Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sử thi - bản tình ca gắn kết cộng đồng: Giá trị vượt thời gian (Bài 1)

Lê Hường-Thùy Dung - 11:17, 23/08/2022

Sử thi là một loại hình sinh hoạt văn hóa độc đáo, nhiều người đánh giá, nó như linh hồn của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Loại hình nghệ thuật này được sáng tạo, tích lũy lâu đời, nó ảnh hưởng đến lời ăn tiếng nói, luật tục, nghệ thuật, tín ngưỡng, nếp sống của con người và cộng đồng. Sử thi phản ánh mọi khía cạnh đời sống từ tạo lập buôn làng, sản xuất nương rẫy, chiến tranh giữa các bộ tộc, đến thực hành nghi lễ, lễ hội truyền thống, phong tục, tập quán. Tuy nhiên, nhiều năm qua người nghe sử thi vơi dần, người hát kể sử thi cũng hiếm dần. Những đêm khan huyền thoại cũng từng ngày vắng bóng, chẳng bao lâu nữa sử thi chỉ còn trong ký ức.

Cùng với cồng chiêng, sử thi là di sản đặc trưng của văn hóa các dân tộc ở Tây Nguyên. Năm 2022 là năm đặt dấu mốc 95 năm kể từ khi công sứ Pháp Sabachie phát hiện, sưu tầm công bố sử thi đầu tiên của người Ê Đê “Bài ca chàng Dam San – Klei khan Dam San” vào năm 1927. Sau sử thi này, hàng loạt sử thi khác của các DTTS ở Tây Nguyên được sưu tầm, xuất bản. Điều đó cho thấy, các DTTS ở Tây Nguyên đang sở hữu kho tàng sử thi đồ sộ.

Một cảnh trong ca kịch Khát vọng Dam Săn, tác phẩm được xây dựng trên nền sử thi Dam Săn của dân tộc Ê Đê
Một cảnh trong ca kịch Khát vọng Dam San, tác phẩm được xây dựng trên nền sử thi Dam San của dân tộc Ê Đê

Kho tàng sử thi đồ sộ

Nhiều năm nghiên cứu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, nhà nghiên cứu văn hóa Linh Nga Niê Kđăm ở TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tâm huyết gìn giữ những giá trị truyền thống các dân tộc trên cao nguyên đại ngàn. Bà Linh Nga Niê Kđăm nói rằng: Sử thi Tây Nguyên là những áng văn chương truyền miệng bằng văn vần và bằng hình thức hát kể rất độc đáo mà các dân tộc khác không có. Tôi gọi đó là văn minh nương rẫy khác hoàn toàn với văn minh lúa nước. Môi trường diễn xướng trường ca, sử thi có thể ở trên nhà rông, nhà dài của một gia đình, hay ở chính nhà nghệ nhân hoặc trong nhà chòi canh rẫy.

Sử thi ca ngợi cuộc sống, tình yêu, con người của vùng đất Tây Nguyên huyền thoại. Mỗi dân tộc gọi sử thi theo những tên khác nhau, đồng bào Ê Đê gọi là khan, M’nông gọi là ot n’trong, người Ba Na gọi h’amon, Jrai gọi là hri, Xơ đăng gọi là tói kia rnghia… Nội dung của sử thi chứa đụng những biến cố của dân tộc, xoay quanh những chiến công của những anh hùng có công bảo vệ buôn làng, chống lại những thế lực đen tối. Nhân vật của sử thi đại diện cho ước vọng của cộng đồng, đấu tranh vì lý tưởng nhân văn cao cả.

Các nhà nghiên cứu đã sưu tầm, in thành sách nhiều tác phẩm sử thi của các dân tộc Tây Nguyên
Các nhà nghiên cứu đã sưu tầm, in thành sách nhiều tác phẩm sử thi của các dân tộc Tây Nguyên

Gần 1 thế kỷ kể từ khi nhà nghiên cứu người Pháp công bố sử thi đầu tiên của Tây Nguyên, các nhà khoa học dày công tìm hiểu, sưu tầm và có thể khẳng định rằng, vùng đất Tây Nguyên đã và đang lưu giữ kho tàng các tác phẩm sử thi khổng lồ, đồ sộ.

Theo báo cáo, giai đoạn 2001-2008, Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản sử thi Tây Nguyên. Kết quả đã sưu tầm được 801 tác phẩm với 5.679 băng ghi âm (90 phút/băng) khiến các nhà nghiên cứu văn hóa bất ngờ. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ít nhất có 3 bộ sử thi liên hoàn rất đồ sộ của dân tộc M’nông, Ba Na và Xơ đăng. Mỗi bộ sử thi liên hoàn gồm khoảng 100 tác phẩm có sự liên kết khá hoàn chỉnh.

