Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giáo dục dân tộc

Lớp học đặc biệt của cô giáo Chu Liên nơi vùng cao Suối Giàng

Trương Vui - 18:43, 22/05/2023

Nhắc đến Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái), người ta không quên nhắc đến một lớp học đặc biệt. Khi màn đêm buông xuống, đó cũng là lúc lớp học đặc biệt này lại sáng đèn đón các em nhỏ. Ánh sáng từ lớp học, tiếng giảng bài, tiếng bập bẹ đánh vần, tập đọc xen lẫn những tràng cười giòn tan của cả cô và trò tạo nên những thanh âm vang vọng khắp vùng cao.

Các hoạt động, môn học phong phú kết hợp với cách giảng dạy sáng tạo, độc đáo khiếp lớp học đặc biệt này luôn sôi động, vui vẻ
Các hoạt động, môn học phong phú kết hợp với cách giảng dạy sáng tạo, độc đáo khiến lớp học đặc biệt này luôn sôi động, vui vẻ

“Mình mở lớp học này vì tình yêu với vùng chè cổ thụ Suối Giàng”

Cô giáo Chu Thị Tú Liên (dân tộc Ngái), hiện đang là Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hoàng Văn Thụ, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, chính là người đã có ý tưởng mở lớp học đặc biệt này.

Tháng 4/2021, thực hiện nhiệm vụ tham gia viết sách giáo dục văn hóa địa phương của tỉnh, cô Liên chọn Suối Giàng để tìm hiểu, lấy tư liệu, vì theo cô, nơi này hội tụ đầy đủ tất cả những yếu tố bản sắc nhất của cộng đồng người Mông.

“Chuyến đi tìm hiểu thực tế đó thật sự đã cho mình nhiều kỷ niệm. Không khí, phong cảnh là một phần thôi, cái làm mình yêu nơi này nhất là sự chất phác, thật thà, nồng hậu của bà con địa phương. Suối Giàng cho mình cảm giác quê hương, thân thuộc lắm”, cô Liên chia sẻ.

Và cũng chính từ những ngày tháng ở vùng cao, cô Liên không khỏi trăn trở về vấn đề học tập của học sinh nơi đây. Ở Suối Giàng, hầu như về nhà là các con không dành thời gian học nên gần như quên bài hết. Điều này khiến cô suy nghĩ, làm sao để vừa rèn thói quen học bài sau mỗi giờ học trên lớp, vừa gợi hứng thú tự học cho các con.

Để làm được điều đó, cô Liên dành nhiều tâm huyết vào việc thiết kế giáo án cho từng bài học. “Mình vẫn gọi vui đây là giáo án đặc biệt của “bà Liên”. Ở đó, nhiều môn học được tích hợp, từ kỹ năng sống đến tiếng Mông, tiếng Việt, tiếng Anh và cả những môn học về văn hóa dân tộc Mông”, cô Liên vui vẻ chia sẻ.

Vì tình yêu với mảnh đất, con người nơi đây, cô Liên mong muốn có thể góp sức mình bảo tồn văn hóa dân tộc Mông, đóng góp vào sự phát triển của Suối Giàng
Vì tình yêu với mảnh đất, con người nơi đây, cô Liên mong muốn có thể góp sức mình bảo tồn văn hóa dân tộc Mông, đóng góp vào sự phát triển của Suối Giàng

Ngoài thiết kế nội dung giảng dạy, cách thức giảng dạy cũng được cô Liên chú trọng. Trong suốt quá trình hoạt động, lớp học của cô luôn được lồng ghép với các bài hát múa, các trò chơi dân gian, giảng dạy kết hợp trao đổi, trò chuyện, giúp các con cũng dễ dàng tiếp cận, lĩnh hội kiến thức.

“Lớp học này mình mở hoàn toàn miễn phí, chỉ vì yêu mảnh đất, con người Suối Giàng. Cũng là một người DTTS, hơn ai hết mình hiểu sự thiệt thòi của trẻ em vùng cao. Sau này có điều kiện hơn, mình sẽ mở thêm các lớp học nữa, để các con ở đây đều được tham gia học tập. Cố gắng đến khi nào Suối Giàng không cần đến mình nữa thì thôi”, cô Liên cười bộc bạch.

