Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đất nền sốt ảo

PV - 15:29, 30/03/2021

Cơn sốt đất những ngày gần đây đang được đẩy lên đỉnh điểm, khi nhiều địa phương ghi nhận mức giá tăng gấp từ 2 – 3 lần trong một khoảng thời gian ngắn. Đáng chú ý, không chỉ xảy ra ở khu vực quy hoạch rõ ràng, có giấy phép xây dựng, mà còn ở những vị trí không nằm trong quy hoạch, đất thổ cư trong làng xóm, thậm chí đất phi nông nghiệp...

Cần cảnh giác với việc sốt đất nền tại những khu vực có thông tin hạ tầng và gần dự án của doanh nghiệp (trong hình: Khu đất nền gần dự án khu đô thị An Khánh, Hoài Đức - Hà Nội). Ảnh: Doãn Thành
Cần cảnh giác với việc sốt đất nền tại những khu vực có thông tin hạ tầng và gần dự án của doanh nghiệp (trong hình: Khu đất nền gần dự án khu đô thị An Khánh, Hoài Đức - Hà Nội). Ảnh: Doãn Thành

Đầu cơ - thổi giá

Cùng với những thị trường chủ lực phía Bắc như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc... một số địa bàn mới nổi, như: Bắc Giang, Hưng Yên... cũng ghi nhận giá bán tăng mạnh. Bà Hoàng Thị Trăm, trú tại thôn Dưỡng Phú, xã Chính Nghĩa (Kim Động, Hưng Yên) cho biết, cách đây 5 năm, gia đình bà có chuyển nhượng một mảnh ao nuôi cá, diện tích 1 sào Bắc Bộ (360m2 – PV) với giá 50 triệu đồng nhưng đến thời điểm hiện tại giá đã ở mức trên 6 triệu đồng/m2. “Mới đây, có người trả mảnh ao này với giá 2,2 tỷ đồng nhưng chủ sở hữu vẫn chưa đồng ý bán. Gia đình tôi rất tiếc nuối vì đã bán với giá quá thấp” – bà Hoàng Thị Trăm chia sẻ.

Chủ tịch UBND xã Chính Nghĩa Nguyễn Văn Duyên cho biết, gần đây, đất đai trên địa bàn xã ghi nhận có sự tăng giá tại một số khu vực quy hoạch giãn dân được phê duyệt, đã đầu tư hạ tầng giao thông, thoát nước với mức giá từ 800 – 900 triệu đồng/lô (1 lô diện tích khoảng 100m2), tăng từ 150 – 200 triệu đồng/lô so với năm 2018. “Thông tin sẽ có tuyến đường giao thông chuẩn bị triển khai xây dựng đi qua địa bàn xã, một số khu vực được cho là sẽ nằm gần tuyến đường này, khiến đất nông nghiệp được đẩy giá lên cao gấp 2 - 3 lần. Tuy nhiên, việc tăng giá trên mới chỉ là thông tin truyền miệng trong Nhân dân, thực tế chưa ghi nhận có giao dịch diễn ra với giá như vậy” – ông Nguyễn Văn Duyên nói.

Trong khi đó, tại Bắc Giang một số huyện đã có dự án BĐS được phê duyệt như: Việt Yên, Yên Dũng, Lục Nam... cũng ghi nhận giá đất vượt ngưỡng 50 triệu đồng/m2, cao gấp từ 2 – 3 lần so với thời điểm cuối năm 2020. Khảo sát trên một số trang tin bất động sản (BĐS), một mảnh đất diện tích 77m2 nằm kề Tỉnh lộ 295B, thuộc địa bàn huyện Việt Yên, chủ đất quảng cáo là nằm gần ngay trục chính chợ My Điền và áp giữa 2 khu công nghiệp hiện đại, đông đúc nhất Bắc Giang là Vân Trung, Đình Trám, phù hợp để kinh doanh, rao bán giá 3,92 tỷ đồng, tương đương 50,9 triệu đồng/m2. Những khu vực khác đều được chào bán với mức giá từ 25 – 40 triệu đồng/m2, tùy vào từng vị trí.

