Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Sắc mới trên khu tái định cư Bản Vẽ

Nguyễn Thanh - 21:22, 12/10/2021

Trở lại khu tái định cư (TĐC) Thủy điện Bản Vẽ sau nhiều năm xa cách, tôi cảm nhận rất rõ về một cuộc sống mới của những bản làng người Thái, Khơ Mú nơi vùng giáp biên huyện Thanh Chương (Nghệ An). Qua mỗi bản làng, bao sắc màu tươi mới, bao thanh âm rộn rã của cuộc sống đời thường cứ thế hiển hiện.

Cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng hỗ trợ cây giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm bón, thu hoạch lúa… cùng bà con khu TĐC
Cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng hỗ trợ cây giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm bón, thu hoạch lúa… cùng bà con khu TĐC

Những mô hình kinh tế mới

Một thời, dân bản ở khu TĐC Thủy điện Bản Vẽ rủ nhau bỏ về quê cũ, vì những bất cập tại nơi ở mới… để lại những căn nhà trống hoác, những mảnh vườn hoang tàn. Một thời, người dân chỉ biết trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, được cấp phát mỗi năm mấy bận. Một thời, dù đất sản xuất đã được chia nhưng làm ăn không hiệu quả, thậm chí bỏ hoang…

Nhưng nay, bản làng TĐC đã khoác lên mình màu áo mới của no ấm, hạnh phúc. Bao mảnh vườn, quả đồi xung quanh những ngôi nhà dự án đã được phủ kín màu xanh của lúa, ngô, chuối, sắn, chè… 

Trung tá Nguyễn Thế Anh, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương cười rạng rỡ: Bây giờ có thể yên tâm rồi. Bà con đã biết bám đất, bám ruộng, bám rừng, biết chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán kinh doanh… Cuộc sống hôm nay đã khởi sắc hơn trước rất nhiều.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng hỗ trợ cây giống, hướng dân kỹ thuật trồng và chăm bón cho người dân khu TĐC
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng hỗ trợ cây giống, hướng dân kỹ thuật trồng và chăm bón cho người dân khu TĐC

Trong câu chuyện về cuộc sống mới của dân bản, chúng tôi được cán bộ Đồn Biên phòng Ngọc Lâm, dẫn đi tham quan một số mô hình kinh tế làm ăn hiệu quả, nhờ vào sự tận tâm “cầm tay chỉ việc” của cán bộ, chiến sĩ của Đồn, của các cấp chính quyền.

Trên khoảnh ruộng sau nhà, ông Lương Văn Phượng ở bản Tân Hợp, xã Ngọc Lâm đang thu hoạch lúa nước. 3 sào lúa là kết quả của việc vỡ đất khai hoang cách đây hơn 10 năm, nay đã là nguồn cung lương thực ổn định cho gia đình ông.

Chỉ tay về mấy luống chè vừa được thu hoạch, ông Phượng kể: "Đồn Biên phòng hỗ trợ cả đấy. Họ giúp tôi xây dựng vườn chè, hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa nước, chăn nuôi lợn, bò và nuôi cá". Theo ông Phượng, mô hình kinh tế tổng hợp từ chè, nuôi cá, sắn, lúa, chăn nuôi lợn… đã đem về cho gia đình ông mỗi năm 70 triệu đồng.

Chúng tôi tiếp tục ghé thăm mô hình kinh tế với vườn cây ăn quả, nuôi lợn rừng lai, lợn nái địa phương và vườn rau mẫu của hộ ông Lương Văn Hoài ở bản Tân Lâm, xã Ngọc Lâm. Đây là mô hình do cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ngọc Lâm cùng Hội Nông dân huyện góp vốn thực hiện. Mô hình kinh tế của ông Hoài đã trở thành điểm sáng trong  phát triển kinh tế tổng hợp để bà con dân bản học tập, làm theo.

Từ thực tế sau 15 năm về định cư tại nơi ở mới, hiện nay bà con 2 xã TĐC là Thanh Sơn và Ngọc Lâm đã có hơn 1.021 ha cây trồng hàng năm, tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 11.317 tấn. Trong đó, sản lượng cây lúa nước đạt 10.600 tấn, với năng suất 55,5 tạ/ha. 

Cây chè là một trong những cây chủ lực ở vùng đất này, cũng đã đạt 344 ha và tăng dần qua từng năm. Chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò) cũng được xác định, là thế mạnh của vùng miền núi giáp biên này. Nhờ thế, tổng đàn trâu, bò hiện nay đã đạt 3.604 con, riêng tổng đàn gia cầm ước đạt 28.860 con.

Chúng tôi rất vui khi ông Lê Đình Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết: Tình hình sản xuất và đời sống vùng đồng bào DTTS cơ bản ổn định. Một số mô hình sản xuất, chăn nuôi, dịch vụ cho giá trị kinh tế, thu nhập cao được nhân rộng. 

Nhiều hộ nông dân trong đồng bào DTTS, đã thích ứng dần việc áp dụng khoa học - kỹ thuật, đưa giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng vào sản xuất; kết hợp điều kiện thực tế của địa phương và các cơ chế, chính sách ưu đãi của Nhà nước để xây dựng các mô hình kinh tế VAC, VACR… có hiệu quả, tạo công ăn việc làm thu nhập ổn định.

