Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn tiếng nói, chữ viết dân tộc Mông nhờ công nghệ 4.0

Tuyết Mai - 14:42, 02/12/2021

Khoảng 6 năm nay khi bắt đầu tiếp cận với internet các bạn trẻ người dân tộc Mông ở xã Ya Hội, huyện Đak Pơ (Gia Lai) đã học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình qua các bài hát có phụ đề, các kênh youtube dạy tiếng Mông … Từ ý thức sử dụng, bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết dân tộc mình một cách tự thân của các bạn trẻ đã góp phần bảo tồn "tiếng mẹ đẻ" một cách hiệu quả.

Các bạn trẻ người Mông, xã Ya Hội, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai học chữ “mẹ đẻ” qua các bài hát trên mạng internet
Các bạn trẻ người Mông, xã Ya Hội, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai học chữ “mẹ đẻ” qua các bài hát trên mạng internet

Chúng tôi đến làng của đồng bào Mông vào một buổi chiều muộn khi người dân nơi đây đã về nhà sau một ngày vất vả với công việc nương rẫy. Đang băng băng chạy trên đường làng, bất giác chúng tôi nghe tiếng hát cất lên từ phía nhà rông: “Nyob zoo os hnub no nej ua dab tsis xwb os. Nej puas noj qab nyob zoo os”. Tò mò, chúng tôi ghé lại thấy một nhóm bạn trẻ đang quây quần và mắt chăm chú nhìn vào điện thoại. Trò chuyện với các em, chúng tôi mới biết nhóm các em đang học tiếng của người Mông từ các bài hát được đăng trên internet. Câu hát chúng tôi nghe được lúc đi trên đường làng được tạm dịch: Xin chào, hôm nay bạn làm gì, bạn có khỏe không?

Nhanh tay chỉ cho chúng tôi xem những bài hát bằng tiếng Mông đăng trên trang Youtube, Em Lý Thị Kia (24 tuổi) cho biết, em sinh ra và lớn lên tại xã Ya Hội và nơi đây cũng tập trung hầu hết là người dân tộc Mông sinh sống. Tuy nhiên, từ nhỏ đến nay em vẫn giao tiếp bằng tiếng Mông nhưng không biết về chữ viết của "tiếng mẹ đẻ”.

Đến năm em 13 tuổi, trong một lần xem chiếc đĩa CD ca nhạc được một người họ hàng xa ở Cao Bằng tặng, em bắt đầu để ý tới chữ của dân tộc mình và khao khát muốn học. Từ đó, em mày mò học thêm từ mẹ và đến năm 2015, khi xã Ya Hội có mạng internet, em lên mạng tìm hiểu thêm. “Lúc mới học cũng khó lắm. Giờ thì em có thể đọc thông, viết thạo chữ viết của dân tộc mình rồi”-Kia phấn khởi nói.

Với mong muốn các bạn trẻ cũng biết đến tiếng dân tộc của mình, Kia giới thiệu và vận động mọi người cùng học; sau đó chỉ lại cho các em nhỏ hơn trong làng. Thậm chí, có những bạn trẻ sau khi thành thạo chữ viết người Mông đã dùng ngôn ngữ này dịch các bài hát tiếng Việt sang tiếng Mông để cùng nhau ca hát.

Em Lý Văn Sình (sinh năm 1995) chia sẻ, em bắt đầu học chữ viết người Mông cách đây hơn sáu năm và đã chuyển thể trên 10 bài hát từ tiếng Việt sang tiếng Mông. Phần vì em muốn ứng dụng những gì mình học được, phần vì muốn giúp các bạn trẻ trong làng biết đến ngôn ngữ truyền thống của dân tộc mình”.

