Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ý thức cộng đồng trong bảo tồn tiếng nói các DTTS: Ngày càng ít người biết nói tiếng mẹ đẻ (Bài 1)

Văn Hoa - 21:54, 09/05/2022

Những năm qua, việc bảo tồn tiếng nói các DTTS đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, tiếng nói của một số dân tộc đã mai một và đang có nguy cơ biến mất. Để bảo tồn, ngoài những nỗ lực của các cấp ngành, địa phương, cần nêu cao vai trò tự thân, nội tại của chính các dân tộc trong việc bảo tồn tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình.

Tiếng nói là hồn cốt của mỗi tộc người. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, sự giao lưu văn hóa, một bộ phận người DTTS không còn giữ được hoặc không còn mặn mà học tiếng và gìn giữ tiếng nói của dân tộc mình. Việc bảo tồn tiếng nói các DTTS, là yêu cầu cấp bách, cần chú trọng khi chưa quá muộn để góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc.

Tiếng nói là hồn cốt của mỗi dân tộc, cần chú trọng khi chưa quá muộn (Ảnh: Hà Trung)
Tiếng nói là hồn cốt của mỗi dân tộc, cần chú trọng khi chưa quá muộn (Ảnh: Hà Trung)

Những con số biết nói

Đảng và Nhà nước ta coi ngôn ngữ các dân tộc, là một trong các thành tố làm nên bản sắc văn hóa dân tộc; bảo tồn, giữ gìn tiếng nói, chữ viết các dân tộc là góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các DTTS ở nước ta.

Một số tiếng nói của các dân tộc có số dân đông như Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Chăm, Mông, Thái, Xơ Đăng, Tày, Hà Nhì, Dao... đã được lựa chọn sử dụng trên các kênh của đài tiếng nói, đài truyền hình, phát thanh Trung ương và địa phương, qua đó tiếng nói, chữ viết các dân tộc có cơ hội bảo tồn tốt hơn. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn, nhiều tiếng nói các DTTS có nguy cơ mai một, ngày càng nhiều người không biết nói tiếng mẹ đẻ.

Về thôn Thanh Hà, xã An Phú, huyện Mỹ Đức (cách trung tâm TP. Hà Nội hơn 50km) dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, bởi thôn có 215 hộ, 810 nhân khẩu, hơn 70% là người dân tộc Mường nhưng chẳng mấy ai mặc trang phục dân tộc và nói tiếng Mường.

Theo nhiều người cao niên, chỉ những người cao tuổi biết nói, còn đại đa số trẻ em và thanh niên không còn biết nói tiếng Mường nữa. Nguyên nhân được đưa ra là, trong giao tiếp hằng ngày, các gia đình thường giao tiếp bằng tiếng phổ thông nhiều hơn tiếng Mường.

Ngược lên cánh đồng Mường Lò, Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái), nơi sinh sống chủ yếu của người Thái, chúng tôi lại được chứng kiến, đại đa số người dân ở đây đều giao tiếp bằng tiếng Thái, bao gồm cả học sinh, thanh niên.

Ông Điêu Văn Khang, Người có uy tín  ở bản Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi khoe, chỉ học sinh từ lớp 5, lớp 6 trở xuống hạn chế nói tiếng mẹ đẻ thôi, vì các gia đình tập trung cho con học tiếng phổ thông. Nhưng khi lớn, các cháu đều tự ý thức học và nói tiếng Thái rất tốt.

Nhiều bạn trẻ DTTS không còn mặn mà với tiếng mẹ đẻ của mình (Ảnh: Sinh viên dân tộc Mông tham gia Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông năm 2022)
Nhiều bạn trẻ DTTS không còn mặn mà với tiếng mẹ đẻ của mình (Ảnh: Sinh viên dân tộc Mông tham gia Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông năm 2022)

Trong Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2020 do Ủy ban Dân tộc tổ chức, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, có một câu hỏi khiến các đại biểu là học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu được tuyên dương và cả hội trường phải suy ngẫm.

Kết quả điều tra thu thập thông tin kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019 cho thấy, hiện có 88,7% người DTTS từ 5 tuổi trở lên nói được tiếng dân tộc. Tuy vậy, sau 4 năm, từ 2015 - 2019, tỷ lệ này đã giảm 7,3%, bình quân mỗi năm giảm 1,8%.

Theo nhóm tuổi, người DTTS biết nói tiếng dân tộc cũng giảm dần. Ở nhóm 65 tuổi trở lên có 92,8% nói được tiếng dân tộc; ở nhóm dưới 18 tuổi, tỷ lệ này chỉ còn 58,6%. Trong 53 DTTS, dân tộc Ngái có tỷ lệ người từ 5 tuổi trở lên nói được tiếng DTTS thấp nhất 30,5%.

Tỷ lệ người DTTS từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ dân tộc khá thấp, chỉ là 15,9%, so với năm 2015, tỷ lệ này đã giảm 0,9%, bình quân mỗi năm giảm 0,2%.

