Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những chuyện ngoài lớp học chỉ có ở vùng sâu

PV - 14:39, 02/05/2018

Ở các xã vùng sâu, vùng đồng bào DTTS, nhiều em nhỏ bỏ dở ước mơ đến trường để mưu sinh.

Mong muốn học trò của mình thoát khỏi vòng luẩn quẩn đói nghèo, các thầy, cô giáo trường vùng sâu xã Đăk R’măng, huyện Đăk G’long (Đăk Nông) không ngại gian khổ đến từng nhà vận động,  chia sẻ khó khăn và là chỗ dựa tinh thần cho học sinh an tâm đến trường.

Mỗi tuần học 5 ngày, 2 ngày về thăm vợ

Giàng A Hà học sinh lớp 8, Trường THCS bán trú Đăk R’măng, là một học sinh ham học, có năng khiếu ca hát nên được thầy cô, bạn bè trong trường yêu mến. Trong thôn, Hà cũng là đứa trẻ hiếm hoi học cao nhất. Tháng 3/2017, các bạn trong lớp thông tin Hà nghỉ học để ở nhà lấy vợ, vì theo phong tục của người Mông, 16 tuổi đã đến lúc lập gia đình và bố mẹ em cũng đã hỏi cho Hà một cô gái trong bản về làm vợ.

Buổi tối, thầy cô dạy kèm miễn phí cho học sinh nội trú. Buổi tối, thầy cô dạy kèm miễn phí cho học sinh nội trú.

 

Nắm được thông tin, các thầy cô giáo tức tốc vào tận nhà Hà để tìm hiểu sự việc, nhưng vào đến nơi lễ cưới đã hoàn tất. Hà chia sẻ: Nhà nghèo, thiếu người lao động nên bố mẹ cưới vợ cho em để có người làm. Em vẫn muốn được đi học nhưng lại sợ các bạn trong trường trêu trọc và phải làm việc để lo cho gia đình nên sẽ không quay lại trường nữa.

Trước chuyện như vậy, các thầy cô giáo đã dùng đủ mọi lý lẽ để thuyết phục gia đình, nhưng phải đến khi hứa là sẽ cấp gạo cho em, cuối tuần cho em về nhà thăm vợ thì gia đình mới cho Hà trở lại trường học. “Hiện tại, Hà vẫn ở nội trú cùng các bạn, đến cuối tuần thì về thăm vợ 2 ngày”, thầy Nguyễn Tài Thành, Trường THCS bán trú Đăk R’măng cho biết.

Đêm phải có mẹ ngủ cùng

Ở các bản làng người Mông vùng sâu, tình trạng tảo hôn vẫn thường xuyên diễn ra, nhiều học sinh Trường THCS bán trú Đăk R’măng cũng bị bố mẹ giục về cưới. Ngoài việc giảng dạy trên lớp, các giáo viên còn là những người bạn luôn gần gũi, giúp đỡ, đặc biệt là giữ chân các em ở lại trường.

Thời gian vừa qua, các thầy cô giáo nhà trường còn nhận dạy kèm miễn phí cho học sinh yếu kém. Mỗi năm không biết bao nhiêu lần thầy cô đi vận động “bắt” học trò trở lại trường.

Thầy Thành kể: Năm trước, em Đàm Thúy Ngà (học sinh lớp 6) những ngày đầu phải xa bố mẹ để học bán trú, ngày nào cũng khóc và nhiều khi còn định trốn về nhà. Có đêm, em khóc lớn, nhiều bạn khác cùng khóc theo, thầy cô phải gọi mẹ em lên ngủ cùng một đêm để làm công tác tư tưởng. Sau đó, các giáo viên thường xuyên gặp gỡ, tâm sự để em quên đi nỗi nhớ nhà, yên tâm học tập.

Thầy cô đến tận phòng tâm sự, chia sẻ với học sinh. Thầy cô đến tận phòng tâm sự, chia sẻ với học sinh.

 

Đội mưa, đưa học trò đi bệnh viện

Chuyện giữ chân học trò ở lại trường đã khó, việc chăm sóc khi các em đau ốm đột xuất càng khó khăn hơn. Có khi nửa đêm học sinh đau các thầy cô cũng như ngồi trên đống lửa, theo dõi bệnh tình, để còn đưa lên trạm xá kịp thời.

Em Trịnh Thị Thanh My nhớ lại kỷ niệm, cả trường từng nháo nhào lên vì nữ sinh Thào Thị Dụ (học sinh lớp 6) lên cơn đau tim. Đêm đó, trời mưa gió, đã quá 12h, 4 thầy cô đang trực tại trường nhận được tin Dụ đang lên cơn đau tim trong phòng. Sợ nếu chờ trời sáng sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của học trò, nên ngay trong đêm thầy cô phải mặc áo mưa chở em lên bệnh xá để sơ cấp cứu. Bệnh tình của Dụ nặng phải chuyển tuyến tỉnh, hai thầy cố tiếp tục vượt 70km nữa để đưa em đến Bệnh viện tỉnh, còn hai thầy cô khác thì về bản báo tin cho bố mẹ Dụ biết.

Thầy Trần Văn Hạnh, Hiệu trưởng Trường THCS bán trú Đắk R’măng cho biết: Trường có hơn 200 học sinh, trong đó hơn 90% học sinh đồng bào DTTS, phần lớn nhà ở xa, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên những năm trước tình trạng học sinh bỏ học khá phổ biến. Năm 2011, Trường bắt đầu tổ chức cho học sinh ở bán trú, nhưng lúc bấy giờ trường chỉ có 5 phòng học được xây dựng từ Dự án trường trung học vùng khó nên việc tổ chức học bán trú khó khăn, nhất là nơi ở cho các em. Các thầy cô trong trường đã kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh xây thêm 10 phòng phục vụ gần 130 em ở bán trú. Học sinh ở bán trú chỉ phải đóng 60.000 đồng/tháng để chi chả cho nhân viên cấp dưỡng, tiền điện nước, còn lại tiền ăn, sách vở, chăn màn các em đều được cấp miễn phí theo chính sách của Nhà nước.

“Mô hình thì là bán trú nhưng phần lớn học sinh ở nội trú do các em đều thuộc diện nghèo, ở xa trường từ 7-30km. Từ khi thực hiện mô hình bán trú, tỷ lệ học sinh bỏ học dở chừng giảm đáng kể, chất lượng đào tạo cũng tăng lên, có nhiều học sinh khá, giỏi đạt thành tích cao tại các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh”, thầy Hạnh phấn khởi thông tin.

QUỐC PHONG - LÊ HƯỜNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 3 giờ trước
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 4 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 4 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 4 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 4 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Du lịch - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đã có 142.800 lượt khách đến Hà Giang, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023, công suất buồng phòng đạt 75 - 80%. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Pháp luật - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Hà Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam phục vụ điều tra đối với 2 đối tượng có hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.