Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cách bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao ở Minh An

Văn Hoa - 12:31, 23/09/2021

Dù chưa thành lập các câu lạc bộ (CLB), chưa mở các lớp bài bản chuyên nghiệp, tự túc kinh phí hoạt động, nhưng thời gian qua, tại các thôn, bản đồng bào dân tộc Dao ở xã Minh An, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã có nhiều nhóm nhỏ được thành lập như, nhóm học chữ Nôm Dao, nhóm văn nghệ, nhóm thêu, nhóm múa...; Với sự nỗ lực hoạt động của các nhóm này, đang góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Dao.

Một lớp dạy chữ Nôm Dao ở Minh An
Một lớp dạy chữ Nôm Dao ở Minh An

Một xã có 7 nhóm bảo tồn văn hóa

Minh An có dân số hơn 4.000 người, với 67% là người Dao. Trong đó có 4/7 thôn, bản tập trung người Dao sinh sống. Dù chưa chính thức thành lập CLB, nhưng hiện nay, xã Minh An đang có 7 nhóm bảo tồn văn hóa đang hoạt động, thu hút khoảng 200 thành viên với nhiều thế hệ, lứa tuổi tham gia.

Những năm qua, các CLB thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt, luyện tập. Tất cả đều chung mục đích cùng nhau giữ gìn, bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc mình.  Để duy trì hoạt động, các nhóm đã tự đóng góp kinh phí.

Các hoạt động, các buổi sinh hoạt tập trung vào việc bảo tồn, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Dao, như: mở lớp truyền dạy chữ viết Nôm Dao, dạy những làn điệu dân ca, hướng dẫn những điệu múa truyền thống, cách thêu hoa văn thổ cẩm…Các lớp đều do các nghệ nhân ở địa phương tự nguyện truyền dạy miễn phí. 

Là người am hiểu văn hóa Dao, giỏi và tâm huyết với chữ Nôm Dao, nắm rõ từng nghi lễ thờ cúng, ông Dương Trung Vi đã sưu tầm, lưu giữ được nhiều sách cổ. Được sự động viên của các nghệ nhân, cùng với lòng nhiệt huyết, những năm gần đây, ông Vi cùng với một số nghệ nhân trong xã đã tự mở nhiều lớp học chữ Nôm Dao miễn phí cho lớp trẻ trong bản.

Theo ông Vi, vì chưa có bộ tài liệu giảng dạy bài bản, người dạy thường lấy tài liệu trong các bài cúng để dạy cách đọc, cách viết, giải nghĩa chữ Nôm Dao. Chữ Nôm Dao là loại chữ khó viết, khó học, nên đòi hỏi người tham gia học phải kiên trì, chịu khó. Những người dạy và học đều tranh thủ vào các buổi tối. Mỗi lớp học thường kéo dài 2 - 3 năm thì mới có thể đọc thông viết thạo. Ngoài tham gia lớp học, các học viên còn thường xuyên đi theo các thầy tham gia các lễ như tết nhảy, lễ cấp sắc để học từ thực tiễn.

Với người Dao ở xã Minh An, gìn giữ bản sắc văn hóa là thể hiện tình yêu dân tộc. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Với người Dao ở xã Minh An, gìn giữ bản sắc văn hóa là thể hiện tình yêu dân tộc. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Trân trọng và tự hào bản sắc văn hóa

Bên cạnh  những nỗ lực bảo tồn chữ Nôm Dao, đồng bào luôn ý thức giữ gìn những nét văn hóa truyền thống, nhất là trang phục truyền thống. Phụ nữ người Dao ở xã Minh An đã lập thành các nhóm nhỏ tại các thôn, bản, những lúc rảnh rỗi hay buổi tối, các bà, các chị lại cùng nhau ngồi thêu cho mình và người thân những bộ trang phục truyền thống, đồng thời truyền dạy cho lớp trẻ.

Bà Triệu Thị Duyên sinh ra và lớn lên ở xã Minh An. Từ bé, bà đã được mẹ dạy cách thêu. Lớn lên bà đi học và trở thành cô giáo. Những năm tháng là giáo viên đứng trên bục giảng, nhưng bà vẫn không quên và vẫn tự tay thêu cho mình và người thân những bộ quần áo người Dao. Sau khi nghỉ chế độ, ngoài thêu trang phục cho gia đình, bà còn dành nhiều thời gian truyền dạy lại cho lớp trẻ.

Tôi cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm với dân tộc mình. Mình biết thêu, mình phải dạy lớp trẻ thêu để truyền đời này sang đời khác, nếu không lớp già qua đi sẽ không còn ai biết thêu. Việc thêu hoa văn của người Dao cần phải lưu giữ, để có được những bộ trang phục đúng truyền thống người Dao, để tham dự các ngày lễ, ngày tết thể hiện sắc màu dân tộc mình…”, bà Duyên bộc bạch.

