Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phong tục ở rể nhiều ý nghĩa của người Dao

PV - 16:03, 16/09/2020

Tục ở rể là một trong những phong tục tập quán truyền thống của nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam, thường gặp nhất ở dân tộc Dao. Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, phong tục này tưởng chừng không còn phù hợp, nhưng hiện nay, ở các vùng núi cao và xa trung tâm thành thị, tục ở rể vẫn tồn tại cùng với quan niệm mẫu hệ rất rõ.

Anh Phùng Láo Lù tại xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Thụy Văn
Anh Phùng Láo Lù tại xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Thụy Văn

Tôi đi cùng với cán bộ Đồn Biên phòng A Mú Sung, BĐBP Lào Cai đến nhà một gia đình người Dao ở xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai để khảo sát tình trạng nhà ở nhằm giúp đỡ và hỗ trợ hộ dân này xây nhà mới. Chúng tôi phải chờ rất lâu, gia chủ mới bỏ dở việc đang làm là chăm hoa màu từ nương về nhà tiếp khách. Và ngạc nhiên hơn nữa là anh Phùng Láo Lù, 25 tuổi, trụ cột của gia đình đã lấy vợ nhưng đi ở rể tận một làng rất xa đã gần 3 năm trời, chỉ thỉnh thoảng về nhà làm nương rồi lại đi. Ngôi nhà của anh Lù luôn quạnh quẽ, neo người, thiếu lao động và các thành viên còn lại thì ốm yếu, đuối sức dần. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến gia đình này không thể thoát nghèo trong khi bà con làng trên xóm dưới ở Nậm Chạc đều hào hứng trồng mới nhiều diện tích cây ăn quả để làm giàu.

Phùng Láo Lù kể, anh sống ở đằng nhà vợ từ cách đây gần 3 năm do lúc lấy không lo đủ tiền thách cưới của nhà gái. Vợ anh cũng là người Dao ở huyện bên nên cả hai gia đình thống nhất là anh sẽ ở rể theo phong tục truyền thống. Thường thì 3 năm sẽ hết hạn và người đàn ông nghèo sẽ được mang cả vợ, con về nhà mình. Phùng Láo Lù nói, anh ở bên nhà vợ, được coi như con cái trong nhà, làm lụng, vun vén cho nhà vợ và thỉnh thoảng lại về nhà mình làm nương, khá vất vả vì đóng hai vai và khối lượng công việc gấp đôi. Tuy nhiên, anh chưa quyết định là lúc nào sẽ về lại nhà mình. Ở trong vùng này, vẫn luôn có người dân tộc Dao lấy vợ đi ở rể như anh. Đó là phong tục tập quán lâu đời và cũng là cách để những người nghèo lập gia đình. Còn nhà gái thì thách cưới nhiều tiền bạc, cỗ bàn cũng do phong tục cũ quy định thế và bên gia đình nào cũng muốn giữ phong tục truyền thống của dân tộc Dao.

Trên thực tế, phong tục ở rể hiện nay đã dần được bãi bỏ ở nhiều vùng dân tộc thiểu số do đời sống ngày càng đi lên, việc hội nhập, giao thoa văn hóa với các dân tộc khác khiến người Dao bỏ dần những tập tục không phù hợp với xã hội hiện đại. Trước đây, thanh niên nghèo lấy vợ giàu sang cả đời ở rể. Sâu xa của tục ở rể là tín ngưỡng thờ Mẫu, coi trọng người phụ nữ, người sinh sản của dòng tộc cũng là người am hiểu tục lệ, thờ tự tổ tiên. Chế độ mẫu hệ có thể không còn rõ nét nhưng tục ở rể chính là linh hồn của tín ngưỡng phồn thực, coi trọng sự sinh sôi, di truyền và nối dõi. Bởi vì ở gia đình có chàng rể mới, nếu cặp vợ chồng sinh con thì sẽ được về nhà bên nội trước thời hạn, chứ không quy định là 3 năm hay 5 năm. Hoặc nhà gái nếu có thanh thế, quyền lực thì sẽ quyết định chàng trai ở lại đến khi họ có 2 con, mỗi đứa con ở một gia đình, một mang họ bố, một mang họ mẹ, hay là chàng rể sẽ ở lại bên vợ cả đời, như con đẻ của gia tộc bên vợ.

