Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhìn lại công tác di dân khỏi vùng sạt lở ở Hà Giang: Cần có lời giải cho bài toán kinh phí (Bài 2)

Minh Thu - CĐ - 16:19, 11/05/2021

Dù đã đạt được một số kết quả bước đầu trong sắp xếp, ổn định dân cư nhưng hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang vẫn còn khoảng 10 ngàn hộ dân đang sống trong vùng có nguy cơ sạt lở, thiên tai. Nguồn lực đầu tư hạn chế, nhỏ lẻ, nhu cầu lớn, thiếu quỹ đất để sắp xếp dân cư… đang là những trở ngại lớn trong công tác sắp xếp, bố trí, quy hoạch dân cư ở Hà Giang.

Nguy cơ sạt lở, mất an toàn luôn hiện hữu ở vùng DTTS và MN mỗi mùa mưa bão.
Nguy cơ sạt lở, mất an toàn luôn hiện hữu ở vùng DTTS và MN mỗi mùa mưa bão.

Nhu cầu lớn

Từ năm tháng nay, 16 hộ dân thôn Khâu Nhòa, xã Giáp Trung (huyện Bắc Mê) luôn sống trong nỗi bất an, lo lắng. 3/4 số hộ dân ở thôn Khâu Nhòa định cư dưới chân núi đất cao, độ dốc lớn; an toàn tính mạng, tài sản đang bị đe dọa bởi nguy cơ sạt lở núi rất cao, nhất là khi mùa mưa bão gần kề.

Nhằm bảo đảm tính mạng, tài sản cho các hộ dân, UBND xã Giáp Trung đã có báo cáo và xây dựng phương án di dân khỏi vùng sạt lở và quy hoạch, bố trí dân cư. Nhưng cái khó nhất đối với xã là thiếu kinh phí thực hiện.

Ông Đặng Văn Dâu, Chủ tịch UBND xã Giáp Trung cho biết: “Vấn đề sắp xếp bố trí nơi ở mới cho bà con về phía xã có thể thực hiện được, nhưng thiếu kinh phí đưa người dân ra nơi ở mới. Trước mắt cũng chỉ biết động viên bà con nâng cao cảnh giác khi mùa mưa đến”.

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hà Giang cần bố trí ổn định cho 6.901 hộ (tập trung 1.351 hộ; xen ghép 2.288 hộ; tại chỗ 3.262 hộ). Trong đó, dân cư vùng nguy cơ thiên tai: 4.326 hộ. Theo tính toán của tỉnh Hà Giang, trong năm 2021, với tổng số 2.954 hộ cần di chuyển theo Đề án sắp xếp, ổn định dân cư, sẽ cần khoảng gần 89 tỉ đồng.

Thiếu kinh phí để di dời các hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ cao về thiên tai cũng là thực trạng chung của toàn huyện Bắc Mê. Theo ông Ấu Quốc Công, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Mê, qua rà soát, nhu cầu ổn định dân cư của toàn huyện hiện là 244 hộ, 1.244 nhân khẩu cần di dời đến nơi ở mới với tổng kinh phí dự kiến là 3,8 tỉ đồng, đặc biệt ưu tiên những hộ nguy cơ cao. Phương án di dân huyện đã xây dựng, chỉ chờ kinh phí để di dời.

Còn tại huyện Hoàng Su Phì, việc di chuyển dân khỏi vùng nguy hiểm lại có khó khăn khác. Trong năm 2020, đã có hàng nghìn ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng do sạt lở đất, đá làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt và sự an toàn của người dân. 

UBND huyện Hoàng Su Phì đã phối hợp với Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đánh giá về các hiện tượng trượt lở. Nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có giải pháp nào được triển khai thực hiện.

Ông Lý Chòi Nhàn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Phó Trưởng ban Thường trực Ban Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện huyện Hoàng Su Phì cho biết: Thời gian qua, UBND huyện Hoàng Su Phì đã tổ chức họp bàn nhiều lần để di dời các hộ dân ở vùng có nguy cơ sang vị trí khác. Tuy nhiên, vị trí mới do là ở cách xa với trung tâm thị trấn nên các hộ dân không đồng tình chuyển vị trí. 

"Trong thời gian tới huyện sẽ tiếp tục đề xuất với các cấp bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng kè chống sạt lở để đảm bảo cho khu dân cư và công trình nhà nước trong khu vực này”, ông Nhàn nói.