Bắt đầu từ thay đổi nhận thức

Chính từ những sáng tạo, đổi mới trong nội dung và phương thức giảng dạy, lớp học “bà Liên” tự bao giờ đã trở thành điểm hẹn mang lại nhiều bất ngờ, thú vị. Để chỉ nhắc đến lớp học, nhắc đến bà giáo Liên, người dân Suối Giàng lại nhớ ngay đến những âm thanh rộn ràng, vui vẻ, sôi động cả vùng cao.

Và cũng bởi điều đó mà không có gì lạ khi lớp học này lại có “sức hút” đặc biệt đến thế. Danh sách đăng ký học ngày một nhiều, có buổi, lớp học “quá tải” với gần 60 học sinh, không đủ cả chỗ ngồi cho các con.

Cũng bởi những hoạt động phong phú, cách giảng dạy sáng tạo mà mỗi buổi học luôn có những điều thú vị, khơi hứng thú học tập cho học sinh
Cũng bởi những hoạt động phong phú, cách giảng dạy sáng tạo mà mỗi buổi học luôn có những điều thú vị, khơi hứng thú học tập cho học sinh

Tuy nhiên, cũng chính trong thời gian gắn bó với lớp học, cô Liên nhận ra nhiều bất cập trong việc ổn định số lượng học sinh. Vì nhiều lý do, tình trạng nghỉ học không phải là hiếm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến nhận thức, sự tự giác của các con, mà còn làm gián đoạn quá trình tiếp thu kiến thức. Muốn lớp học ổn định và đạt được hiệu quả, thì cần phải thay đổi nhận thức của chính các con.

Thừa nhận đây là việc làm không hề đơn giản, bởi phần là do nhận thức, song phần lớn do nếp nghĩ, cách làm đã hình thành từ lâu. Muốn thay đổi cần sự kiên trì rất lớn, “nhưng mình không làm thì sẽ không thể thay đổi được”, nghĩ vậy, cô Liên quyết định mời bố mẹ các con đến, thống nhất nội dung quản lý lớp học.

Điều mà cô đặc biệt chú trọng là bố mẹ phải nắm bắt giờ học, ngày học, nội dung học của các con. Khi có lý do cần nghỉ học, bố mẹ phải báo lại cho cô. Trường hợp nghỉ quá 3 buổi, các con sẽ được sắp xếp theo học lớp sau, vừa để không bỡ ngỡ khi bị hổng kiến thức, vừa tạo nhận thức để mỗi học sinh có ý thức học tập.

“Vẫn với tiêu chí xây dựng lớp học với sự thoải mái nhất có thể. Nhưng mình cũng nghiêm túc lắm, trường ra trường, lớp vẫn phải ra lớp. Ý thức sẽ là nền tảng quan trọng cho các con, không chỉ ở lớp học này, mà còn cả tương lai sau này. Nhờ đó, từ tháng 2/2022 đến nay, mình duy trì lớp học ổn định với 32 học sinh. Các con đều rất có ý thức tham gia học tập. Và cả các bác phụ huynh, giờ đây cũng rất phối hợp với lớp học”, cô Liên tự hào.

Những buổi học Tiếng Anh trực tuyến của lớp học với cô giáo ở Nghĩa Lộ
Những buổi học Tiếng Anh trực tuyến của lớp học

Tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch cộng đồng 

Văn hóa dân tộc và tiếng Anh là hai nội dung được cô Liên chú trọng nhất. “Mục tiêu mình hướng đến là giúp các con trở thành những hướng dẫn viên du lịch, có thể tự tin quảng bá văn hóa dân tộc mình với du khách nước ngoài. Đặc biệt là trong lúc Suối Giàng đang đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng như hiện nay. Đây cũng là cách hay để chính các con thêm trân trọng, và có ý thức bảo tồn những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc mình”, cô Liên cho hay.

Cô Liên hiện đang là thành viên của Hội Bảo tồn tri thức địa phương của thị xã Nghĩa Lộ, hơn ai hết, cô hiểu rằng, trong sự hòa nhập chung, nét đẹp văn hóa của đồng bào các DTTS nói chung và dân tộc Mông nói riêng cần phải được bảo tồn, gìn giữ. Chính vì thế, cô Liên còn trực tiếp mời cả các nghệ nhân truyền dạy những tri thức về văn hóa đặc sắc của người Mông cho chính các em nhỏ tại đây.

Cùng với đó, việc kết hợp giảng dạy Tiếng Anh cũng được ưu tiên. “Mình hiểu muốn phát triển du lịch, quảng bá văn hóa đặc trưng đến đông đảo du khách thì ngôn ngữ là điều tiên quyết. Hy vọng rằng, từ lớp học này, các con sẽ tự tin đón tiếp những vị khách nước ngoài ghé thăm Suối Giàng”, cô Liên nhấn mạnh.

