Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Thanh Hóa: Cô giáo không tay được đặc cách tuyển dụng

Quỳnh Trâm - 15:00, 10/06/2023

Tại Lễ kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc và biểu dương các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong 133 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến được tặng Bằng khen có cô giáo Lê Thị Thắm, 25 tuổi, người sinh ra đã khuyết hai cánh tay, được Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa chỉ đạo tuyển dụng đặc cách cô giáo vào trường công lập.

Cô giáo Lê Thị Thắm phát biểu tham luận tại buổi lễ
Cô giáo Lê Thị Thắm phát biểu tham luận tại buổi lễ

Cảm động trước bài phát biểu của cô giáo

"Em sinh ra trong một gia đình thuần nông đã không được may mắn, hoàn thiện như bạn bè cùng trang lứa. Khi mới chào đời, em chỉ nặng hơn 1 kg và... không có hai tay. Em lớn lên trong tình yêu thương của gia đình", cô giáo Lê Thị Thắm chia sẻ.

Sau 6 tháng đến trường mầm non, thấy tất cả các bạn được cô giáo cho tập viết mà cô lại chỉ trừ mình ra, nên em cũng đòi bằng được cô cho mình tập viết. Cô giáo nghĩ em không có tay thì viết làm sao, nên cũng chỉ đành đưa cho em tờ giấy và cây bút chì.

Hình ảnh của Thắm trên giảng đường khi còn đi học
Hình ảnh của Thắm trên giảng đường khi còn đi học

Thấy các bạn kẹp bút vào tay, em cũng lấy bút kẹp vào ngón chân trái của mình để tập viết theo các bạn. Vì chân phải của em ngắn hơn chân trái, nên việc kẹp bút để viết thành chữ đã khó lại càng khó hơn, những ngón chân của em nhiều hôm trầy xước, phồng rộp khiến em đau và đêm về không thể ngủ được.

Không nản chí, dù ở trên lớp hay ở nhà, em đều tập viết rất miệt mài, chăm chỉ. Thấy em kiên trì tập viết như vậy, nên ở lớp cô giáo rất thương và cô luôn cầm chân của em để dạy em tập viết. Ở nhà, mẹ cũng mua vở, bút và cũng dạy em viết. Nhưng dù em có kiên trì, chăm chỉ tập viết đến đâu thì cũng không viết được giống như các bạn. Vì chân cứng nên kẹp bút thì bút cứ bị rơi ra.

Có hôm tập nhiều đến nỗi chảy máu phải buộc giẻ vào chân. Mẹ bảo em đừng viết nữa để khi nào lớn, con hãy tập viết, nhưng em vẫn không từ bỏ, vẫn kiên trì tập viết. Ông trời không phụ công sức của em, lên 5 tuổi, em không chỉ viết thành thạo mà còn đọc được số và chữ cái. Bố mẹ và gia đình rất vui, không nghĩ em có thể làm được. Vì vậy, khi lên 6 tuổi, mẹ cho em vào lớp 1 trường làng như bao bạn trẻ xung quanh. Cùng với sự trợ giúp của gia đình, công lao của mẹ, của thầy cô, như bao học sinh bình thường khác, em đã hoàn thành việc học của 12 năm học phổ thông và tiếp tục phấn đấu để thực hiện ước mơ của mình - ước mơ được ngồi ở giảng đường đại học.

Tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016, Thắm là một thí sinh “đặc biệt”, được thầy Nguyễn Mạnh An - Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức đặc cách vào khoa Sư phạm Tiếng Anh, hệ Đại học, đúng với ước mơ và nguyện vọng của mình.

Nhưng dù được Nhà trường đặc cách, Thắm vẫn đăng ký dự thi và đi thi cùng tất cả các bạn bình thường khác. Em nghĩ, việc mình tham dự kỳ thi, không chỉ là kết quả công sức của 12 năm học, mà còn để thể hiện rằng mình ''tàn nhưng không phế'', tất cả mọi người làm được thì mình cũng làm được. Và em đã trúng tuyển vào Trường Đại học Hồng Đức.

