹ có thời gian làm lụng nuôi sống gia đình.

Cõng em vượt quãng đường 3km đầy khó khăn là hành trình đến trường của cô bé dân tộc Dao Trình Thị Lan trong suốt 2 năm qua
Cõng em vượt quãng đường 3km đầy khó khăn là hành trình đến trường của cô bé dân tộc Dao Trình Thị Lan trong suốt 2 năm qua

Cô bé Trình Thị Lan, dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên ở thôn Khe Mằn, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Gia đình Lan thuộc diện hộ nghèo nhất của thôn, tài sản gia đình chỉ có mảnh ruộng nhỏ, bố em bị mắc bệnh về thần kinh nên không còn là lao động chính. Công việc trong nhà chỉ có em và mẹ thay nhau gánh vác.

Do hoàn cảnh khó khăn, mẹ đi làm thuê, em còn quá nhỏ, bao nhiêu tiền đều dồn chữa bệnh cho cha. Từng có thời điểm mẹ muốn Lan nghỉ học để giúp đỡ mẹ việc nhà. Lúc ấy, Lan chỉ biết khóc và nói với cô giáo: “Con địu em bé đến trường học cùng được không cô?”. Cũng kể từ đây, hành trình đến trường mỗi ngày của Lan đặc biệt hơn, và trở thành tấm gương sáng về vượt khó trong học tập.

Cô giáo Nguyễn Việt Hà, giáo viên Chủ nhiệm lớp của Lan tại điểm trường Làng Cổng (Trường PTDT bán trú TH&THCS Đồn Đạc 2, huyện Ba Chẽ) chia sẻ: “Việc đến trường với học sinh người Dao vẫn còn khó khăn, thường xuyên phải vận động ra lớp. Nhưng với em Trình Thị Lan, thì lại trái ngược. Lan rất hiếu học, dù hoàn cảnh hết sức khó khăn, nhưng em đã cố gắng vượt qua để đến lớp, muốn được tiếp tục học. Khi nhận được thông tin gia đình muốn Lan nghỉ học, nhà trường đã đến vận động, động viên bố mẹ em, để em được tiếp tục đến trường”.

Từ nhà Lan đến trường là quãng đường hơn 3km, hơn một nửa con đường là lối mòn, mùa mưa thì lầy lội, qua cả lòng suối gập ghềnh đá sỏi, người lớn đi còn khó. Lan còn nhỏ, lại phải địu thêm cả em bé trên lưng, nhưng niềm vui được học khiến Lan quyết tâm đến trường, bất kể ngày mưa hay nắng.

“Em muốn làm bác sĩ để chữa bệnh cho bố, chỉ có học mới giúp được gia đình em. Em cõng em đến lớp 2 năm thôi, rồi em cũng đi nhà trẻ, nhưng việc học không nghỉ 2 năm được”, quyết tâm của cô bé 10 tuổi Trình Thị Lan không khỏi khiến nhiều người cảm động.

Thương cô bé nghèo với quyết tâm đến trường, hiểu cho hoàn cảnh gia đình em, Phòng GD&ĐT huyện Ba Chẽ, Ban Giám hiệu Trường PTDT bán trú TH&THCS Đồn Đạc 2, cùng cô giáo chủ nhiệm đã đồng ý với việc, có thêm thành viên nhí trong lớp trong suốt 2 năm nay tại điểm trường Làng Cổng. Các thầy, cô giáo trong trường cũng ủng hộ em đồ dùng, quần áo và tiền mặt để giúp em đến lớp đỡ vất vả.

Mang em đến lớp, cùng ước mơ học để trở thành bác sĩ của cô bé Trình Thị Lan. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Mang em đến lớp để thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ của cô bé Trình Thị Lan. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

4 năm học qua đi, mỗi lần nhận được kết quả học tập học sinh hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ học tập và rèn luyện, đã trở thành niềm vui, niềm hạnh phúc của Lan cùng các thầy cô giáo.

Cô Hà cho biết: Năm học này, Nhà trường đã vận động từ các nguồn kêu gọi xã hội hóa, nhờ đó lo đầy đủ sách vở, bàn học tại nhà cho Lan. Mừng hơn cả là, mẹ của em đã sắp xếp công việc và đưa em của Lan đi nhà trẻ, để Lan đến trường không còn vất vả nữa. Cũng nhờ có tấm gương của em Lan mà sau mỗi dịp nghỉ Tết, nghỉ hè, việc vận động các em học sinh ra lớp của thầy cô giáo đã thuận lợi hơn rất nhiều.

Có thể nói, ở những nơi mà việc vận động học sinh ra lớp vẫn còn lắm gian nan, việc những em nhỏ hiếu học như Trình Thị Lan, vượt qua khó khăn đến trường và học giỏi đã trở thành tấm gương sáng về tinh thần hiếu học. 

Hành trình đến trường của Trình Thị Lan cũng cho thấy, tấm lòng của các thầy cô giáo và sự nỗ lực trong công tác vận động học sinh ra lớp ở địa bàn vùng khó. Đồng thời, cũng giúp các thầy cô giáo có thêm động lực, để thầy cô giáo thể hiện hơn nữa tinh thần trách nhiệm, tình yêu nghề và tiếp tục đưa học sinh ra lớp, đến trường.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Tin nổi bật trang chủ
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 1 phút trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân tỉnh Điện Biên và du khách đã được thưởng thức "bữa tiệc" pháo hoa nhiều sắc màu bên bờ sông Nậm Rốm.
Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Pháp luật - Tiếng Dân - 3 phút trước
Thời gian gần đây, dư luận tại tỉnh Bình Định đang rất quan tâm đến “lùm xùm” xung quanh vụ việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội Bóng ném nữ Bình Định. Đặc biệt, một số phụ huynh tố Huấn luyện viên (HLV) Đội Bóng ném nữ ở Bình Định “cắt xén” tiền ăn hàng tháng, tiền thưởng 50% của vận động viên (VĐV), thu quỹ hàng tháng không đúng quy định, đặt ra các quy định khắt khe để phạt VĐV… Đáng nói, quỹ lại do vợ của HLV này quản lý.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 10 phút trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Phóng sự - An Yên - 22 phút trước
Đến Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) hôm nay, thật khó để hình dung đâu từng là thảm họa thiên tai dịp cuối năm 2022. Ngược dòng Huồi Giảng – tâm lũ dữ năm nào, đồng bào Mông, Thái, Khơ mú ở các bản Hòa Sơn, Sơn Hà, Bình Sơn 1 đã kịp kiến thiết lại những đổ vỡ, ngổn ngang. Tà Cạ đang hồi sinh và phát triển từng ngày bằng những nỗ lực của chính người dân, của cấp ủy chính quyền và sự chung tay của cả cộng đồng.
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 24 phút trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 25 phút trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.
Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp

Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp "Rực rỡ sắc màu Tây Bắc"

Sắc màu 54 - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7/5/1945 - 7/5/2024), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, tại Quảng trường 19/8 trung tâm Km5, thành phố Yên Bái đã diễn ra Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” năm 2024.
Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Ra zéh, tên gọi của một loại chè dây mọc hoang trong rừng, được người Cơ Tu ở xã Ba, xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đưa về bản làng, biến thành một cây dược liệu mang lại thu nhập cao, giúp đồng bào thoát nghèo.
Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 1 giờ trước
Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền xoá bỏ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đã thành lập 4 câu lạc bộ (CLB) “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại các trường dân tộc bán trú và nội trú trên địa bàn tỉnh.
Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Khoảng 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên, khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay, đã có khoảng 200 ha sầu riêng ở địa phương bị chết.