Chúng ta cần cảnh giác với câu chuyện sốt đất nền, nó luôn là nguồn cơn của sốt giá BĐS trên thị trường. Giá tiếp tục tăng cao nhưng không có người mua. Cùng với đó, những nguy cơ về bùng nổ tài chính đang hiện hữu. Tôi cho rằng, không nên đua theo dòng tiền của đất nền sốt ảo bởi có thể nó sẽ dẫn đến sự đổ vỡ của thị trường BĐS.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển kinh doanh TS Lê Xuân Nghĩa

Tại Ninh Bình cũng xảy ra tình trạng tương tự, sau khi UBND tỉnh này có quyết định phê duyệt đồ án lập quy hoạch chung khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thuộc huyện Gia Viễn và Nho Quan, giá bán còn bị “thổi” tăng lên tới 300%, đầu quý IV/2020 từ 400 – 600 triệu đồng/lô (diện tích 1 lô khoảng 100m2), đến nay được chào với giá 1 – 1,2 tỷ đồng. Còn ở Thái Nguyên tuy chưa ghi nhận sốt đất trong đợt này nhưng đất nền gần khu công nghiệp như: Sông Công II, cụm công nghiệp Bá Xuyên, Lương Sơn... cũng tăng nhanh, đang được chào bán từ 12 – 18 triệu đồng/m2, tăng khoảng 300% so với thời điểm cuối năm 2018.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho biết, cùng với Hưng Yên, Bắc Giang, một số địa bàn mới nổi khác khu vực phía Bắc, như: Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình... thị trường cũng ghi nhận có sự sôi động. Nhưng phần lớn đều do những môi giới không chuyên nghiệp tự giao dịch với nhau để “tạo sóng” nhằm mục đích kiếm lợi nhanh. “Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng, tình trạng ít dự án được phê duyệt, nguồn cung mới khan hiếm diễn ra khá phổ biến ở các địa phương này. Thị trường chủ yếu là sản phẩm đất nền đấu giá của địa phương, giao dịch được thực hiện theo hình thức mua đi bán lại những sản phẩm đã chào hàng từ giai đoạn trước, tỷ lệ hấp thụ chậm” - ông Nguyễn Văn Đính cho hay.

Cần minh bạch thông tin

Lý giải về việc giá BĐS, đặc biệt là đất nền tăng mạnh trong thời gian gần đây, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Mạnh Hà nhìn nhận, có 2 nguyên nhân dẫn đến sốt đất, bất chấp việc Covid-19 vẫn đang ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Trước hết, kênh đầu tư BĐS vẫn vô cùng hấp dẫn, là kênh đầu tư mà người Việt tin tưởng, chỉ sau vàng, chứng khoán. Cùng với đó, nguồn cung BĐS tại một số địa phương, cũng như các TP lớn còn thiếu hụt nên đã đẩy giá tăng cao. Đáng chú ý, sốt đất không chỉ ở khu vực quy hoạch rõ ràng, có giấy phép xây dựng, mà còn xảy ra ở nhiều vị trí đất thổ cư trong làng xóm, không nằm trong quy hoạch, thậm chí đất phi nông nghiệp... Những "cơn sóng" đó xuất hiện chủ yếu bởi thông tin quy hoạch như sân bay, đường cao tốc giao thông, dự án của DN lớn... “Những đợt sốt đất mặc dù chỉ trong thời gian ngắn nhưng lại tàn phá nền kinh tế, xã hội, công ăn việc làm của người dân. Chúng ta đã chứng kiến bài học ở Ba Vì hay mới đây nhất là Bình Phước... là ví dụ điển hình. Chúng tôi cho rằng, trong cơn sốt đất, ngoài cái lợi vẫn có những thiệt hại lớn cho nhà đầu tư non trẻ, thiếu kinh nghiệm, đầu tư theo số đông” – ông Nguyễn Mạnh Hà nhận định.