Văn hóa, văn nghệ cũng là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống của đồng bào Dao nơi đây. Mỗi khi rảnh rỗi, các nghệ nhân người Dao ở xã Minh An lại tập trung tại Nhà văn hóa, cùng sưu tầm và ôn lại những bài dân ca cổ để hát mỗi khi tết đến Xuân về, hay dịp lễ cấp sắc, lễ vào nhà mới, đám cưới…

Các nghệ nhân còn sáng tác lời mới có nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước đổi mới, lao động sản xuất mùa vụ, ca ngợi tình bạn, tình yêu đôi lứa, lời răn dạy ... Những câu hát dân ca Dao thường giản dị, mộc mạc nhưng đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào Dao.

Những buổi sinh hoạt thêu hoa văn trên thổ cẩm giúp những phụ nữ Dao thêm gắn kết, xóa tan mệt mỏi sau buổi lao động vất vả
Những buổi sinh hoạt thêu hoa văn trên thổ cẩm giúp chị em phụ nữ Dao thêm gắn kết, xóa tan mệt mỏi sau buổi lao động vất vả

Đứng trước nguy cơ bị mai một bởi nhiều người không còn biết hát, một số nghệ nhân người Dao ở xã Minh An đã họp bàn tổ chức truyền dạy cho lớp trẻ. Đội văn nghệ các thôn, bản thường xuyên tổ chức theo nhóm, phân công nghệ nhân biết hát, biết điệu múa truyền thống để truyền dạy cho các thành viên về các làn điệu páo dung, tộ dung, một số điệu múa truyền thống như múa chuông, múa bắt ba ba, múa kiếm, múa đao...

Nhờ đó mà những năm gần đây, nhiều người trẻ tuổi đã biết hát dân ca, những điệu múa truyền thống dân tộc Dao. Và, ngoài biểu diễn trong lễ cấp sắc, đám cưới, vào nhà mới, những điệu hát, bài múa còn được đem đến các hội thi nghệ thuật quần chúng hay biểu diễn phục vụ các ngày lễ lớn, ngày tết tại địa phương.

Để công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Dao thêm hiệu quả hơn, UBND xã Minh An đã phân công ông Dương Đức Tơ, nguyên Bí thư Đảng ủy, nay là Chủ tịch Hội người Cao tuổi xã Minh An phụ trách việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Dao ở Minh An.

Ông Tơ cho biết: "Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho đồng bào Dao ở đây thành lập các CLB như: CLB múa, hát Dao; CLB thêu văn hoa thổ cẩm; CLB yêu thích chữ Nôm Dao… Đặc biệt, được sự quan tâm của UBND tỉnh Yên Bái, tới đây sẽ mở lớp dạy chữ Nôm Dao tại xã, chúng tôi sẽ vận động tất cả các lứa tuổi và phụ nữ tham gia lớp học này". 

Có thể thấy rằng, phong trào gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của người Dao ở xã Minh An thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm trong gìn giữ bản sắc văn hóa. Đây là yếu tố quan trọng, giúp người Dao bảo tồn, mãi lưu truyền được mạch nguồn văn hóa-  tài sản quý báu của cha ông đến thế hệ mai sau.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 5 phút trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 22 phút trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 1 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đổi thay nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách

Đổi thay nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách

Kinh tế - Phương Linh - 1 giờ trước
Trong những năm qua, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Lắk đã triển khai Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Nghị định 28). Hiệu quả tín dụng chính sách cho thấy, người DTTS trong tỉnh đã tiếp cận được nguồn vốn vay để đầu tư xây dựng nhà ở, chuyển đổi nghề và sản xuất, hướng đến vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 1 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 17): Khát vọng vươn lên của thanh niên DTTS

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 17): Khát vọng vươn lên của thanh niên DTTS

Thanh niên là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò xung kích trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay, với tư duy đổi mới, nghị lực, ý chí khát vọng vươn lên của tuổi trẻ, nhiều thanh niên là người DTTS đã vượt lên định kiến, quyết tâm bứt phá trên mọi lĩnh vực, như: Khởi nghiệp, văn hóa, nghệ thuật… và đạt được những thành công nhất định. Từ đó thể hiện ước mơ, hoài bão cống hiến trên chính mảnh đất quê hương, tiếp tục khẳng định sức trẻ, niềm đam mê, lan tỏa tinh thần nhiệt huyết đến thanh niên các vùng đồng bào DTTS. Chương trình vấn đề sự kiện tuần này sẽ bàn về chủ đề: Khát vọng vươn lên của thanh niên DTTS.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 3 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 3 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 4 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Xã hội - Thảo Linh - 5 giờ trước
Ngày ấy, Đưng K’Nớ là một vùng đất lọt thỏm giữa những cánh rừng nguyên sinh của dãy Bidoup – Núi Bà. Cuộc sống giữa chốn rừng già, tự cung tự cấp, bà con người Cơ Ho chỉ nghĩ đến kiếm cái ăn, cái mặc qua ngày cũng đã khó… nhưng nay, Đưng K’Nớ đã thay da đổi thịt, cuộc sống no ấm đang về trên vùng đất này.