Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Tương Dương (Nghệ An): Điểm tái định cư di dân vùng sạt lở… đang bị sạt lở!

Thành An - CĐ - 21:01, 13/06/2021

Nhiều hộ dân xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (Nghệ An) đang “khóc dở mếu dở”, khi niềm hi vọng sớm được an cư ở vùng đất mới đã bị tắt ngấm. Nguyên nhân là do khu vực được chọn làm điểm tái định cư (TĐC) đã xuất hiện vết nứt và sạt lở nghiêm trọng.

Một mảnh đất được chọn để dựng nhà tại khu tái định cư nhưng giờ đây đành phải hủy bỏ vì nỗi lo sạt lở
Một mảnh đất được chọn để dựng nhà tại khu tái định cư nhưng giờ đây đành phải hủy bỏ vì nỗi lo sạt lở

“Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

Trận lũ tháng 8/2018, đã gây sạt lở nghiêm trọng dọc hai bên bờ dòng sông Nậm Nơn, thuộc xã Lượng Minh, huyện Tương Dương. Nước lũ đã gây xói lở, cuốn trôi nhiều nhà cửa của nhiều hộ dân xuống dòng nước đục ngầu. 

Trước thực tế này, để an cư, UBND huyện Tương Dương đã lập đề án TĐC, và làm chủ đầu tư dự án bố trí chỗ ở khẩn cấp cho các hộ dân bị ngập lụt, sạt lở đất tại các bản Minh Phương, bản Xốp Mạt, xã Lượng Minh (Tương Dương). Tổng kinh phí mà UBND huyện Tương Dương làm chủ đầu tư, là hơn 7,3 tỉ đồng, thời gian thực hiện 5 tháng.

Theo đó, khi dự án hoàn thành sẽ có 17 hộ dân ở bản Minh Phương, xã Lượng Minh  được bố trí chỗ ở khỏi khu vực bị sạt lở nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi điểm TĐC còn thi công dở dang, thì đã lại xuất hiện vết nứt lớn, buộc chủ đầu tư phải dừng lại.

Qua quan sát của chúng tôi, dự án xây dựng điểm TĐC khẩn cấp cho các hộ dân bản Xốp Mạt và Minh Phương đã thi công xong đường lên xuống, hệ thống kè mái taluy âm và dương. Trên khu vực TĐC, đã có 1 hộ dân là ông Vi Văn Tạo dựng xong nhà, nhưng không dám ở, đành phải đi ở tạm tại khu vực dốc Họ cách đó không xa. 

 "Nhà ta bỏ nhiều tiền thuê người dựng nhà đấy. Mất nhiều ngày mới xong nhưng không ở được. Vì sạt lở nên phải bỏ nhà mới đến nơi khác ở tạm", ông Vi Văn Tạo cho biết

Gia đình ông Lục Văn Thắng có 4 nhân khẩu, cũng đang sống cảnh tạm bợ bên mái taluy âm của dòng Nậm Nơn. Ông Thắng nói: Gần 4 cái tết rồi, nhà ta vẫn ở tạm bợ đấy. Khi dự án gần xong, ta bốc thăm đất và đã dựng tạm khung nhà lên khu TĐC rồi. Nhưng đất bị sạt lở nên nhà ta không dám lên, lại quay về ở chỗ tạm thôi.

Tương tự, trong căn lều tạm bên dòng Nậm Nơn, bà Lô Thị Thu đang nhóm lửa chuẩn bị bữa cơm trưa. Bà Thu buồn bã: nhà ta có 6 khẩu, trước đây sống tại khu vực gần cầu treo Xốp Mạt. Lũ năm 2018, khiến nhà cửa bị sạt lở nghiêm trọng, phải di dời ra khu vực ven Tỉnh lộ 534B nằm bên sông Nậm Nơn ở tạm. Ta cũng muốn có chỗ ở an toàn để ổn định cuộc sống…

Phương án xấu nhất là hủy bỏ

Hiện tại, ở điểm TĐC này, mái taluy dương từ trên đỉnh núi đã bị trượt xuống, đồng thời xuất hiện nhiều vết nứt lớn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc người dân không dám lên ở. Còn chính quyền địa phương cũng chưa bố trí đất để các hộ dân dựng nhà cửa, mà chờ phương án khắc phục sửa chữa đến khi đảm bảo an toàn bền vững mới di dân lên.

