Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người đi theo những mùa hoa

Giang Lam - 12:06, 09/10/2022

“Với những người chăn ong, ngày nào cũng là ngày xuân. Bởi ở nơi nào có hoa thơm, cỏ lạ thì nơi đó chính là nhà, là mùa xuân của chúng tôi”. Anh Triệu Văn Cường, dân tộc Dao, ví von như thế. Nghiệp nuôi ong của chàng trai trẻ 9x người Dao thật có nhiều điều để nói. Những long đong của nghề đã trở thành chuyện thường như cơm bữa. Mới ở tuổi 32 mà khuôn mặt anh đậm nét phong trần, từng trải của người bôn ba tứ xứ trong hành trình đi theo những mùa hoa.

Anh Triệu Văn Cường (đứng giữa) trao đổi kinh nghiệm nuôi ong với người dân trong huyện
Anh Triệu Văn Cường (đứng giữa) trao đổi kinh nghiệm nuôi ong với người dân trong huyện

Theo những mùa hoa

Trong câu chuyện anh Triệu Văn Cường, người Dao thôn Đồng Bàng, thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang kể về quá trình làm nghề nuôi ong, có thời gian được ở nhà rất ít ỏi. Hành trình theo đàn ong bắt đầu từ đầu năm đến tận cuối tháng 12, công việc cứ thế cuốn anh miệt mài, rong ruổi cùng đàn ong… Anh bảo, nơi nào có hoa thơm cỏ lạ thì người nuôi ong tìm đến. Con ong ở đâu thì con người cũng sẽ ở đó. Cứ vài tháng người chăn ong lại di cư theo những mùa hoa. Rồi phải theo sát ong từng giờ, từng ngày ở những vùng đất mới và chăm sóc kỹ càng như chăm con thơ.

Tháng ngày đó, hành trang anh Cường mang theo là hàng trăm thùng ong cùng những lều bạt đơn sơ được cuốn gói vội vàng. Quy trình di dời đàn ong từ vùng đất này đến vùng đất khác khá phức tạp, chỉ có thể di chuyển vào ban đêm để không làm ảnh hướng đến ong và đảm bảo ong đã về hết tổ. Đêm đến, qua 7 giờ tối, khi tất cả đàn ong đều đã vào thùng, thì người nuôi ong mới đóng nắp lại, bốc vác lên xe và di chuyển chầm chậm trong đêm.

Từ tháng 1 đến tháng 4, vào mùa hoa mơ, mận, nhãn, xoài, bơ nở, anh Cường lại chở đàn ong đến xã Vinh Quang (Chiêm Hóa) hay chạy xuôi về Bắc Giang, Bắc Ninh để hút mật vải nhãn. Từ cuối tháng 4 đến tháng 7, đưa đàn ong về các xã ở huyện Hàm Yên lấy mật keo. Còn đầu 9 đến tháng 11, lại mang ong theo hành trình lên Quản Bạ, Đồng Văn (Hà Giang) để lấy mật bạc hà.

Từ tháng 1 đến tháng 4, anh Triệu Văn Cường đưa ong đi hút mật hoa vải, hoa nhãn
Từ tháng 1 đến tháng 4, anh Triệu Văn Cường đưa ong đi hút mật hoa vải, hoa nhãn

Do di chuyển đàn ong theo những mùa hoa nên chất lượng mật của ong ở mỗi mùa, mỗi thời điểm là khác nhau. Anh Cường chia sẻ, nếu nuôi ong mà không di chuyển theo những mùa hoa, để ong cố định một chỗ thì có lẽ ong sẽ đói, chết nhiều, thậm chí có đàn còn bỏ tổ bay đi lên núi.

Khi đi đến những vùng đất lạ thường bị nhắc nhở, nghiêm cấm không cho đặt ong. Câu chuyện mà anh Cường nhớ mãi, có lần đưa ong lên Quản Bạ (Hà Giang) để hút mật bạc hà, đồng bào cả bản chạy ra thu hết đõ ong. Bởi bà con địa phương cũng nuôi ong lấy mật. Cũng phải mất gần 1 ngày trời, anh Cường mới “dân vận” thành công để đồng bào trả lại đõ ong. Sau đó, anh cũng đặt vấn đề cho thuê địa điểm để ong được thỏa thích hút mật. Cách trò chuyện chân thành, giá cả lại hậu hĩnh nên bà con bản địa đồng ý ngay. Anh Cường bảo, làm kinh tế đôi khi mình cũng phải biết lùi, biết tiến, chia sẻ lợi nhuận cho mọi người, có thế mới phát triển lâu dài được. Bởi “muốn đi nhanh thì đi một mình và muốn đi xa phải đi cùng nhau” mà.

Mười thương” nuôi ong…

Chàng trai người Dao khá dí dỏm với cách trò chuyện duyên dáng:“ Một thương ong chúa đẻ nhiều/ Hai thương ong thợ dập dìu vào ra/ Ba thương ong đực mượt mà/ Bốn thương trùng trứng nõn nà dễ chăm/ Năm thương cầu ong mượt mà/ Sáu thương phấn bạc các phần đều dư/ Bảy thương hoa nở tốt tươi/ Tám thương mưa gió mát lành bình an/ Chín thương ong đẹp vườn nhà/ Mười thương giọt mật sánh vàng ngọt thơm”. Anh Cường đọc cho tôi nghe đoạn thơ mà cánh thợ ong truyền tai nhau, hát hò trên con đường du mục với nghề.