Khó khăn nhất vẫn là...kinh phí !

Theo ông Hoàng Hồng Trường, Chi cục trưởng Chi cục Kinh tế Hợp tác - Sở NN&PTNT Hà Giang, việc quy hoạch bố trí dân cư tại nơi ở mới phù hợp với điều kiện thực tiễn và đạt được một số kết quả. Tuy nhiên việc thực hiện sắp xếp, ổn định dân cư thời gian qua trên địa bàn tỉnh Hà Giang đa phần mới thực hiện theo hình thức xen ghép; còn việc sắp xếp dân cư theo hình thức tập trung do nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương chưa thực hiện được nhiều. 

Nguyên nhân một phần do kinh phí hỗ trợ còn dàn trải, thấp, chưa đáp ứng được so với nhu cầu của các dự án đã phê duyệt (mức hỗ trợ thấp nhất là 10 triệu đồng/hộ, cao nhất là 50 triệu đồng/hộ). Bên cạnh đó, thiếu quỹ đất là một trong những nguyên nhân cản trở nỗ lực của chính quyền tỉnh Hà Giang di dời dân khỏi vùng có nguy cơ cao về sạt lở.

Cùng với di dân, tái định cư, việc hỗ trợ, tạo sinh kế cũng là giải pháp quan trọng.
Cùng với di dân, tái định cư, việc hỗ trợ, tạo sinh kế cho người dân cũng là giải pháp quan trọng.

Về vấn đề này, kiến nghị với Trung ương, tỉnh Hà Giang đã đề xuất nâng mức hỗ trợ bình quân đối với các hộ dân thuộc diện di dời theo Đề án sắp xếp, ổn định dân cư từ 10 triệu lên 20 triệu đồng/hộ (mức thấp nhất) và từ 50 triệu lên 70 triệu đồng/hộ (mức cao nhất). Đồng thời, cho phép tỉnh Hà Giang tiếp tục thực hiện Đề án di dân tái định cư theo hình thức xen ghép để giảm chi phí đầu tư.

Ông Vũ Đình Mạnh, cán bộ Chi cục Kinh tế hợp tác - Sở NN&PTNT Hà Giang cho rằng, việc sắp xếp, ổn định dân cư trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong thời gian qua cũng đã bộc lộ một số bất cập. Cụ thể, như: chưa sắp xếp được thứ tự ưu tiên để bố trí vốn dứt điểm cho các dự án cấp bách; một số dự án phải điều chỉnh lại quy mô, số hộ thực hiện. 

Đặc biệt, vốn bố trí cho các dự án chủ yếu là nguồn vốn Trung ương hỗ trợ hàng năm; công tác huy động vốn đầu tư của các tổ chức khác trên địa bàn tỉnh khó thực hiện, nên chưa đáp ứng được tiến độ đề ra của dự án. Chính quyền các địa phương chưa bố trí, lồng ghép được các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác để hỗ trợ cho các hộ sau bố trí dân cư, nhất là việc tạo sinh kế.

Ông Mạnh cho biết thêm, để thực hiện có hiệu quả Đề án sắp xếp, ổn định dân cư trên địa bàn tỉnh Hà Giang, trong thời gian tới cần điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với việc xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch khác có liên quan. Ưu tiên các vùng có nguy cơ cao về thiên tai cần di dời cấp bách; vùng biên giới; vùng ĐBKK. Tăng cường đầu tư hỗ trợ giống, cây trồng có năng suất cao, xây dựng các phương án đầu tư, hỗ trợ sinh kế theo Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030... 

Theo ông Mạnh, mùa mưa bão đã cận kề, Hà Giang đang đứng trước nguy cơ thiệt hại về người và tài sản nếu không có những giải pháp cấp bách và triển khai sớm. Vì thế, Trung ương cần sớm bố trí kinh phí cho tỉnh Hà Giang để triển khai thực hiện các dự án di dân tái định cư. Xây dựng kè chống sạt lở, điều tra, cập nhật và cảnh báo kịp thời các điểm sạt lở và nguy cơ sạt lở tới người dân để chủ động phòng ngừa. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Ngày 17/5, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Cư M’gar lần thứ IV - năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện và 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 95 nghìn người đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam: UBND tỉnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Nam: UBND tỉnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 5 giờ trước
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 5 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Thời sự - PV - 12:45, 18/05/2024
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.