Ông Lương Văn Phượng (bên phải) ở bản Tân Hợp xã Ngọc Lâm vui vẻ kể về cuộc sống mới ở vùng TĐC
Ông Lương Văn Phượng (bên phải) ở bản Tân Hợp xã Ngọc Lâm vui vẻ kể về cuộc sống mới ở vùng TĐC

Thêm những niềm vui mới

Trong rất nhiều điều mới mẻ ở khu TĐC Bản Vẽ của huyện Thanh Chương, thì phong tục, tập quán lạc hậu đã từng bước thay đổi và đẩy lùi. Điều thấy rõ nhất là tệ nạn ma túy đã giảm mạnh; nạn tảo hôn, hủ tục bắt vợ, hôn nhân cận huyết thống, du canh du cư… dần được khống chế và loại ra khỏi đời sống mới. Người dân đã biết tiếp thu văn hóa mới, kết hợp những giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc trong cuộc sống hôm nay.

So với ở quê cũ, việc học của con em đồng bào khu TĐC được quan tâm và thực sự đã tốt hơn trước rất nhiều. Năm học 2018 - 2019, trên địa bàn 2 xã TĐC Thanh Sơn và Ngọc Lâm đã có 8 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, 66 em đạt học sinh giỏi cấp huyện và nhiều em đạt giải cuộc thi về khoa học - kỹ thuật  Tỷ lệ xét tốt nghiệp lớp 9 hiện nay là 98,5%. 

Đáng mừng hơn, năm học 2020 - 2021, 2 xã TĐC đã có học sinh đầu tiên đậu đại học. Đó là Xeo Văn Uỳnh, người Khơ Mú, đỗ vào khoa Giáo dục thể chất, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh với số điểm 28,3.

Nương chè của vùng TĐC xanh ngút ngát
Nương chè của vùng TĐC xanh ngút ngát

Ông Lữ Văn Đương, Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chươnng khẳng định: Đời sống vật chất, tinh thần của bà con khu TĐC đã thay đổi nhiều. Người dân phấn khởi bao nhiêu thì cán bộ xã vui mừng bấy nhiêu. 

Mừng hơn là  những hộ dân vốn bỏ khu TĐC quay về quê cũ ở vùng lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ, thuộc huyện Tương Dương thì nay cũng đã quay lại. Ông Lương Văn Phượng ở bản Tân Hợp, xã Ngọc Lâm bấm ngón tay: Cuối tháng 9 vừa rồi, hộ cuối cùng là ông Lương Ngọc Ánh đã quay trở lại khu TĐC để sinh sống rồi. Đất ở, đất sản xuất đã được chia, có nhà ở chắc chắn, đường giao thông thuận tiện… điều kiện tốt hơn quê cũ nhiều...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Ngày 14/5, tại tỉnh Cao Bằng, Đoàn công tác của Chính phủ do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Đắk Lắk: Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Mo Mường

Đắk Lắk: Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Mo Mường

Sắc màu 54 - Hoàng Thùy - 2 giờ trước
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định số 1466/QĐ-UBND ngày 13/5/2024 về việc giao thực hiện quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Mo Mường.
Vụ hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc bị ngộ độc: Đình chỉ bếp ăn, điều tra nguyên nhân

Vụ hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc bị ngộ độc: Đình chỉ bếp ăn, điều tra nguyên nhân

Pháp luật - Minh Nhật - 2 giờ trước
Ngoài việc đình chỉ bếp ăn gây ngộ độc cho hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc, Bộ Y tế đề nghị tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc theo quy định, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân.
Những loại nước uống giải khát giúp hạ nhiệt trong mùa hè oi ả

Những loại nước uống giải khát giúp hạ nhiệt trong mùa hè oi ả

Sức khỏe - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Mỗi dịp hè về, thời tiết nóng nực khiến chúng ta dễ gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Trong đông y, một số loại nước uống có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân dịch giúp chúng ta giải quyết được tình trạng này.
Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn

Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn

Xã hội - Minh Thu - 3 giờ trước
Sau gần 6 năm chiến đấu ở chiến trường K (Campuchia), ông Huỳnh Tấn Hùng (SN 1962) trở về quê hương ở thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam lập nghiệp. Trong hành trang trở về, ông Hùng luôn tâm niệm rằng, là bộ đội Cụ Hồ thì phải biết vượt qua khó khăn, giúp đời, giúp người.
Bắc Kạn: Tiếp tục phát huy hiệu quả vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Bắc Kạn: Tiếp tục phát huy hiệu quả vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 3 giờ trước
Những năm gần đây, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn đã phát huy tốt vai trò trên các mặt công tác ở cơ sở. Những đóng góp của đội ngũ Người có uy tín đã và đang góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tin trong ngày - 14/5/2024

Tin trong ngày - 14/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên . Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Xã hội - Hoàng Thùy - 3 giờ trước
Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.
Khánh Hòa: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở cho đồng bào DTTS

Khánh Hòa: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 3 giờ trước
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân, xây dựng nhà ở cho đồng bào DTTS.
Ngoại hạng Anh: Man City tiến sát tới chức vô địch, Tottenham hết hy vọng vào top 4

Ngoại hạng Anh: Man City tiến sát tới chức vô địch, Tottenham hết hy vọng vào top 4

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Chạm trán nhau trong trận đá bù vòng 34 Ngoại hạng Anh, cả Man City và Tottenham đều có những mục tiêu quan trọng cần hướng đến. Thế nhưng, chỉ có Man City hoàn thành mục tiêu của mình với 3 điểm giành được và tiến sát tới chức vô địch mùa giải năm nay.
Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 21:56, 14/05/2024
Vừa qua, nhân sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Lô Lô đến từ tỉnh Cao Bằng đã tái hiện lễ cầu mưa thu hút đông đảo du khách thăm quan, trải nghiệm.
Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Ngọc Ánh - 21:25, 14/05/2024
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1265/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tại Quảng Bình.