Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gian nan đường đến trường của học sinh vùng cao núi đá

Văn Hoa - 15:14, 14/12/2020

Thức dậy đi học từ 4 rưỡi sáng, các em học sinh của 3 thôn Chiêng Chà, Đông Phây, Nà Sâu, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang) phải đi bộ hơn 2 tiếng đồng hồ, vượt gần 10 km đường đất mới đến được trường. Sau khi tan học lúc 11h45, các em lại nhịn đói đi bộ về nhà lúc 14h30-15h chiều; gặp những hôm trời mưa đường trơn trượt, việc đi lại vô cùng khó khăn...; đấy là thực trạng các em học sinh nơi đây phải trải qua hàng ngày để có được con chữ...

Ngoài những buổi học trên lớp, em Lý Thị Nhật còn phải làm nhiều việc trong gia đình.
Ngoài những buổi học trên lớp, em Lý Thị Nhật còn phải làm nhiều việc trong gia đình.

Khởi hành từ lúc 7 giờ sáng, tôi cùng 5 thầy giáo trong Trường THCS thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang) theo con đường đi học thường ngày của học sinh tại 3 thôn Chiêng Chà, Đông Phây, Nà Sâu bằng xe máy. Từ thị trấn Yên Minh, chúng tôi bám theo con đường đất ven suối hơn một tiếng đồng hồ, với những con dốc trơn trượt, nhiều đoạn đường lầy lội để đến với thôn Nà Sâu.

Trên đường vào thôn Nà Sâu, chúng tôi gặp em Lý Chỉn Dèn, học sinh của trường đang gánh cỏ từ nương về. Nhìn thấy chúng tôi, em tỏ vẻ ngại ngùng. Qua trò chuyện, em Dèn cho biết, đây là con đường nhanh nhất để đến trường, với hơn hai tiếng đồng hồ đi bộ. Những hôm trời nắng, thì có thể đi theo con đường ven suối, còn trời mưa phải đi đường mòn xa hơn, có khi phải đi bộ mất 3 tiếng đồng hồ mới tới được trường.

Từ Nà Sâu đến Chiêng Chà chừng 3km, con đường dốc hơn nên càng khó đi. Tới nơi, chúng tôi gặp em Lý Thị Nhật, dân tộc Dao, học sinh lớp 7C tại nhà. Em Nhật kể, là chị cả trong nhà có 4 chị em, Nhật phải gánh vác nhiều trách nhiệm trong gia đình. Với dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt xinh xắn, Nhật luôn chân, luôn tay làm hết việc này đến việc khác. Dù mới học lớp 7, nhưng em đã phải làm những công việc của người lớn. Buổi sáng em phải thức dậy từ lúc 4h để nấu cơm ăn; sau đó, khoảng 5 giờ kém 15 bắt đầu đi học, đến trường lúc 7h30. Học hết tiết 5, em lại đi bộ từ trường về đến nhà thường đã hơn 2h chiều. Buổi chiều, em hỗ trợ cha mẹ những công việc trong gia đình như, chăn trâu, lấy rau, cắt cỏ cho trâu bò, nấu cơm, trông em…

“Em cũng muốn ở lại nội trú, nhưng  em còn phải gánh vác thêm nhiều việc nhà nên tan học là em lại phải về ngay”, Nhật nói.

Nói về sự học vất vả của các em học sinh khi đến trường học chữ, thầy Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Yên Minh thông tin thêm, mỗi sáng, các em không phải đi bộ mà là phải chạy bộ mới kịp giờ học. Vì thế, nhà trường thường không trừ điểm rèn luyện khi các em đi muộn trong 15 phút truy bài đầu giờ và miễn lao động buổi chiều.