Các hoạt động giao lưu do cô Liên tổ chức giúp các con tự tin, cởi mở, cải thiện kỹ năng giao tiếp. Theo cô Liên, đây chính là nền tảng quan trọng để chính các con sẽ là những hướng dẫn viên, là chủ nhân tương lai của Suối Giàng, quảng bá, giới thiệu văn hóa độc đáo của đồng bào Mông đến du khách
Các hoạt động giao lưu do cô Liên tổ chức giúp các con tự tin, cởi mở, cải thiện kỹ năng giao tiếp

Ngoài việc được giảng dạy trực tiếp bởi một số bạn trẻ giỏi tiếng Anh đang làm du lịch ở Suối Giàng, phần lớn việc học Tiếng Anh của các con được giảng dạy trực tuyến bởi các cô giáo ở Nghĩa Lộ. Hàng tuần sẽ có các buổi trò chuyện qua Zoom với khách nước ngoài do cô Liên kết nối, hay các buổi học kết hợp với một số trung tâm Anh ngữ, trường Đại học.

Là một trong những người đồng hành cùng lớp học trong giảng dạy tiếng Anh, bạn Hoàng Thanh Hằng (dân tộc Tày) rất vui và tự hào khi được góp một phần nhỏ vào giúp đỡ các em học sinh tại lớp học bà Liên. “Một số bạn nhỏ ở đây còn chưa nói thành thạo tiếng Việt, nên việc giảng dạy ngôn ngữ mới là khó hơn rất nhiều. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, em và tất cả các thầy cô đều cố gắng tạo hứng thú học tập, tránh áp lực cho các bạn. Em mong muốn các bạn có thể giao tiếp được cơ bản với người nước ngoài, để góp phần lan tỏa vẻ đẹp văn hóa, con người, thiên nhiên Suối Giàng đến du khách quốc tế”, Thanh Hằng bày tỏ.

Cùng với sự nỗ lực không ngừng của bà giáo Chu Liên, của các thầy cô đồng hành, và sự cố gắng của chính các học sinh vùng cao, lớp học đặc biệt này đang góp phần  lan tỏa nét đẹp văn hóa đặc trưng dân tộc Mông đến với mọi người.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
17 năm mang sữa lên vùng cao, Vinamilk cổ vũ các em nhỏ thực hiện ước mơ

17 năm mang sữa lên vùng cao, Vinamilk cổ vũ các em nhỏ thực hiện ước mơ

Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.
Tin nổi bật trang chủ
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 16/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc Hội nghị lần thứ chín. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Media - BDT - 9 giờ trước
Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Tin trong ngày - 16/5/2024

Tin trong ngày - 16/5/2024

Media - BDT - 9 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp qua Zalo. Xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại vùng đồng bào DTTS. Người dân đổ xô đi uống ''nước thần chữa bách bệnh''. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Phóng sự - Mỹ Dung - CTV - 23:54, 16/05/2024
Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Sắc màu 54 - Tào Đạt - Thúy Hồng - 23:46, 16/05/2024
Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.
Chuỗi hoạt động tôn vinh “Nét hoa nghề Hội An”

Chuỗi hoạt động tôn vinh “Nét hoa nghề Hội An”

Du lịch - Nguyệt Anh - 23:38, 16/05/2024
UBND TP. Hội An vừa ban hành kế hoạch tổ chức sự kiện “Nét hoa nghề Hội An” lần thứ III và “Phiên chợ khởi nghiệp - Tiêu dùng xanh Hội An” năm 2024. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 2/6 tại các làng nghề truyền thống và không gian sáng tạo trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Sức khỏe - Như Ý - 23:35, 16/05/2024
Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Bệnh sán lá gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.
Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Pháp luật - Minh Nhật - 23:32, 16/05/2024
Công an huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đã bắt giữ nhiều ổ nhóm sử dụng, mua bán ma túy tại các địa bàn có khu công nghiệp, dự án tập trung đông người lao động ngoại tỉnh, trong đó, bắt 2 đối tượng là chủ thầu và quản lý công trình xây dựng có hành vi chia nhỏ ma túy Heroin để trả công cho công nhân.
Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Thời sự - PV - 23:28, 16/05/2024
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - BĐT - 23:22, 16/05/2024
Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Thời sự - PV - 19:08, 16/05/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.