Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lớp xóa mù đặc biệt của đồng bào Xtiêng

Thanh Liêm - 06:51, 25/03/2024

Một lớp học đặc biệt dành cho đồng bào Xtiêng ở tỉnh Bình Phước được khai giảng vào cuối tháng 7/2023. Lớp học có 35 “học sinh”, người lớn tuổi nhất lớp là 65 tuổi, nhỏ nhất 12 tuổi. Ấn tượng trong lớp học này là có nhiều cặp “học sinh” là hai bà cháu, hai cha con, hai mẹ con, hai anh em. Đến với lớp học, những "học sinh" này chỉ mong ước một điều đơn giản là biết đọc, biết viết...

Một buổi học của lớp xóa mù đặc biệt.
Một buổi học của lớp xóa mù đặc biệt.

Học để biết nhắn tin, ký tên

Vào một buổi tối hạ tuần tháng Ba, chúng tôi được anh Phan Văn Thưởng, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Riềng dẫn đường đến với lớp học. Nhà văn hoá thôn 6, xã Long Tân, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước - nơi tổ chức lớp học - nằm lọt thỏm trong vườn cao su. Mặc dù còn khoảng 10 phút nữa mới đến giờ học, nhưng trong lớp, ngoài cô giáo Đào Thị Yên có mặt từ sớm để đón học sinh, đã có gần 20 người đến. Già, trẻ, gái, trai có đủ. Những người lớn tuổi đều có khuôn mặt sạm nắng gió, mái tóc phong sương, còn những đứa trẻ thì đen nhẻm, nước da cháy nắng.

Bà Thị Long, 65 tuổi, đang ngồi học cùng đứa cháu ngoại tên Điểu Trường, 12 tuổi.
Bà Thị Long, 65 tuổi đi học cùng cháu ngoại tên Điểu Trường, 12 tuổi.

Tuy nhiên, khi trò chuyện với những “học sinh” trong lớp, điều chúng tôi cảm nhận đó là ở họ ai cũng háo hức, cũng đam mê, cũng thích học. Anh Điểu Sen, 36 tuổi, tham gia lớp học từ những ngày đầu cho biết, ước mong giản dị của anh là biết đọc, biết viết.

Điều đặc biệt của lớp học xóa mù chữ là sự tham gia của bà Thị Long, nay đã 65 tuổi. Bà Thị Long đang ngồi học cùng đứa cháu ngoại tên Điểu Trường, 12 tuổi, ngay giữa lớp học. Bà Thị Long nói: “Tôi muốn học để biết cái chữ, để xem điện thoại, biết viết tên mình thôi”.

Trường hợp lớn tuổi khác, là bà Thị Vân, 56 tuổi, em gái bà Thị Long cũng đang cùng cháu ngoại học trong lớp này; hay như ông Điểu Huân, 53 tuổi, cũng siêng năng tham gia lớp từ những ngày đầu với mong muốn biết đọc, biết viết và nay đã dần quen.

Chị Thị Hạnh và con trai Điểu Khắc đang chăm chú ngồi học.
Chị Thị Hạnh và con trai Điểu Khắc đang chăm chú ngồi học.

Từ mù chữ đến biết đọc, biết viết

Nói về mục đích của lớp học, cô Đào Thị Yên, phụ trách lớp cho biết: “Thấy người dân nơi đây hầu hết “mù chữ”, họ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là khi cần giải quyết các thủ tục hành chính. Lớp học nhằm giúp học viên tự tin, vận dụng tốt những kiến thức học được, đồng thời từng bước nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, lao động sản xuất tại địa phương”.

Phụ trách lớp học đặc biệt này, ngoài cô giáo Đào Thị Yên, còn có cô Tạ Thị Hoan, cả 2 cùng sinh năm 1984, cùng là giáo viên trường Tiểu học Lê Hoàn, xã Long Tân, huyện Phú Riềng và đều có thâm niên gần 20 năm trong nghề.

Cô Hoan cho biết, thôn 6, xã Long Tân có 290 hộ thì 232 hộ là người dân tộc thiểu số S’tiêng, hơn 100 người trong số này chưa biết chữ. Hầu đều khó khăn vì không có đất canh tác, nguồn thu nhập chính là đi làm thuê.