 “Có bao nhiêu em trong số 145 em được tuyên dương lần này biết nói tiếng dân tộc của mình trên 60%?”. Cuộc khảo sát diễn ra nhanh chóng, và kết quả là, chỉ 53 trong số 145 em biết nói tiếng mẹ đẻ trên 60%; có nghĩa, có tới 92 em không nói được tiếng mẹ đẻ trên 60%. Một con số đáng suy ngẫm.

Những nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Hàn lâm khoa học xã hội và Khoa Ngôn ngữ học (Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho thấy, một số ngôn ngữ DTTS ở nước ta có nguy cơ “biến mất” cao như tiếng Arem, Mã Liềng, Rục, Cơ Lao, Pa Dí, Pu Péo… 

Đây hầu hết là các dân tộc ít người, đời sống xã hội rất khó khăn, không có năng lực tự bảo tồn và gìn giữ ngôn ngữ, tiếng nói của dân tộc mình.

Một số dân tộc lại sử dụng ngôn ngữ dân tộc khác để giao tiếp hoặc nói song song hai ngôn ngữ như người Khơ Mú ở Than Uyên (Lai Châu) do sống gần với người Thái nên nói tiếng Thái và tiếng Khơ Mú; ở xã Khai Trung (Lục Yên, Yên Bái) người Tày và người Dao sử dụng cả tiếng Tày lẫn tiếng Dao trong giao tiếp…

Có thể thấy rằng, nhiều dân tộc đã không còn nói được tiếng mẹ đẻ của mình; nhiều dân tộc chỉ có những người lớn tuổi mới biết nói tiếng dân tộc mình, còn trẻ em, thanh niên thì không biết nói. Còn có những dân tộc, ở vùng này nói rất tốt nhưng vùng khác lại hạn chế…?

Những buổi học song ngữ (tiếng Phổ thông- tiếng mẹ đẻ) nâng cao hiệu quả trong học tập và nâng cao khả năng nói tiếng mẹ đẻ. (Ảnh: Hoàng Bắc- Than Uyên)
Những buổi học song ngữ (tiếng phổ thông- tiếng mẹ đẻ) nhằm nâng cao hiệu quả trong học tập và khả năng nói tiếng mẹ đẻ cho học sinh. (Ảnh: Hoàng Bắc- Than Uyên)

Đâu là nguyên nhân ?

Theo khảo sát của chúng tôi, có nhiều lý do khiến giới trẻ không nói được tiếng mẹ đẻ của mình. Trong đó, vì áp lực học tập nên các em chỉ tập trung học tiếng phổ thông thay vì học tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, còn vô vàn các lí do khác, chủ yếu do thiếu môi trường sử dụng tiếng nói như: Ở nhà bố mẹ thường nói tiếng phổ thông thay cho nói tiếng dân tộc; gia đình chuyển về các thị trấn, thành phố nên ít nói tiếng mẹ đẻ; chỉ có bố hoặc mẹ là người DTTS nên ít giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ; sợ con học tiếng dân tộc sẽ không học được các ngôn ngữ khác…

Trong vô vàn lý do ấy, điều khiến chúng tôi buồn hơn cả, là có những em đang sinh sống, học tập tại vùng mà chủ yếu là người DTTS, nhưng lại không biết nói tiếng DTTS.

Đơn cử như tại huyện Tam Đảo, nơi sinh sống chủ yếu của người Sán Dìu, nhưng qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rất nhiều thanh niên, học sinh không thể nói được tiếng Sán Dìu; hoặc chỉ nghe hiểu một phần và nói được vài từ đơn giản. Phải chăng, do giới trẻ thiếu đi tình yêu với văn hóa dân tộc?

Mỗi cộng đồng dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải nêu cao vai trò, tình yêu, lòng tự tôn và trách nhiệm trong việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ
Mỗi cộng đồng dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải nêu cao vai trò, tình yêu, lòng tự tôn và trách nhiệm trong việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ

Nhiều dân tộc có dân số ít, số người biết nói, thường xuyên sử dụng tiếng nói dân tộc không nhiều, nếu không muốn nói là rất ít; không có chữ viết, hoặc không được sử dụng thường xuyên, liên tục; việc sinh sống quá biệt lập, hoặc giao thoa trong khu vực mà dân tộc khác có dân số đông hơn, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hơn cũng rất dễ kéo theo nguy cơ làm mai một ngôn ngữ.

Bên cạnh đó, vấn đề truyền dạy chưa được quan tâm, chú trọng; sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương chưa thật sự mang lại hiệu quả…

Có thể thấy rằng, việc giữ gìn tiếng nói một số DTTS đang đặt ra yêu cầu cấp bách, cần có những giải pháp căn cơ để bảo tồn một cách có hiệu quả. Trong đó, cần nhân rộng các mô hình của những dân tộc, những địa phương có cách bảo tồn tiếng nói có hiệu quả. Trên cơ sở đó, lựa chọn những giải pháp phù hợp để bảo tồn.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Tin nổi bật trang chủ
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Kinh tế - Vũ Đăng Bút - 17:19, 05/05/2024
Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 14:45, 05/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 12:45, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 12:10, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 08:05, 05/05/2024
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 07:25, 05/05/2024
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 06:55, 05/05/2024
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 06:30, 05/05/2024
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:25, 04/05/2024
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.