Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo đảm dịch vụ xã hội cơ bản cho các hộ nghèo, vùng đồng bào DTTS

PV - 11:15, 23/12/2022

Theo thống kê của ngành chức năng, đến nay tỷ lệ nghèo đa chiều trên địa bàn tỉnh Hà Giang chiếm 49,95%. Để bảo đảm công tác an sinh xã hội cho các hộ nghèo, nhiều chính sách được triển khai để bảo đảm mức sống tối thiểu cho người dân và tạo cơ hội cho các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người dân khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã Tả Ván, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
Người dân khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã Tả Ván, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Theo ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh hiện nay chiếm 49,95%. Trong đó, số hộ nghèo trên 70.300 hộ, chiếm tỷ lệ 37,08%; hộ cận nghèo hơn 24.400 hộ, chiếm 12,87%; hộ không nghèo 94.800 hộ, chiếm 50,04%.

Quan tâm hỗ trợ giải quyết việc làm cho các hộ nghèo, ngành chức năng triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về kết nối thị trường, cung cầu lao động, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền các chủ trương, chính sách về việc làm, tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động. Cụ thể, tổ chức 375 hội nghị tư vấn giới thiệu việc làm, học nghề, định hướng nghề nghiệp cho 26.800 người. Thực hiện hỗ trợ người lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài và làm việc ngoài tỉnh với kinh phí trên 742 triệu đồng.

Giai đoạn năm 2021 - 2022, tỉnh đã giải quyết việc làm cho 51.600 lao động; trong đó làm việc tại địa phương 13.800 người, đi làm việc ngoài tỉnh 37.500 người và xuất khẩu lao động 246 người.

Hà Giang phát triển cây dược liệu quý trên vùng cao nguyên đá
Hà Giang phát triển cây dược liệu quý trên vùng cao nguyên đá

Về đảm bảo hưởng thụ các dịch vụ y tế, hằng năm, tỉnh đều duy trì và cấp mới thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) cho 750.000 đối tượng, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 96,36%. Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo các nghị định của Chính phủ cho trên 280.000 lượt học sinh; hỗ trợ tiền ăn trưa cho 44.200 trẻ mẫu giáo; trợ cấp tiền ăn, tiền trọ cho 63.300 học sinh bán trú và hỗ trợ gạo cho 63.800 học sinh. Hỗ trợ 38.100 lượt học sinh bán trú hưởng trợ cấp theo nghị quyết của HĐND tỉnh. Bên cạnh đó, đã tổ chức đào tạo nghề cho trên 15.000 lượt người, tỷ lệ lao động qua đào tạo cuối năm 2022 ước đạt 56,6%.

Thực hiện Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo có khó khăn về nhà ở từ kinh phí xã hội hóa (hỗ trợ bình quân 60 triệu đồng/hộ), đến nay, triển khai hỗ trợ được trên 6.700 nhà với tổng kinh phí hỗ trợ trên 395 tỷ đồng và trên 341.000 ngày công. Chương trình Nông thôn mới, vận động và hỗ trợ các hộ xây dựng 3.100 công trình nhà tắm, 3.400 nhà tiêu hợp vệ sinh; cứng hóa, di dời 1.400 chuồng trại; xây dựng 1.600 bể trữ nước sinh hoạt để đạt chuẩn

Ngôi nhà đang hoàn thiện của gia đình bác Cử Mí Sính, thôn Phiêng Luông, xã Phiêng Luông (huyện Bắc Mê).
Ngôi nhà đang hoàn thiện của gia đình bác Cử Mí Sính, thôn Phiêng Luông, xã Phiêng Luông (huyện Bắc Mê).

Để bảo đảm về mức độ tiếp cận thông tin cho các hộ nghèo, hằng năm, tỉnh cấp phát 522 nghìn tờ Báo Hà Giang và Báo Dân tộc và Phát triển cho 1.900 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; 516.600 tờ ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn nhằm cung cấp thông tin, phục vụ công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho vùng đồng bào DTTS.

Thực hiện trợ giúp xã hội người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong năm 2021 - 2022, tỉnh trợ giúp đột xuất thiên tai, hỏa hoạn cho 99 hộ. Cấp phát gạo Chính phủ hỗ trợ cứu đói trên 600.000 kg cho 9.500 hộ nghèo. Tiếp nhận và phân bổ 797.000 kg gạo cứu đói trong thời gian giáp hạt năm 2021 - 2022 từ nguồn hỗ trợ của Chính phủ cho 11.900 hộ. Tổ chức thăm và tặng quà tết Nguyên đán cho trên 237.000 lượt đối tượng người có công, hộ nghèo và đối tượng bảo trợ với trị giá trên 105 tỷ đồng. Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh vận động được trên 7,6 tỷ đồng hỗ trợ cho hơn 12.200 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Thực hiện các nghị định số của Chính phủ và nghị quyết của HĐND tỉnh, tỉnh đã thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng cho 55.500 người; tiếp nhận và thực hiện nuôi dưỡng 146 người (người cao tuổi, trẻ mồ côi, người khuyết tật đặc biệt nặng) tại 2 cơ sở trợ giúp xã hội công lập, 6 người bảo trợ xã hội tại Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập Dương Hiển.

Qua đó, hệ thống cơ chế, chính sách giảm nghèo đã tạo điều kiện cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, tạo điều kiện cho các hộ khó khăn vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 40 phút trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 1 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 2 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.
Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Xã hội - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Ngày 28/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 (trực thuộc Saigon Times Club) tặng 732 phần quà cho các em học sinh DTTS xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum).
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Carnaval Hạ Long 2024:

Carnaval Hạ Long 2024: "Bừng sáng cùng Kỳ quan"

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 28/4, tại Bãi tắm Công viên Đại Dương, Tp. Hạ Long (Quảng Ninh), lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan” chính thức khai mạc.
Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024

Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024

Thời sự - Anh Trúc T.h - 3 giờ trước
Ngày 29-4 (tức ngày 21-3 Âm lịch), tại khu di tích quốc gia Tháp Bà Ponagar, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024.
Đắk Lắk: Phá đường dây đánh bạc bằng hình thức ghi số đề với số tiền giao dịch 500 triệu đồng mỗi ngày

Đắk Lắk: Phá đường dây đánh bạc bằng hình thức ghi số đề với số tiền giao dịch 500 triệu đồng mỗi ngày

Pháp luật - Hoàng Thùy - 3 giờ trước
Ngày 29/4, Công an Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa triệt phá một đường dây đánh bạc dưới hình thức ghi số đề quy mô lớn với số tiền giao dịch mỗi ngày gần 500 triệu đồng.
Gia Lai: 2 xe ô tô khách va chạm làm 1 người chết, 11 người bị thương

Gia Lai: 2 xe ô tô khách va chạm làm 1 người chết, 11 người bị thương

Tin tức - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Theo báo cáo nhanh từ Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai cho biết, tại ngã tư giao nhau giữa Quốc lộ 25 với đường Hồ Chí Minh, đoạn tuyến tránh Chư Sê (thị trấn Chư Sê, Gia Lai) đã xảy ra 1 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 1 người chết, 11 người bị thương.
Quảng Ninh: Không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần khi đi du lịch 5 xã đảo

Quảng Ninh: Không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần khi đi du lịch 5 xã đảo

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Từ ngày 27/4, du khách khi tới 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen thuộc huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) không được mang đồ nhựa dùng 1 lần. Người dân và du khách sẽ được hỗ trợ sử dụng các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường để thay thế túi nilon.