Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Về Thổ Hà xem tuồng cổ

Đông Khánh - 17:02, 10/05/2021

Ở các làng quê xứ Bắc, rất ít nơi còn duy trì được nghệ thuật tuồng cổ. Tuy nhiên tại làng Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), tuồng cổ vẫn được coi là “đặc sản” văn hóa của làng.

Một trích đoàn tuồng diễn ra ở đình làng Thổ Hà
Một trích đoàn tuồng diễn ra ở đình làng Thổ Hà

Ông Cáp Trọng Việt, Trưởng làng Thổ Hà tự hào khi nói về nghệ thuật hát tuồng: “Cả tỉnh Bắc Giang chẳng còn làng quê nào giữ được tuồng như chúng tôi và hiếm nơi nào người ta lại yêu tuồng như dân Thổ Hà. Bởi lẽ đó, tuồng cổ như một “đặc sản” của làng Thổ Hà”.

Dù đã trải qua biết bao thăng trầm nhưng tuồng vẫn được các thế hệ người dân ở Thổ Hà trân trọng, gìn giữ gần như nguyên vẹn. Người Thổ Hà từ lâu đã mặc định câu nói: “Phi tuồng bất thành hội” (không có tuồng thì không thành lễ hội), đã có lễ hội làng là phải diễn tuồng. Vì vậy năm nào làng mở hội vào ngày 20, 21 tháng Giêng đều tổ chức diễn tuồng kín cả hai đêm, rất đông khán giả trong và ngoài vùng đến thưởng thức.

Những “nghệ sĩ” tuồng trong đời thường là những nông dân quanh năm lam lũ với nghề làm bánh tráng đa nem, nuôi lợn và nấu rượu truyền thống, nhưng khi bước lên sân khấu, họ hóa thân vào vai diễn chuyên nghiệp như các nghệ sĩ thực thụ.

Đặc biệt, trong làng có Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Bá Lam (101 tuổi) rất tâm huyết gìn giữ, phát triển tuồng cổ. Cụ Lam cho biết, tuồng của làng đã có từ lâu đời. Từ khi lên 10 tuổi, cụ Lam đã được người cậu ruột là Nguyễn Bách Cốc - trùm trưởng phường tuồng chọn vào phường tuồng của làng. Mặc dù các diễn viên tuồng của làng không được đào tạo qua trường lớp nào, chủ yếu đi theo những bậc tiền bối và “học lỏm” rồi truyền lại cho nhau nhưng họ diễn rất chuẩn mực, giữ được “khuôn vàng thước ngọc” của các cụ xưa.

Một diễn viên tuồng ở Thổ Hà
Một diễn viên tuồng ở Thổ Hà

Từ thuở thiếu thời, cụ Lam đã từng đảm nhiệm những vai chính trong các vở tuồng cổ: “Sơn Hậu”, “Đào Phi Phụng”, “Tống Địch Thanh”, “Tam nữ đồ vương”, “Chinh Đông chinh Tây”... Cụ Lam bảo: “Dù cao tuổi rồi nhưng hễ thấy người ta diễn là tôi phấn khích lắm. Với tuồng ngày xưa, mỗi lời nói, cử chỉ, động tác, mỗi bước chân đi đều phải theo bộ, có bộ mới ra tuồng. Diễn viên luôn phải nhìn theo hướng tay vung ra thì mới "khôn tuồng". Do vóc dáng nhỏ, sức bé nên tôi không thể đóng kép tướng mang đai, mang giáp mà thường được giao vai hoàng tử, giáo đầu hay vai kép con”.

Cũng theo cụ Lam, sau năm 1945, tuồng ở Thổ Hà phát triển mạnh, các phường tuồng không chỉ phục vụ cho bà con trong làng mà còn được mời đi biểu diễn ở các nơi quanh vùng. Song, do ảnh hưởng của chiến tranh, một thời gian tuồng Thổ Hà bị gián đoạn. Đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, đội tuồng Thổ Hà được thành lập lại, cụ Lam cùng những nghệ nhân gạo cội đã tâm huyết truyền dạy, vun đắp với mong muốn Thổ Hà phải có lớp kế cận tiếp nối truyền thống của quê hương. Những người già ở Thổ Hà đều cho rằng, nghệ thuật tuồng ở đây còn giữ được nhiều yếu tố truyền thống do quá trình phát triển không bị đứt quãng. “Tre già măng mọc”, lớp trước dạy lớp sau nên hầu hết những lối diễn cổ chưa bị mai một. Những cụ diễn tuồng có tiếng ở đây phải kể đến là các kép hạng như: Nguyễn Đức Dĩ, Trịnh Xuân Tiện, Nguyễn Đình Xuyến… Trước khi quy tiên, các cụ ấy đều kịp trao gửi lại cho hậu thế các bí quyết về tuồng, tích cực dìu dắt cho câu lạc bộ tuồng của làng.

Một trích đoàn tuồng diễn ra ở đình làng Thổ Hà
Một trích đoàn tuồng diễn ra ở đình làng Thổ Hà

Hiện nay, CLB Tuồng Thổ Hà có hơn chục thành viên tham gia. Ngoài diễn trong tỉnh, CLB còn được một số nơi ở tỉnh Bắc Ninh, huyện Đông Anh, Sóc Sơn (Hà Nội) mời diễn vào dịp lễ hội mùa xuân. Theo ông Nguyễn Công Sơn, Phó Chủ nhiệm CLB tuồng Thổ Hà: Xưa kia, người Thổ Hà biểu diễn tuồng quanh năm phục vụ nhu cầu giải trí, văn hóa tinh thần của người dân thì nay chỉ diễn vào những dịp tết, lễ hội, kỷ niệm sự kiện trọng đại của quê hương, đất nước, khánh thành công trình lớn của cộng đồng...

Không chỉ xuất hiện trên sân khấu, các nhân vật tuồng còn là “điểm nhấn” trong nghi lễ rước của Lễ hội Thổ Hà hàng năm, trong đó có hơn hai mươi vai đóng thế được trang điểm khá cầu kỳ như: Tổng cờ, Tổng Kiếm, Tam Đa, Tiên đồng, Ngọc nữ…

Để phát triển, nâng tầm và tạo sức lan tỏa cho tuồng cổ, vẫn còn không ít khó khăn. Tuy nhiên, người dân Thổ Hà vẫn tin rằng, những thế hệ kế tiếp nếu vẫn còn niềm đam mê, tình yêu và tâm huyết với tuồng cổ thì “đặc sản” này vẫn mãi ở lại với làng Thổ Hà.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 12:12, 01/05/2024
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 11:44, 01/05/2024
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 11:37, 01/05/2024
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 11:33, 01/05/2024
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 09:21, 01/05/2024
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.