Mặc dù thời gian thực hiện của dự án là 5 tháng, kể từ ngày khởi công, nhưng do địa hình khó khăn, thời tiết mưa nhiều làm ảnh hưởng đến giải pháp thi công, chậm tiến độ. Trong tháng 9 và tháng 10 năm 2020, trên địa bàn huyện liên tiếp chịu ảnh hưởng các cơn bão số 5, số 7 và số 9, đã xuất hiện nhiều đợt mưa lớn kéo dài làm cho địa điểm xây dựng khu TĐC xuất hiện vết nứt lớn có nguy cơ sạt lở cao.

Bà Lô Thị Thu buồn bã vì cuộc sống tạm bợ bên dòng Nậm Nơn
Bà Lô Thị Thu buồn bã vì cuộc sống tạm bợ bên dòng Nậm Nơn

Chủ tịch UBND xã Lượng Minh Vi Đình Phúc thành thật: Do nhà cửa bị sạt lở vì lũ, nên hiện các hộ dân đang sống rải rác dọc sông Nậm Nơn, một số thì ở nhờ nhà anh em. Người dân rất bức bách về nhà ở. Mỗi mùa mưa lũ đổ về là mỗi lần  xã lo ngay ngáy.

Lẽ ra, ở thời điểm hiện tại, 17 hộ dân đã được đưa đến nơi ở mới. Nhưng vì địa chất điểm TĐC đang xây dựng, tiếp tục bị sạt trượt khiến cho người dân lại phải tiếp tục chờ đợi. Mỗi mùa mưa bão trôi qua, người dân lại thấp thỏm, bất an.

Chủ tịch UBND xã Lượng Minh cũng bộc bạch: "Chúng tôi biết người dân rất bức bách về chỗ ở nhưng xã cũng chịu vì không có nguồn lực. Có hộ còn đề xuất xã cho làm nhà ven sông nhưng ven sông, suối cũng là khu vực có nguy cơ sạt lở cao, không thể xây dựng nhà cửa được.".

Liệu có thể chọn một vị trí khác để xây dựng điểm TĐC mới hay không? Chúng tôi hỏi và ông Phúc khẳng định là rất khó. “Tiếng là địa bàn miền núi, đất đai rộng nhưng thực tế đây lại là núi cao, có độ dốc lớn, vì thế rất khó để chọn được vị trí phù hợp”, ông Phúc nói.

Một khó khăn khi triển khai xây dựng điểm TĐC này là, kinh phí được bố trí chưa đủ so với dự toán. Tổng kinh phí được phê duyệt hơn 7,3 tỷ đồng, nhưng đến nay mới chỉ mới bố trí được gần 2,5 tỷ đồng. Chưa kể việc xảy ra sạt lở, và vết nứt lớn ngay trên đỉnh của khu TĐC, khiến cho chi phí sửa chữa có thể đội lên. Phương án xấu nhất là có thể phải hủy bỏ điểm TĐC này.

Theo ông Nguyễn Trung Sơn, Giám đốc BQL dự án đầu tư xây dựng huyện Tương Dương thì, hiện tại huyện đang tiếp tục theo dõi diễn biến của các vết nứt, vết sạt trượt, chờ đến thời điểm ổn định, sẽ đề xuất phương án sửa chữa, đến khi hoàn thành và không có bất cứ nguy hiểm nào nữa thì mới chuyển dân vào ở.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Tin nổi bật trang chủ
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Kinh tế - Vũ Đăng Bút - 5 giờ trước
Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 10 giờ trước
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 14 giờ trước
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 15 giờ trước
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 16 giờ trước
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 16 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:25, 04/05/2024
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.