 “Nhiều gia đình vì lo miếng cơm manh áo, không còn tâm trí lo chuyện học hành cho con cái. Và khó khăn không nhỏ cho địa phương khi muốn ổn định cuộc sống người dân, nhất là chuyện học hành cho trẻ em. Nên khi có chương trình xóa mù này, xã đề nghị tôi và cô Yên phụ trách lớp, tôi đồng ý ngay, tôi chỉ mong muốn tất cả người già, trẻ em đều biết chữ”, cô Hoan nói.

Các “học sinh” tham gia lớp học xóa mù chữ.
Các “học sinh” tham gia lớp học xóa mù chữ.

Kể về quá trình đứng lớp, cô Đào Thị Yên cho biết: “Việc dạy học rất vất vả. Để dạy hiệu quả, mình phải có phương pháp dạy đặc biệt, giúp họ dễ hiểu, dễ nhớ, cách nói năng, truyền đạt kiến thức cũng khác hoàn toàn ở trường. Luôn tạo không khí sôi nổi, vui tươi trong lớp. Những ngày đầu, chúng tôi phải uốn nắn từng động tác từ cầm bút, tư thế ngồi. Nhưng khó nhất với lớp này là chỉnh cách phát âm, bởi ở nhà họ không nói tiếng Việt, ngay cả nói bình thường với mình đã khó nghe, huống gì đọc, đánh vần đúng theo sách”.

Chị Thị Vân luôn có mặt đầy đủ trong các buổi học
Chị Thị Vân luôn có mặt đầy đủ trong các buổi học

Về sự khác biệt giữa dạy ở lớp học xóa mù chữ này với ở trường chính quy, cô Yên cho hay: Ở đây, tuy dạy theo giáo án của trường, nhưng không bắt buộc theo tiến độ. Vì bà con tiếp thu chậm hơn, đa số lại là lao động chính, ban ngày họ phải mưu sinh, nhiều lý do để nghỉ học mà không báo trước. 

"Lợi thế là 2 giáo viên phụ trách lớp đều ở cùng thôn với bà con, biết nhau hết, nên ai nghỉ là hôm sau chúng tôi chạy đến nhà ngay để tìm hiểu, động viên họ. Đến khi họ đi học trở lại, mình phải dạy lại các bài hôm trước họ chưa học, vì dạy theo chương trình tiểu học, nếu bỏ 1 - 2 buổi mà không dạy lại, là họ không thể theo kịp, nảy sinh tâm lý chán nản ngay", cô Yên chia sẻ.

Cô Đào Thị Yên cho biết thêm, người lớn tuổi ngoài việc tiếp thu chậm ra, họ còn ít hoặc không có thời gian ôn bài, học hôm nay có khi ngày mai quên hết. Hoặc cũng có những em nhỏ nhưng đầu óc không được nhanh nhẹn bằng các bạn. Do đó, chúng tôi có sự quan tâm phù hợp với từng người. Từ khi mở lớp đến giờ, đa số bà con rất hứng thú nên sĩ số tăng dần chứ không giảm. "Niềm vui của chúng tôi, là chứng kiến các anh chị, các em, các cháu trong lớp từ chỗ “mù chữ” thì nay đều biết đọc, biết viết, nhiều người biết cả làm toán nữa”, 



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ lĩnh của bản Ngà

Thủ lĩnh của bản Ngà

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 23:07, 08/05/2024
Gánh trọn ba vai Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Người có uy tín, ông Vàng Văn Suồn ở bản Ngà, xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được người dân ngợi khen là tấm gương đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển kinh tế, được bà con tin tưởng làm theo…
Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 13:10, 08/05/2024
Sáng 8/5, dự Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để ngành ngân hàng phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển lên tầm cao mới, trong đó có việc sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 10:51, 08/05/2024
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 10:26, 08/05/2024
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 10:18, 08/05/2024
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 09:15, 08/05/2024
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 09:09, 08/05/2024
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 09:04, 08/05/2024
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 08:55, 08/05/2024
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 08:48, 08/05/2024
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.