Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giáo dục dân tộc

Tạo đột phá nâng cao chất lượng giáo dục, nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi

Hoàng Thanh- Thanh Huyền (thực hiện) - 07:47, 19/06/2020

Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ khi trao đổi với Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV về vấn đề phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trong Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ

Thưa Bộ trưởng, Bộ trưởng đánh giá và kỳ vọng như thế nào về phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi trong thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030?

Nhiều năm qua, mặc dù được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, nhà nước, các cấp uỷ đảng chính quyền trong hệ thống chính trị, tổ chức, cá nhân hảo tâm nhưng giáo dục và chất lượng nguồn nhân lực của đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn nhiều khó khăn. Như đánh giá của Hội đồng dân tộc, đây là nơi có chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, KT- XH phát triển chậm nhất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, cơ sở hạ tầng kém nhất và tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.

Nhìn lại suốt những năm qua, nhờ các chính sách hỗ trợ đặc thù mà vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có những khởi sắc. Chỉ riêng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các chính sách hỗ trợ đã mang lại một diện mạo đổi khác. Hệ thống trường, lớp học được quan tâm đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, đảm bảo điều kiện tối thiểu để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Tỷ lệ học sinh đến trường tăng cao, tỷ lệ học sinh bỏ học ngày càng giảm.

Hệ thống giáo dục chuyên biệt (trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học) phát huy hiệu quả tích cực, góp phần đáng kể trong việc đào tạo cán bộ người DTTS có trình độ cho các địa phương. Chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên và người học là người DTTS ngày càng được quan tâm, được thực hiện ngày càng tốt hơn, qua đó khuyến khích hoạt động dạy và học, tạo sư bình đẳng trong giáo dục.

Chất lượng giáo dục vùng đồng bào DTTS, miền núi ngày càng được nâng cao nhờ các chính sách đầu tư của Đảng, Nhà nước. (ảnh tư liệu)
Chất lượng giáo dục vùng đồng bào DTTS, miền núi ngày càng được nâng cao nhờ các chính sách đầu tư của Đảng, Nhà nước. (ảnh tư liệu)

Tuy nhiên, giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn rất nhiều khó khăn. Chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp. Mạng lưới trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là yêu cầu trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Năng lực quản lý, năng lực sư phạm, khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục của một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý còn hạn chế. Quy mô và mạng lưới các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và trung cấp vùng DTTS và miền núi có bước phát triển về số lượng, nhưng chất lượng đào tạo chưa cao, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa hợp lý…

Tôi tin rằng những khó khăn trên sẽ được khắc phục cơ bản sau khi thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Bộ GD&ĐT đang phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành liên quan và các địa phương miền núi, DTTS xây dưng các dự án, đề án cụ thể để triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu này.

Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường Phổ thông Dân tộc nộ trú, Phổ thông Dân tộc bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS là một trong những nội dung được đề cập đến trong Chương trình MTQG phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Xin Bộ trưởng cho biết giải pháp trọng tâm để thực hiện hiệu quả nội dung này?

Một trong những nội dung quan trọng phát triển giáo dục miền núi và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, đó là "Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường PTDTNT, trường PTDTBT và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS".

Các giải pháp trọng tâm để thực hiện có hiệu quả nội dung này được Bộ GD&ĐT xác định bao gồm: Củng cố, phát triển hợp lý và đổi mới hoạt động giáo dục của hệ thống các trường PTDTNT, PTDTBT nhằm tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, bảo đảm thực hiện công bằng trong giáo dục giữa các vùng, miền và dân tộc; đầu tư xây dựng kiên cố hóa trường, lớp và các công trình phụ trợ phục vụ việc nuôi dưỡng, chăm sóc, sinh hoạt của học sinh; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường PTDTNT, PTDTBT để đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW.

Một lớp học vùng đồng bào DTTS, miền núi (ảnh tư liệu)
Một lớp học vùng đồng bào DTTS, miền núi (ảnh tư liệu)

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mọi người về công tác xoá mù chữ; huy động các tổ chức KT -XH, đơn vị vũ trang nhân dân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm tham gia công tác xóa mù chữ tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Từ đó, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác xóa mùa chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, mở rộng độ tuổi xóa mù chữ, củng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ, hạn chế mù chữ trở lại. Phấn đấu trên 90% người dân vùng đồng bào DTTS từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo chữ phổ thông trong đó đặc biệt ưu tiên xoá mù chữ cho phụ nữ, trẻ em gái ở vùng đặc biệt khó khăn, đảm bảo tỉ lệ biết chữ cân bằng giữa nam và nữ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển KT -XH của các địa phương vùng DTTS, miền núi.

Chương trình hỗ trợ ăn trưa cho học sinh DTTS là một trong những giải pháp cụ thể đang được tính đến khi triển khai thực hiện Đề án tổng thể phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Bộ GD&ĐT đã có kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình này như thế nào, thưa Bộ trưởng?

Có thể nói, thời gian qua, chế độ, chính sách, đối với trẻ em, học sinh, sinh viên ở vùng có điều kiện KT- XH đặc biệt khó khăn như chính sách học bổng, hỗ trợ học tập, miễn, giảm học phí, trợ cấp xã hội,... đã giúp cho trẻ em, học sinh, sinh viên DTTS, học sinh con hộ nghèo có cơ hội đến trường, có điều kiện học tập tốt hơn và yên tâm học tập.

Với việc tổ chức hệ thống trường, lớp bán trú, học sinh đã được ăn ở, chăm sóc tại trường. Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đúng độ tuổi theo đó tăng lên, học sinh bỏ học giảm hẳn, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu củng cố, duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS.

Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận trẻ em, học sinh ở vùng có điều kiện KT- XH đặc biệt khó khăn, vùng DTTS và miền núi, con hộ nghèo chưa được thụ hưởng chính sách hỗ trợ hoặc được thụ hưởng nhưng gián đoạn. Ví dụ, nhiều em đầu cấp học được nhận hỗ trợ, đến cuối cấp học, xã hoặc thôn - nơi các em sinh sống - ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn nên các em mặc dù vẫn đang đi học, gia đình vẫn thuộc diện khó khăn nhưng không được thụ hưởng chính sách nữa. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, tinh thần học tập của học sinh.

Một lớp học vùng đồng bào DTTS, miền núi (ảnh tư liệu)
Một lớp học vùng đồng bào DTTS, miền núi (ảnh tư liệu)

Thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới, Bộ GD&ĐT tạo đã cùng Ủy ban Dân tộc đề xuất Chính phủ trình Quốc hội chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em, học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn. Nếu chính sách này được thông qua và Chính phủ bố trí được nguồn kinh phí để thực hiện, sẽ có khoảng gần 1,3 triệu trẻ em, học sinh ở địa bàn đặc biệt khó khăn được hỗ trợ ăn trưa.

Việc hỗ trợ ăn trưa sẽ không chỉ góp phần huy động số trẻ em, học sinh ra lớp đúng độ tuổi, tăng tỷ lệ chuyên cần, duy trì bền vững kết quả phổ cập giáo dục các cấp học, mà còn cải thiện được dinh dưỡng, phát triển thể lực cho trẻ em, học sinh vùng đặc biệt khó khăn của cả nước.

Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành liên quan và các địa phương vùng dân tộc thiểu số, miền núi để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chính sách này.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 17:25, 02/05/2024
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 14:15, 02/05/2024
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 10:55, 02/05/2024
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 09:30, 02/05/2024
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 09:10, 02/05/2024
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sự kiện - Bình luận - PV - 08:50, 02/05/2024
Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 08:05, 02/05/2024
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 07:54, 02/05/2024
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.