Tìm hiểu về tục ở rể của người Dao một cách thấu đáo sẽ hiểu ý nghĩa sâu xa của quan niệm nhân sinh nhất quán của họ. Người Dao không phân biệt đối xử và không trọng nam, khinh nữ và ngược lại. Khi gia đình nào có được chàng rể hiền lành, tháo vát đến ở thì được xem là có phúc thêm người, thêm của. Nếu chàng trai cảm kích thâm tình của nhà vợ thì ở lại luôn, quyết định làm lễ cấp sắc và đổi họ luôn sang họ của bố vợ. Rất nhiều trường hợp người quản lý nhân khẩu ở địa phương lúng túng vì các thanh niên sau khi lấy vợ bỗng nhiên đổi họ, sai lệch hồ sơ nhân thân. Khi làm thủ tục hành chính thì tìm mãi không ra người, khi lập hồ sơ để phát triển đảng viên thì sau khi làm hồ sơ xong, thanh niên lấy vợ đổi họ làm người làm hồ sơ đi tìm không thấy có ai tên như trong hồ sơ.

Xét về tính cố kết và hương ước dòng tộc nhiều đời của các dân tộc thiểu số có thể thấy tục ở rể đã từng là cứu cánh của rất nhiều chàng trai mồ côi, nghèo khó, neo đơn. Nếu không chọn cách ở rể thì có những người không thể lập gia đình do tục lệ thách cưới bằng lễ vật, tiền bạc số lượng lớn. Những lễ vật này là đồ cúng tổ tiên, hồi môn cho gia đình nhà gái và cũng là quà tặng chia cho các gia đình trong dòng họ nên không thể thiếu được. Bên cạnh đó, việc ở rể cũng là niềm vui, sự kéo dài tính trường tồn của những gia đình chỉ có con gái. Lẽ tất nhiên là nếu chàng trai ở rể hoàn toàn gia nhập gia đình vợ thì phải đổi họ. Việc này liên quan đến quyền thừa kế, trách nhiệm thờ cúng tổ tiên nhà vợ và con cái cũng phải mang họ vợ để dòng họ truyền nhiều đời.

Người Dao chỉ làm lễ cấp sắc một lần cho thanh niên khi lớn lên và được coi là lễ trưởng thành nên thường thì các gia đình nghèo không có đủ tiền làm lễ quan trọng này. Khi chàng trai đi lấy vợ ở rể cả đời thì bên vợ cấp sắc và nhận người vào họ luôn. Chàng trai đi lấy vợ xác định ở rể thì đó cũng là lễ tiễn người và “cắt khẩu”. Đó là tục lệ nhân văn nhằm nhân lên thanh thế các dòng tộc và tăng cường tính cố kết cộng đồng.

Các dân tộc khác không có lễ cấp sắc như người Dao thì đều có những hình thức cam kết khác đối với chàng trai ở rể. Đối với người Dao, các bài thuốc dân gian bí truyền của họ thường chỉ truyền cho con gái và dù chàng trai ở rể được coi như con cái trong gia đình nhưng bài thuốc không bao giờ truyền cho con rể. Một vài dân tộc khác có nghề thủ công mỹ nghệ cũng truyền cho con gái, lý giải vì sao những trang sức quý giá đều được truyền đời từ mẹ sang con gái và chỉ vài đời sau là những trang sức này mất dấu, không biết lưu lạc ở đâu, hoặc thất thoát không tìm lại được.

Tục ở rể là phong tục nhiều tầng ý nghĩa và là điều đáng lưu ý đối với việc quản lý nhân khẩu cũng như hoạch định chiến lược phát triển kinh tế địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Tin nổi bật trang chủ
Tiếp tục thể chế chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

Tiếp tục thể chế chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

Đảng ta luôn xác định, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển. Việc thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc là một đảm bảo quan trọng cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Chủ trương đó đã được thể chế hóa bằng các nghị quyết, nghị định, quyết định và văn bản quy phạm pháp luật để triển khai trong thực tiễn.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 1 giờ trước
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 2 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 2 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 2 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 2 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Du lịch - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đã có 142.800 lượt khách đến Hà Giang, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023, công suất buồng phòng đạt 75 - 80%. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Pháp luật - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Hà Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam phục vụ điều tra đối với 2 đối tượng có hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.