Cô giáo Lê Thị Thắm mở lớp day tiếng Anh ngay tại nhà
Cô giáo Lê Thị Thắm mở lớp day tiếng Anh ngay tại nhà

Thấy hoàn cảnh của em khó khăn, nhà trường đã tạo điều kiện cho mẹ làm lao công ở trường, vừa là để đưa đón em đi học, vừa có thêm nhu nhập để góp phần ổn định cuộc sống gia đình. Sống giữa tình yêu thương của thầy cô, bạn bè, sự chăm sóc vô điều kiện của mẹ, em càng kiên trì, cố gắng vượt lên số phận để thực hiện ước mơ. Năm 2020, em đã hoàn thành 4 năm đại học và tốt nghiệp Cử nhân Sư phạm Tiếng Anh.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Thắm về quê mở lớp dạy Tiếng Anh miễn phí, bổ trợ Tiếng Anh cho các em gần nhà. Thời gian đầu, em mở lớp dạy miễn phí cho trẻ em trong làng. Sau này một số phụ huynh gửi con học thêm, nâng cao kiến thức, nên em quyết định mở lớp dạy thêm tại nhà, rồi xin bố mẹ mua thêm trang thiết bị để thuận tiện cho công việc.

Ước mơ của cô giáo Thắm thành hiện thực

Hiện tại, ước mơ của em có một lớp học tại nhà của riêng mình đã được hoàn thành nhưng mơ ước lớn nhất của em là một ngày được đứng trên bục giảng, quan sát và giảng dạy cho học sinh trên lớp và được cống hiến trong một môi trường giáo dục.

Cô giáo Lê Thị Thắm (hàng đầu, thứ 2 từ phải qua) là 1 trong 75 gương tiêu biểu trong phong trào thi đua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen
Cô giáo Lê Thị Thắm (hàng đầu, thứ 2 từ phải qua) là 1 trong 75 gương tiêu biểu trong phong trào thi đua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen

Chia sẻ của Thắm đã nhận được những tràng vỗ tay khích lệ và niềm xúc động của mọi người. Trước nghị lực phi thường của cô giáo Thắm, ngay trong Lễ biểu dương điển hình, tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, điều đặc biệt đã đến với Thắm.

Có mặt tại buổi lễ, ông Đỗ Trọng Hưng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đã chỉ đạo các ngành chức năng liên quan của tỉnh Thanh Hóa triển khai các thủ tục, tuyển dụng đặc cách cô giáo Lê Thị Thắm vào Trường Tiểu học hoặc THCS (xã Đông Thịnh hoặc xã Đông Yên, huyện Đông Sơn).

Thường trực Tỉnh ủy cũng giao nhiệm vụ cho Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn Lê Trọng Thụ  phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa để thực hiện các thủ tục tuyển dụng đặc cách và bố trí công tác cho cô giáo Thắm ngay trong năm học mới 2023 - 2024.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Người tiên phong trồng chè cành ở Phước Lộc

Người tiên phong trồng chè cành ở Phước Lộc

Người có uy tín - Thảo Linh - 1 giờ trước
Gần cả cuộc đời gắn bó với quê hương, bà Ka Hiên, dân tộc Mạ, ở thôn Phước Dũng, xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều công lao, đóng góp, tạo động lực giúp đồng bào các dân tộc ở địa phương vươn lên xóa cái đói, đuổi cái nghèo.
Những “cây cao bóng cả”

Những “cây cao bóng cả”

Người có uy tín - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Vững chãi như cây Kơ Nia trước mưa gió, già làng, Người có uy tín luôn che chở, dẫn dắt dân làng trên Cao nguyên Gia Lai vượt mọi khó khăn, vững bước theo Đảng, theo Bác Hồ, vì một Tây Nguyên hôm qua anh hùng, hôm nay giàu đẹp.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy rừng tại Kon Tum

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy rừng tại Kon Tum

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Sáng 5/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đi khảo sát và làm việc với Ban Quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum về công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy rừng.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 8 giờ trước
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 9 giờ trước
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 10 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:25, 04/05/2024
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 17:35, 04/05/2024
Cách đây 3 năm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU, ngày 17/5/2021 về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 06). Với nguồn lực được ưu tiên, nhiều cách làm sáng tạo, việc triển khai Nghị quyết 06 đã tạo sức bật cho những địa bàn khó khăn của tỉnh, nhất là trong xây dựng nông thôn mới.