Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Xuân ở bản Tà Số

Thuỳ Anh - 08:42, 03/01/2023

Người Mông ở Tà Số, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) đã và đang cùng nhau “vượt khó” vươn lên, làm kinh tế bằng chính bản sắc truyền thống và sự cần cù vốn có. Đồng bào đã nhanh chóng thu hút du khách thập phương và sự quan tâm đầu tư của chính quyền để trở thành bản du lịch cộng đồng trong tương lai gần.

Người phụ nữ Mông khéo tay thêu thùa may vá, họ chuẩn bị cho cả gia đình những bộ quần áo mới cho cả gia đình đón năm mới
Người phụ nữ Mông khéo tay thêu thùa may vá, họ chuẩn bị cho cả gia đình những bộ quần áo mới cho cả gia đình đón năm mới

Hành trình “vượt khó”

Sau hơn 2 năm quay trở lại Tà Số, hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng với chúng tôi là tảng đá dựng ngay đầu bản khắc dòng chữ “Tà Số kính chào quý khách”; những vườn mận đang nở hoa trắng xóa, những nương ngô nương lúa đang chờ vụ mùa mới.

Vào tới bản, nhà nào cũng được đánh số, hai bên đường làng ngõ bản đều sạch đẹp, được trồng nhiều hoa. Từ người già tới trẻ em đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình… Khá ấn tượng là trên mỗi cổng của từng hộ gia đình có treo chiếc giỏ tre mang dòng chữ “cho tôi xin rác”...

Bản Tà Số nhìn từ trên cao
Bản Tà Số nhìn từ trên cao

Bản Tà Số được những người Mông hoa ở huyện Yên Châu (Sơn La) khám phá và di cư đến từ năm 1964. Trên mảnh đất nhiều cây ngải cứu này, ông Mùa A Khú cùng một số hộ dân đầu tiên đến tránh bom đạn của chiến tranh và dựng nhà ở, rồi ông Khú trở thành Trưởng bản thời kỳ sơ khai.

Ông Khú trầm ngâm: “Khi đến đây, chúng tôi thấy cả vùng đất này chỉ toàn cây ngải cứu. Chúng tôi đã bảo nhau, nơi mà cây ngải cứu sống được chắc chắn sẽ có mạch nước và trồng được lương thực, cho nên chúng tôi di chuyển đến đây ở và đặt tên bản là Tà Số, theo tiếng Mông thì Tà Số có nghĩa là Ngải Cứu”.

Người Mông bản Tà Số chúc nhau những điều tốt đẹp nhất khi Xuân về
Người Mông bản Tà Số chúc nhau những điều tốt đẹp nhất khi Xuân về

Cũng theo lời kể của những người già trong bản được biết, trước đây, ngoài trồng ngô và lúa nương, người dân còn trồng nhiều cây thuốc phiện để thờ cúng và bán cho những người vùng dưới lên mua. Chính vì thế mà, trong suốt một thời gian dài, thuốc phiện và cái nghèo, cái khổ luôn đeo bám dân bản.

Đến đầu thập niên 90, được sự phổ biến và vận động của chính quyền địa phương, những vị cao niên trong bản đã tiên phong phá bỏ cây thuốc phiện. Cả bản chung sức giúp người nghiện đi cai rồi cùng nhau tìm hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Chị Tráng Thị Dớ - chủ Homestay A Lu chuẩn bị mâm cơm đãi khách đến chúc Tết truyền thống của người Mông.
Chị Tráng Thị Dớ - chủ Homestay A Lu chuẩn bị mâm cơm đãi khách đến chúc Tết truyền thống của người Mông.

Chỉ sau 5 năm, cuộc sống ở Tà Số đã có nhiều thay đổi, cả bản không còn người nghiện. Người dân trong bản bảo nhau xuống vùng dưới học hỏi cách trồng ngô, trồng lúa, các loại rau, rồi sau này là cây mận hậu, nhà nào cũng có vài héc ta nương đồi. Bà con còn bảo nhau nuôi gia súc tập trung trong nương, làm chuồng cách xa ra khỏi gần nhà ở để bảo đảm vệ sinh môi trường sống... Sản phẩm mang xuống bán cho người dưới thị trấn, có tiền là dân mình lại mua cây con giống về nuôi trồng, mua vật liệu làm nhà.

"Trẻ em trong bản hằng ngày phải men theo đường mòn xuống núi đi học. Tôi cùng người lớn tuổi trong bản vận động bà con, dù khổ mấy mỗi gia đình góp một bát gạo và công sức làm cái nhà tre để giáo viên họ ở lại với dân bản cho con mình có được cái chữ”, ông Mùa A Của, nguyên Trưởng bản Tà Số 1 chia sẻ.

Du khách sẽ được chơi những trò chơi dân gian cùng người dân như ném pao hoặc đánh tù lu vào những dịp cuối tuần
Du khách sẽ được chơi những trò chơi dân gian cùng người dân như ném pao hoặc đánh tù lu vào những dịp cuối tuần

Cũng trong những năm đầu thập niên 90, vì khát khao “vượt khó”, người dân trong bản đồng lòng, xin chính quyền các cho phép mở đường nối từ Quốc lộ 6 lên bản, con đường đất được hình thành từ đó.

“Năm ấy, ông Khú một mình ôm con gà xuống núi xin người ta cho đi nhờ xe lên tỉnh. Ông ấy đã nhịn ăn 2 ngày đi lại và mang về tin vui là lãnh đạo tỉnh đã đồng ý cấp cho 240 kg mìn để phá núi mở đường lên bản. Từ đó, bà con trong bản mới có những chiếc xe máy đầu tiên. Cũng từ khi có đường mới, trẻ con trong bản mới có người vào đại học”, ông Của kể.