Thấy nhiều bạn trẻ ở làng biết đến tiếng Mông qua internet, Lý Thị Chi cũng không ngại khó, tranh thủ vào ban đêm, khi việc nhà đã xong, Chi lên mạng học chữ viết của dân tộc mình. Sau ba năm tự học, giờ Chi đã có thể đọc và viết thành thạo tiếng của dân tộc mình. “Chữ viết cũng là một nét đẹp thiêng liêng trong văn hóa của dân tộc. Mình phải cố gắng học để sau này dạy lại cho các con”-Lý Thị Chi bộc bạch.

Em Lý Thị Kia (giữa) giới thiệu và vận động mọi người cùng học tiếng Mông
Em Lý Thị Kia (giữa) giới thiệu và vận động mọi người cùng học tiếng Mông

Người Mông ở xã Ya Hội từ Cao Bằng đến nơi đây lập nghiệp từ năm 1982 theo diện đi làm kinh tế mới. Ban đầu, chỉ có 11 hộ, 157 khẩu, sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp ở 3 làng là làng Mông 1, Mông 2 và làng Ghép. Đến năm 2019, ba làng này được sáp nhập và đổi tên thành làng Mông với 150 hộ, 732 khẩu.

Ông Lý Nguyên Thắng, công chức văn hóa xã hội - xã Ya Hội cho biết, từ khi di cư vào đây, lớp người lớn tuổi mải lo làm ăn, phát triển kinh tế, chỉ lưu giữ một phần văn hóa của người Mông như tục thờ cúng ông bà tổ tiên, trang phục truyền thống … mà gần như quên đi chữ viết truyền thống của dân tộc mình. Khoảng 6 năm trở lại đây, khi internet ở xã phát triển, lớp trẻ trong làng bắt đầu biết lên mạng tìm hiểu, học hỏi về chữ viết của dân tộc mình.

Hiện tại, khoảng trên 50% thế hệ trẻ làng Mông đã biết đọc, biết viết chữ Mông. Các bạn thường xuyên dùng chữ Mông để trao đổi thông tin với nhau qua mạng xã hội Zalo, Facebook … “Tôi cũng là người dân tộc Mông. Nhìn thấy các bạn trẻ tích cực gìn giữ “tiếng mẹ đẻ” của dân tộc mình, tôi mừng lắm. Tới đây, tôi cũng sẽ phối hợp với các bạn trẻ giúp nhau học tiếng người Mông để gì giữ nét đẹp của dân tộc mình”-ông Lý Nguyên Thắng vui vẻ nói thêm.

Trong làn sóng của cuộc cách mạng 4.0, một mặt cần xúc tiến thu thập và số hóa ngôn ngữ các DTTS, đặc biệt là các dân tộc rất ít người; mặt khác ngành giáo dục cần đưa các ngôn ngữ dân tộc có nguy cơ mai một vào truyền dạy trong hệ thống trường học tại các địa phương miền núi có các DTTS sinh sống. Quan trọng nhất là cần tuyên truyền, khuyến khích để mỗi người dân tại các bản, làng có ý thức sử dụng, bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết dân tộc mình một cách tự thân, tránh để sau này “tiếng mẹ đẻ” chỉ còn trong ký ức…   

                         

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

78 năm qua, từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc – Cơ quan công tác dân tộc đã làm tốt sứ mệnh tham mưu, xây dựng để Nhà nước ban hành hệ thống chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi. Việc triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đã tạo cơ hội phát triển bình đẳng giữa các dân tộc, qua đó không ngừng củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Thể thao - Minh Thu - 2 phút trước
Ngày 3/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (Quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 - 31/3/2026).
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Thời sự - Minh Thu - 4 phút trước
Ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm dẫn đầu đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai nhằm nắm tình hình, hỗ trợ tỉnh xử lý vụ ngộ độc sau ăn bánh mì của tiệm bánh Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Tin tức - Minh Thu - 7 phút trước
Thông tin từ ông Lò Văn Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ngày 3/5 cho biết, tối và đêm 2/5, trên địa bàn đã xuất hiện giông kèm mưa đá.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 5 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 6 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 9 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 9 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 10 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 10 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 10 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.