Với 25 học sinh thuộc 3 thôn Chiêng Chà, Đông Phây, Nà Sâu, xét theo các tiêu chí, các em có đủ điều kiện ở nội trú tại trường. Nhà trường cũng đã vận động phụ huynh cho học sinh ở lại học nội trú. Tuy nhiên, phụ huynh các em không đồng ý mà muốn con về nhà để đỡ đần bố mẹ. Vậy nên các em phải nhịn đói sau giờ học để về nhà ăn cơm, gia đình nào có điều kiện hơn, thì có gói mỳ tôm cho con ăn tạm trên đường đi học về.

Đường vào thôn Nà Sâu.
Đường vào thôn Nà Sâu.

“Sau chuyến đi này, nhà trường sẽ họp phụ huynh để động viên cho học sinh đến trường học nội trú. Hiện nay, cơ sở vật chất của trường tạm ổn để có thể đón các em vào ở nội trú. Tuy nhiên, những nhu yếu phẩm cần thiết như: chăn, màn, téc nước…. vẫn còn thiếu. Chúng tôi rất mong các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm có thể hỗ trợ để nhà trường đủ điều kiện đón các em học sinh ở lại nội trú”, thầy Tuấn Anh bộc bạch.

Đem tâm tư của thầy và trò sau chuyến đi trao đổi với bà Sầm Thị Dương, Phó trưởng phòng Chính sách Dân tộc tỉnh Hà Giang, bà Dương cho biết: HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày 15/7/2011 về ban hành chính sách hỗ trợ học sinh bán trú, học sinh nghèo và nhiều chính sách hỗ trợ học sinh vùng DTTS phù hợp với điều kiện của địa phương. Do đó, với các em học sinh tại 3 thôn của trường THCS thị trấn Yên Minh và nhiều thôn khác, đều đã được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách ưu tiên của Nhà nước.

"Tuy nhiên, để các em được yên tâm đến trường và đảm bảo sức khỏe học tập,điều quan trọng nhất là, nhà trường và chính quyền địa phương phải làm tốt công tác vận động các bậc phụ huynh cho con em đến trường học tập, sinh hoạt nội trú", bà Dương mong muốn.

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Truyền niềm đam mê tiếng Tày cho học sinh vùng cao

Truyền niềm đam mê tiếng Tày cho học sinh vùng cao

Gần 20 năm qua, cô giáo người Tày Dương Thị Bền, giáo viên Lịch sử - Địa lí, Trường THCS Vân Sơn, huyện Sơn Động (Bắc Giang) luôn nỗ lực, say mê nghiên cứu giảng dạy và có nhiều sáng kiến trong các hoạt động của nhà trường. Đặc biệt, vài năm trở lại đây, cô miệt mài truyền dạy tiếng Tày với mong muốn thế hệ trẻ tiếp tục giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc mình.
Đẩy mạnh kết nối hành trình du lịch xanh Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An

Đẩy mạnh kết nối hành trình du lịch xanh Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An

Du lịch - Minh Nhật - 4 giờ trước
Ba địa phương Nghệ An, Thanh Hóa và Ninh Bình phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch với chủ đề “Hành trình Du lịch Xanh” nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh điểm đến, thị trường, sản phẩm du lịch, dịch vụ mới và các sự kiện du lịch tiêu biểu năm 2025, nhằm thu hút khách du lịch.
Bàn giao chức trách, nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang

Bàn giao chức trách, nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang

Tin tức - T.Vinh - M.Triết - 5 giờ trước
Ngày 10/4, tại TP. Rạch Giá, Đảng ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang, tổ chức Hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh. Thiếu tướng Nguyễn Đức Mạnh - Đảng ủy viên, Phó Tư lệnh BĐBP, chủ trì Hội nghị. Cùng dự Hội nghị có Thiếu tướng Văn Ngọc Quế - Phó Chủ nhiệm chính trị Bộ Tư lệnh BĐBP, cùng các cơ quan chức năng thuộc Bộ Tư lệnh.
Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Xã hội - Minh Nhật - 6 giờ trước
Tại bản Chồi, xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã diễn ra lễ khởi công xây dựng Nhà tránh trú cộng đồng. Công trình thể hiện sự nỗ lực nhằm ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các khu vực dễ bị tổn thương.
Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez

Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez.
Những cái tên nào sẽ góp mặt trong đội hình “siêu sao Đông Nam Á” đấu Manchester United

Những cái tên nào sẽ góp mặt trong đội hình “siêu sao Đông Nam Á” đấu Manchester United

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 6 giờ trước
Liên đoàn bóng đá châu Á (AFF) vừa thông báo tổ chức trận đấu giữa đội tuyển các ngôi sao Đông Nam Á và “Quỷ đỏ” thành Manchester sẽ diễn ra vào ngày 28/5 tới đây tại sân vận động Quốc gia Bukit Jalil (Malaysia). Trận đấu này nằm trong tour du đấu mùa hè của Manchester United sau khi mùa giải 2024-2025 khép lại.
Rừng mai trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông

Rừng mai trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 10/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Rừng mai cổ thụ trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông. Người giữ lửa văn hóa Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi dông trên cát

Hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi dông trên cát

Kinh tế - Thái Sơn Ngọc - 6 giờ trước
Thôn Hòa Thủy, xã Phước Hải, huyện Ninh Phước là khu dân cư đi đầu của tỉnh Ninh Thuận trong việc triển khai thành công mô hình nuôi dông trên cát. Nông dân nơi đây đã chủ động đầu tư xây dựng chuồng trại phù hợp với điều kiện tự nhiên, tạo môi trường thuận lợi cho dông sinh sản và phát triển đàn. Mô hình nuôi dông trên cát trắng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định, cải thiện đời sống, góp phần cùng địa phương phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2025.
Người phụ nữ “ôm trọn” ba vai

Người phụ nữ “ôm trọn” ba vai

Gương sáng - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Nhắc đến cái tên Nông Thị Thắm thì già trẻ thôn Hà Tràng Tây, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đều không ngớt lời khen. Dù còn khá trẻ tuổi (sinh năm 1984) nhưng chị Thắm (dân tộc Tày) đã nhiều năm “ôm trọn” ba vai: Người có uy tín, Bí thư Chi bộ và cũng là Trưởng thôn.
Đằm thắm hoa ban

Đằm thắm hoa ban

Sắc màu 54 - Trương Hữu Thiêm - 7 giờ trước
Tây Bắc, nơi được biết đến với Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, với các địa danh lịch sử như Nhà ngục Sơn La, di tích Chiến thắng Điện Biên Phủ... Đây là địa bàn cư trú lâu đời của hơn 30 DTTS anh em với những phong tục tập quán tốt đẹp với nhiều sản vật của núi rừng hùng vĩ, trong đó có hoa ban. Tháng Ba, du lịch lên Tây Bắc, nhất định sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng sự độc đáo và vẻ đẹp kỳ diệu của hoa ban...
Di sản múa trong nghi lễ của các DTTS

Di sản múa trong nghi lễ của các DTTS

Sắc màu 54 - Nguyễn Thị Phương Lan - 7 giờ trước
Múa nghi lễ là nét đẹp văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc, mang đậm dấu ấn tâm linh và ý nghĩa cộng đồng sâu sắc. Các điệu múa này không chỉ là hình thức nghệ thuật mà còn là “cầu nối” giữa con người với thần linh, tổ tiên và thiên nhiên.
Độc đáo hội voi của đại ngàn

Độc đáo hội voi của đại ngàn

Sắc màu 54 - Lê Hường - 7 giờ trước
Huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk là vùng đất nổi tiếng với nghề thuần dưỡng voi rừng; lễ hội voi cùng các nghi lễ liên quan đến voi cũng ra đời từ đó. Hội voi Buôn Đôn trở thành nét đẹp văn hóa mang đặc trưng riêng của vùng đất biên thùy nắng, gió của đại ngàn.