Nhà nghiên cứu văn hóa Linh Nga Niê Kđăm chia sẻ: Các tác phẩm văn chương truyền miệng bằng văn vần, và hình thức hát kể này là một sinh hoạt văn hóa dân gian mang tính toàn cộng đồng, của đa số các DTTS Tây Nguyên. Được trình bày dưới dạng hát - kể bằng các làn điệu âm nhạc, có ngữ điệu, sắc thái, cường độ, tốc độ với sự đổi giọng, đổi âm vực của người diễn xướng.

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã sư tầm hàng trăm bài sử thi, in thành hàng trăm cuối sách song ngữ. Riêng nhà văn hóa Linh Nga Niê Kđăm cũng đang sở hữu hàng chục cuốn sách song ngữ sử thi các dân tộc Tây Nguyên

Gía trị vượt thời gian

Sử thi gắn bó với đời sống cộng đồng, phản ánh sâu sắc mọi khía cạnh của đời sống xã hội Tây Nguyên, từ con người, thiên nhiên, đến những đấng tối cao chi phối mọi mặt hoạt động của cuộc sống cộng đồng. Vì thế mà người ta ví sử thi như cuốn “bách khoa toàn thư” của đồng bào Tây Nguyên. Bởi sử thi chứa đựng cả bề dày văn hóa, chiều dài lịch sử và kinh nghiệm sống được tích lũy lâu đởi của cộng đồng các dân tộc nơi đây.

Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ, Trưởng phòng quản lý Văn hóa Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết: sử thi của các dân tộc Tây Nguyên được tồn tại dưới dạng truyền khẩu, nguồn gốc từ dân gian với độ dài ngắn khác nhau. Có những tác phẩm sử thi chỉ hát trong 1 ngày, 1 đêm, nhưng cũng có những tác phẩm sử thi phải kéo dài đến cả 7 ngày- đêm. Tùy theo trí nhớ, trí tưởng tượng và cách truyền tải của người nghệ nhân thông qua hình thức hát, kể, diễn xướng mà người nghe sẽ hiểu được tác phẩm một cách trọn vẹn. Người nghệ nhân hát kể sử thi, phải hóa thân vào những nhân vật trong tác phẩm của mình, qua đó thể hiện được những trạng thái cảm xúc của nhân vật.

Hiện nay sử thi chỉ được kể trong các dịp lễ hội (Trong ảnh: Lễ cúng nhà mới của đồng bào Gia Rai, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai)
Hiện nay sử thi chỉ được kể trong các dịp lễ hội (Trong ảnh: Lễ cúng nhà mới của đồng bào Gia Rai, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai)

Sử thi thường mang yếu tố kỳ ảo và trong sử thi Tây Nguyên, nhân vật anh hùng là yếu tố trung tâm. Vẻ đẹp của nhân vật anh hùng được gắn liền với không gian của núi rừng, sông suối, cây cối, chim muông,… nơi vùng đất cộng đồng đang sống. Nhân vật anh hùng là đại diện tiêu biểu cho tinh thần, tài năng, lòng dũng cảm và trí tuệ của cộng đồng, tất cả được thể hiện qua những hành động và những chiến công hiển hách.

Ngoài ra, sử thi thường thể hiện rõ được sự hình thành của các buôn làng, cuộc chiến của các bộ lạc để bảo vệ cộng đồng, tình yêu đôi lứa. Phản ánh được cái thiện và cái ác trong một tác phẩm,… Một số sử thi thường được liên hệ với các địa danh, sự vật, hiện tượng cụ thể có thật trong thực tế để người nghe hiểu, hình dung và cảm nhận được tác phẩm mà người nghệ nhân muốn truyền tải.

Các dân tộc Tây Nguyên sở hữu kho tàng sử thi đồ sộ, phong phú, song việc trình diễn, lưu truyền trong dân gian đã không còn phổ biến. Sử thi đã mai một đi rất nhiều, bởi nghệ nhân biết hát kể sử thi đã về với ông bà, nếu còn thì cũng đã già yếu, trong khi đó môi trường hát kể sử thi cũng không còn. Những đêm khan huyền thoại đang dần vắng bóng trong các buôn làng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 5 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 6 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 7 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 8 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 8 giờ trước
78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, cùng nhìn lại chặng đường để thấy được sự đồng hành của Quốc hội - với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS bằng những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Gia Ân - 8 giờ trước
Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào Khmer ở An Giang đã chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 8 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Tin tức - T.Hợp - 8 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh thuộc ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du lịch - T.Hợp - 8 giờ trước
Theo Cục Du lịch quốc gia, trong 5 ngày nghỉ lễ từ 27/4-1/5, ngành du lịch Việt Nam ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, khoảng 3,6 triệu lượt khách trong đó có lưu trú.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước

Thời sự - BDT - 8 giờ trước
Những ngày tới, nắng nóng sẽ tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương, nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.