Để thị trường BĐS phát triển bền vững trong thời gian tới, theo tôi, cần tiếp tục xây dựng Chính phủ kiến tạo, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện để DN BĐS phát triển tốt. Cùng đó, những chồng chéo của pháp luật cần tháo gỡ. Trong năm 2021, nếu tháo gỡ được những khó khăn trên thì ngành xây dựng, BĐS sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển.

Chủ tịch Tổng Hội xây dựng Việt Nam Đặng Việt Dũng

Theo chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực, dự báo hết quý I/2021, cổ phiếu BĐS sẽ tăng khoảng 15%, một phần do cộng hưởng sốt đất. Trong năm 2021, thị trường BĐS sẽ phát triển khả quan hơn nhờ những dự báo về tăng trưởng kinh tế từ 6,5 – 7% và trong khoảng 10 năm tới sẽ duy trì ở mức 7%, điều này sẽ thu hút ngày càng nhiều hơn nhà đầu tư dịch chuyển sang kênh BĐS và giá BĐS tiếp tục tăng. “Lãi suất ngân hàng vay mua nhà đang ở mức thấp nhất trong 15 năm gần đây, sẽ càng tạo điều kiện cho người trẻ có cơ hội để mua nhà hoặc đầu tư. Còn vấn đề sốt đất trong thời gian gần đây, Chính phủ cần đẩy nhanh việc sửa đổi một số quy định về Luật Đất đai, hướng dẫn các địa phương và trong quá trình thực hiện cần phải công khai minh bạch tất cả thông tin, tránh những trường hợp lợi dụng thông tin để kiếm lời bất chính” – TS Cấn Văn Lực phân tích./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 2 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 3 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 4 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 4 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.
Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Xã hội - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Ngày 28/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 (trực thuộc Saigon Times Club) tặng 732 phần quà cho các em học sinh DTTS xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum).
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Carnaval Hạ Long 2024:

Carnaval Hạ Long 2024: "Bừng sáng cùng Kỳ quan"

Trang địa phương - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Ngày 28/4, tại Bãi tắm Công viên Đại Dương, Tp. Hạ Long (Quảng Ninh), lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan” chính thức khai mạc.
Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024

Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024

Thời sự - Anh Trúc T.h - 5 giờ trước
Ngày 29-4 (tức ngày 21-3 Âm lịch), tại khu di tích quốc gia Tháp Bà Ponagar, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024.
Đắk Lắk: Phá đường dây đánh bạc bằng hình thức ghi số đề với số tiền giao dịch 500 triệu đồng mỗi ngày

Đắk Lắk: Phá đường dây đánh bạc bằng hình thức ghi số đề với số tiền giao dịch 500 triệu đồng mỗi ngày

Pháp luật - Hoàng Thùy - 5 giờ trước
Ngày 29/4, Công an Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa triệt phá một đường dây đánh bạc dưới hình thức ghi số đề quy mô lớn với số tiền giao dịch mỗi ngày gần 500 triệu đồng.
Gia Lai: 2 xe ô tô khách va chạm làm 1 người chết, 11 người bị thương

Gia Lai: 2 xe ô tô khách va chạm làm 1 người chết, 11 người bị thương

Tin tức - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Theo báo cáo nhanh từ Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai cho biết, tại ngã tư giao nhau giữa Quốc lộ 25 với đường Hồ Chí Minh, đoạn tuyến tránh Chư Sê (thị trấn Chư Sê, Gia Lai) đã xảy ra 1 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 1 người chết, 11 người bị thương.
Quảng Ninh: Không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần khi đi du lịch 5 xã đảo

Quảng Ninh: Không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần khi đi du lịch 5 xã đảo

Trang địa phương - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Từ ngày 27/4, du khách khi tới 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen thuộc huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) không được mang đồ nhựa dùng 1 lần. Người dân và du khách sẽ được hỗ trợ sử dụng các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường để thay thế túi nilon.