Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sắc màu trong trang phục của người Mông

Giang Lam - 16:05, 03/04/2023

Trong quan niệm người Mông ở Tuyên Quang, trang phục không chỉ đơn thuần là chuyện “mặc” mà mỗi bộ váy áo còn gửi gắm biết bao ý nghĩa. Trong các dịp lễ hội, người Mông thường chuẩn bị những bộ trang phục mới và đẹp nhất với mong muốn sự tươm tất, đẹp đẽ sẽ mang đến những điều may mắn, suôn sẻ.

Thiếu nữ dân tộc Mông và sắc Xuân vùng cao
Thiếu nữ dân tộc Mông và sắc Xuân vùng cao

Sắc màu của sự may mắn, bình an

Trong dịp mùa Xuân, đến với những bản làng người Mông, ta bắt gặp hình ảnh những phụ nữ, những em bé Mông xuống chợ, đi lễ hội với quần áo sặc sỡ đung đưa theo mỗi bước chân uyển chuyển.

Giữa khung cảnh núi rừng mùa Xuân, những bộ váy áo sặc sỡ ấy lại càng được tôn thêm vẻ đẹp. Chị Vàng Thị Đưa, thôn Nà Mộ, xã Hùng Lợi (huyện Yên Sơn) chia sẻ, theo quan niệm của nhiều người Mông, trong dịp lễ hội mà mặc đồ cũ sẽ xui xẻo, nên chị em đều cố gắng để có được những bộ quần áo mới. 

Với gam màu ấm áp, sặc sỡ như xanh, đỏ, tím, vàng, những chiếc váy của đồng bào Mông được ví như một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, được phối màu một cách hài hòa, họa tiết phong phú, ấn tượng, sắp xếp một cách khéo léo, duyên dáng.

Họa tiết trong trang phục của người Mông chủ yếu là hoa văn hình xoắn ốc, trái tim, hình vuông, chữ nhật, zích zắc và một số biểu tượng gắn liền với cuộc sống như: Sấm chớp, dụng cụ lao động, con vật, các loài hoa… Tất cả được thể hiện qua từng đường nét uốn lượn trên thân áo, váy, để gửi gắm nhiều ước vọng. Đó là khát vọng con người được sống hòa hợp với thiên nhiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình yên ấm, an vui.

Đặc biệt, theo quan niệm người Mông, đầu năm mới được mặc những bộ váy mới với những họa tiết hoa văn sặc sỡ, đẹp mắt sẽ giúp cho những mong muốn, nguyện cầu của gia đình được trọn vẹn hơn. Chính vì thế, cứ vào khoảng tháng 9, tháng 10 Âm lịch là phụ nữ người Mông cặm cụi may vá, thêu thùa để gửi gắm những ước vọng của mình một cách thành tâm qua từng đường kim, mũi chỉ. Phụ nữ Mông nghĩ rằng, khi thêu thùa, trang trí càng thuần thục thì váy áo được mặc trong năm mới càng chứa đựng sự may mắn, suôn sẻ.

Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có dân tộc Mông xanh, Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Đối với trang phục của phụ nữ Mông xanh và Mông trắng, các họa tiết nổi bật trên lưng, cổ áo, phía trước ngực; trang phục của phụ nữ Mông đen và Mông hoa, các họa tiết trang trí chủ yếu tập trung trên hai ống tay áo, yếm và trên váy. Mặc dù chọn vị trí thể hiện khác nhau nhưng đường nét, hoa văn được thêu trên áo, váy vẫn mang chung quan niệm ý nghĩa giống nhau về khát vọng một cuộc sống hạnh phúc, an vui.

Trang phục của dân tộc Mông (Tuyên Quang) được gìn giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ
Trang phục của dân tộc Mông (Tuyên Quang) được gìn giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ

Phụ nữ Mông giỏi may vá, thêu thùa

Ngay từ khi còn nhỏ con gái người Mông luôn được khuyên dạy về việc khéo léo trong việc may vá: “Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu/Gái xinh không biết cầm kim là hư”.

Bà Giàng Thị Mua, thôn Khâu Tinh, xã Khau Tinh (huyện Na Hang) cho biết: “Với đồng bào dân tộc Mông chúng tôi, người phụ nữ giỏi may vá, thêu thùa được cả cộng đồng đề cao, coi trọng. Trước khi đi làm dâu, cô gái Mông được mẹ đẻ tặng 1 - 2 bộ váy áo như của hồi môn. Bởi vậy, váy thêu đẹp trở thành tài sản của người phụ nữ, cũng vì thế đối với những cô bé Mông, việc học thêu thùa là một bổn phận như phải lo cái mặc cho gia đình. Khi đã trở thành người vợ, người mẹ, phụ nữ Mông vẫn tiếp tục thêu in nhiều mẫu hoa văn, lo cho chồng con mặc đẹp”.

Váy được trang trí đẹp, là thước đo độ khéo tay của phụ nữ Mông. Ngay từ khi còn nhỏ, các bé gái đã cùng mẹ học thêu, in sáp ong lên váy. Không có một khuôn mẫu nhất định, với sự quan sát tinh tế, bằng trí tưởng tượng, đôi tay khéo léo, những người phụ nữ Mông đã không ngừng sáng tạo. Họ tạo ra những hình khối, họa tiết, vẽ sáp, phối mầu chỉ thêu họa tiết trang trí để tạo ra những chiếc váy đẹp độc đáo của riêng mình.

Với người Mông, trang phục không chỉ đơn thuần là chuyện “mặc” mà phía sau là cả những câu chuyện văn hóa, tâm linh của cả một tộc người, ẩn chứa nét riêng để làm đẹp và phân biệt các nhóm người Mông khác nhau. Ngày nay, nhu cầu của giới trẻ về “gu” thời trang có nhiều đổi mới, các đường nét trên trang phục của người Mông ngày càng đa đạng, hiện đại hơn. Tuy nhiên, vẫn giữ được giá trị đặc sắc, không làm mất đi khuôn mẫu trang phục truyền thống của dân tộc. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Sự kiện - Bình luận - Ngọc Ánh - 3 giờ trước
Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Phóng sự - Phạm Tiến - 3 giờ trước
Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tả Lèng mùa nước đổ...

Tả Lèng mùa nước đổ...

Phóng sự - Thuỳ Giang - 3 giờ trước
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một quang cảnh vùng non cao hoang sơ và trầm mặc.
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương cho tỉnh Quảng Nam với hơn 87 tỷ đồng để tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 4 giờ trước
Chiều 15/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân, chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Vào 15 giờ ngày 13/5, tại lò chợ mức -190/-170 vỉa 14.11, Phân xưởng Khai thác 7, Công ty Than Quang Hanh – TKV, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) xảy ra sự cố làm 03 công nhân tử vong và 01 công nhân bị thương.
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Thời sự - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, từ ngày 2-8/6, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều nài ngựa ở các tỉnh thành tham gia.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.