Đánh tù lu là trò chơi truyền thống trong các dịp lễ hội của người Mông, được các bé trai yêu thích.
Đánh tù lu là trò chơi truyền thống trong các dịp lễ hội của người Mông, được các bé trai yêu thích.

Phấn khởi là, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, đường lên bản được nâng cấp bằng đường bê tông cấp phối và hoàn thiện vào cuối năm 2019. Bà con thuận lợi giao thương với thế giới bên ngoài, đời sống kinh tế phát triển rõ rệt, bản Tà Số 2 đã thoát nghèo và trở thành bản văn hóa.

Định hướng phát triển du lịch cộng đồng

Bản Tà Số có khí hậu lạnh hơn so với các bản vùng thấp từ 4 - 6 độ C, địa hình núi cao cùng với văn hóa đồng bào dân tộc Mông còn nguyên vẹn. Được sự quan tâm của chính quyền các cấp, cuối năm 2021, nhiều hộ gia đình đã cùng nhau quyết tâm đi học tập kinh nghiệm mô hình bản văn hóa, du lịch cộng đồng; sau đó về phổ biến lại cho bà con để cùng nhau bắt tay vào làm du lịch.

Làm bánh dày đón Xuân mới
Làm bánh dày đón Xuân mới

“Cả 2 bản Tà Số 1 và Tà Số 2 có 6 hộ tiên phong làm Homestay cho khách lưu trú. Dựa trên nền tảng bản sắc văn hóa truyền thống và thiên nhiên ưu đãi, chúng tôi phối hợp với toàn thể bà con ở 2 bản xây dựng nếp sống văn minh và sẵn sàng đón khách du lịch”, anh Mùa A Lu, chủ Homestay A Lu chia sẻ.

Chỉ gần 1 năm trở lại đây, bản Tà Số đón hàng nghìn lượt khách đến trải nghiệm và lưu trú. Đời sống của bà con đã dần được cải thiện, thu nhập bình quân của mỗi hộ gia đình đã tăng lên, đạt 38 triệu mỗi năm (theo số liệu thống kê của xã Chiềng Hắc).

Ông Vì Văn Biên - Chủ tịch xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu (Sơn La) cho biết: “Chúng tôi sẽ cải tạo lại toàn bộ cảnh quan của bản; giữ lại những ngôi nhà cổ; khôi phục nghề rèn nông cụ, thêu thùa, dệt thổ cẩm truyền thống để bà sử dụng hằng ngày và bán ra thị trường; bảo tồn những nét văn hóa đặc trưng như múa khèn Mông, hát giao duyên, các trò chơi dân gian như ném pao, đánh tù lu, giã bánh dày ngày tết… thực hiện trong ngày lễ lớn, Tết Độc lập 2/9, tết cổ truyền hằng năm và phục vụ du khách”.

Trẻ em người Mông ở bản Tà Số
Trẻ em người Mông ở bản Tà Số

Tà Số hiện chưa có tên trên bản đồ du lịch, nhưng “tiếng thơm” của Tà Số trong ngành du lịch đã thật sự hấp dẫn nhiều du khách.

Chị Nguyễn Thanh Nga - du khách đến từ TP. Hải Phòng chia sẻ: “Tôi đã đến Tà Số cách đây 2 năm trong một chuyến du lịch ghép mang tính chất để khám phá. Khi đó, cảnh vật và mọi thứ còn rất hoang sơ, chưa mang dáng dấp của du lịch. Tôi được biết Tà Số mới có Homestay nên quay trở lại vào đúng dịp tết của người Mông để trải nghiệm, tôi thấy đây là một nơi đáng đến”.

Thời gian gần đây, lãnh đạo tỉnh Sơn La cùng chính quyền huyện Mộc Châu, kết hợp với dự án Great quan tâm đầu tư nhiều hơn về phát triển du lịch cộng đồng, trong đó có bản Mông ở Tà Số.

Du Xuân
Du Xuân

Ông Trần Xuân Việt - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La chia sẻ: Đối với các chương trình, dự án bảo tồn văn hóa, tỉnh hướng  trọng tâm bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc ở Mộc Châu. Với lợi thế từ cảnh quan thiên nhiên, chính quyền định hướng bà con khai thác tiềm năng, lợi thế để làm du lịch cộng đồng. 

Theo quy hoạch chung của tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, các khu du lịch của huyện Mộc Châu sẽ phát triển, trở thành những khu du lịch trọng điểm, đồng thời tại Nghị quyết 41 của HĐND tỉnh Sơn La về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, trong đó có chỉ ra nhiều chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp với những bản văn hoá điển hình như bản Tà Số...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác Dân tộc - Ngọc Lê - 54 phút trước
Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 2 giờ trước
“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Sắc màu 54 - Thảo Linh - 2 giờ trước
Đã có những năm tháng, âm nhạc dân gian và những vũ điệu Tamya Arya, Dăm Dar của người Chu Ru vắng bóng trong các buôn làng. Nhưng hôm nay đã khác, mỗi khi buôn làng mở hội hay đón khách quý, âm vọng đại ngàn của người Chu Ru lại vang lên rộn rã...
Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Người có uy tín - Phương Nghi - 2 giờ trước
Những năm gần đây, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong các phong trào an sinh ở cơ sở. Vai trò của Người có uy tín được phát huy đã góp phần quan trọng giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Thời sự - PV - 18:30, 02/05/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Sắc màu 54 - Lữ Phú - 17:30, 02/05/2024
Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 17:25, 02/05/2024
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo dục - T.Hợp - 15:45, 02/05/2024
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh và điểm tiếp nhận đăng ký dự thi. Trong trường hợp cần thiết, thí sinh có thể liên lạc tới tổng đài hỗ trợ theo số máy 1800 8000, nhánh số 2.