Anh Cường tốt nghiệp Khoa Xây dựng cầu đường của một trường Cao đẳng tại Hà Nội, sau khi bôn ba mấy năm trời, anh quyết định về quê lập nghiệp, lặn lội mấy tháng trời xuống Ba Vì (Hà Nội) học nghề nuôi ong. Chàng trai hơn 20 tuổi, lấy vợ ra ở riêng, với số vốn gần 100 triệu đồng, 9X người Dao đã liều lĩnh đầu tư toàn bộ cho lần khởi nghiệp đầu đời này.

Mấy tháng sau khi đón 100 đàn ong về vườn nhà, anh Cường đã gần như rơi vào khủng hoảng khi chứng kiến lần lượt từng đàn ong bay toán loạn, bỏ tổ ra đi. Lúc đó anh Cường và vợ đứng nhìn trong bất lực, “của đau con xót”, chỉ biết gào thét, gọi ong trong vô vọng. Thế nhưng khi trấn tĩnh lại, anh tự xốc lại tinh thần, quyết tâm ngã ở đâu thì đứng lên ở đó. Anh Cường lao vào tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục ong bỏ đàn.

Anh Cường bảo, quả thực làm cái gì thì cũng phải chú tâm, thận trọng và đặc biệt là phải có tấm lòng. Nuôi ong cũng vậy, phải hiểu đặc tính loài vật này và phải biết yêu thương chúng như người thân trong gia đình mình vậy. Có như thế thì ong mới tận hiến dâng mật.

Ngày đó vì mong thu được nhiều mật nên tham để lại nhiều cầu mong ong nhả mật, vì làm việc quá sức nên ong mới bỏ đi. Nuôi ong có nhiều cái lo, nhất là về thời tiết. Con ong thường chỉ lấy phấn hoa, hút mật vào những ngày đẹp trời. Nếu thời tiết thuận lợi, ong cần mẫn đi tìm mồi nhưng khi gặp mưa bão ong cứ ở lì trong tổ dẫn đến ong đói và chết. Bệnh tật của ong có thể ngừa được nhưng “dính” thuốc bảo vệ thực vật thì rất khó lường. Chẳng may ong hút phải hoa mới phun xịt thuốc thì sẽ chết hàng loạt.

Anh Triệu Văn Cường thường xuyên thực hiện đăng bài quảng bá sản phẩm qua mạng xã hội
Anh Triệu Văn Cường thường xuyên thực hiện đăng bài quảng bá sản phẩm qua mạng xã hội

Anh Cường đúc kết, nghề nuôi ong dễ mà khó. Dễ với những người ham thích, chịu học hỏi và muốn gắn bó lâu dài với nghề nhưng lại khó với những ai thích ăn xổi, không chịu đầu tư kỹ thuật. Nuôi ong, công sức và thời gian chỉ bằng nửa làm ruộng vườn và ít hao phí sức lực nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo, chăm bẵm, cẩn trọng.

Gia đình anh Cường có 300 đàn ong cho thu nhập đều đặn trên 20 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, anh Cường còn năng động phát triển mô hình chăn nuôi dúi khá hiệu quả. Để kích cầu cho sản phẩm, anh tích cực học hỏi chụp ảnh, quay video quảng bá qua các trang mạng xã hội. Có khách hàng ở tận trong Nam và có cả những khách hàng ở nước ngoài đặt mua đều đặn.

Anh Trần Văn Cường, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang cho rằng, đây là mô hình nuôi ong điển hình và hiệu quả, hàng năm được nhiều đoàn khách trong và ngoài huyện đến tham quan học hỏi. Bên cạnh đó, anh Cường là một trong những hội viên năng động, không chỉ phát triển riêng kinh tế gia đình, anh còn thành lập các hội, nhóm trên không gian mạng về phát triển kinh tế, thu hút đông đảo thành viên là các hội viên nông dân trong vùng cùng tham gia. Đa số các sản phẩm của anh Cường và các hội viên đều được liên kết, tiêu thụ qua không gian mạng.

Thành công của Triệu Văn Cường đã truyền cảm hứng khởi nghiệp cho thanh niên DTTS, vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Người có uy tín - Nhóm PV (T/h) - 1 giờ trước
Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín tại cơ sở, bên cạnh thực hiện đầy đủ các chính sách cho Người có uy tín theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương còn có những cách làm sáng tạo để kịp thời động viên, chăm lo cho đội ngũ Người có uy tín. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất để họ góp sức xây dựng bản làng...
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 6 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 7 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 8 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 9 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 9 giờ trước
78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, cùng nhìn lại chặng đường để thấy được sự đồng hành của Quốc hội - với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS bằng những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc.
Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Gia Ân - 9 giờ trước
Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào Khmer ở An Giang đã chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 9 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Tin tức - T.Hợp - 9 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh thuộc ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du lịch - T.Hợp - 9 giờ trước
Theo Cục Du lịch quốc gia, trong 5 ngày nghỉ lễ từ 27/4-1/5, ngành du lịch Việt Nam ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, khoảng 3,6 triệu lượt khách trong đó có lưu trú.